Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Sơn La Hoàng Xuân Trương cho biết, trong 18 năm qua, đặc biệt 8 tháng đầu năm 2020, dù gặp phải dịch bệnh COVID-19 lan rộng, nhưng với quyết tâm vượt mọi khó khăn, chủ động bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và địa phương, toàn đơn vị vẫn huy động, tạo lập được nguồn vốn lớn và tổ chức thực hiện hiệu quả 17 chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương.

Cơ ngơi theo mô hình VAC từ nguồn vốn ưu đãi của bà Trần Thị Tuyết, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu.
Cơ ngơi theo mô hình VAC từ nguồn vốn ưu đãi của bà Trần Thị Tuyết, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu.

Doanh số cho vay trong 8 tháng đầu năm 2020 của NHCSXH tỉnh Sơn La đạt 656 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt trên 410 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đến nay lên gần 4.700 tỷ đồng, với hơn 140 nghìn khách hàng còn dư nợ, đạt 98,8% kế hoạch năm; nợ quá hạn xuống còn 0,08% tổng dư nợ.

Toàn bộ nguồn vốn tạo lập và huy động; kể cả nguồn ngân sách từ UBND tỉnh, huyện ủy thác 127 tỷ đồng, đã được những cán bộ tín dụng chính sách không ngại suối sâu, đèo cao, thiên tai, dịch bệnh, bền bỉ chuyển tải nhanh chóng, an toàn về các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn ở 5 huyện nghèo 30a như: Phú Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp và đến tận nơi ở của các đối tượng là hộ nghèo, hộ đồng bào Thái, Tày, Mông, Dao… khắp địa bàn tỉnh.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gần 17 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở Sơn La có điều kiện chủ động SXKD, tăng thu nhập tạo việc làm mới, xây dựng công trình nước sạch, nhà ở vững chắc; đầu tư chăn nuôi được 21 nghìn con trâu, bò; mở rộng, thâm canh 15.637ha vườn cây ăn quả đặc sản như xoài, chanh leo lòng vàng, thanh long ruột đỏ. Đặc biệt, hỗ trợ các huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn khai hoang, phục hóa 610ha ruộng nước, 600ha ruộng bậc thang, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt hướng nạc, nuôi cá lồng bè. Từ đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 35,44% năm 2016 xuống còn 29,7% năm 2019.

Nậm Lanh là xã biên giới của huyện Sốp Cộp. Những năm trước, đói, nghèo là “bạn đồng hành lưu niên” của người Mông, người Dao. Để thực hiện công tác giảm nghèo hiệu quả, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền để cán bộ, nhân dân nhận thức rõ và đúng về chính sách ưu đãi của Đảng, chính phủ. Từ đó, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn vay vốn chính sách, sử dụng vốn vay cải tạo đất đồi, lập vườn trồng cây ăn quả và xây dựng các mô hình chăn nuôi đại gia súc.

Bí thư Đảng ủy xã Nậm Lanh Tòng Văn Yêm cho biết: Từ khi được hỗ trợ 30 tỷ đồng vốn ưu đãi của NHCSXH huyện thông qua các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, Nậm Lanh chuyển đổi được 124ha cây ăn quả, phát triển đàn trâu bò trên 4.300 con; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,64%.

Cùng với Sốp Cộp, huyện Yên Châu cũng tích cực triển khai các biện pháp giảm nghèo, trong đó chú trọng khích lệ nhân dân vay vốn, sử dụng vốn chính sách phát triển, các loại xoài, thanh long, rau an toàn theo công nghệ Viet Gap. Phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi sôi nổi và làm xuất hiện nhiều tấm gương tiên tiến về sử dụng vốn vay hiệu quả, thoát nghèo nhanh, làm giàu chính đáng.

Mô hình kinh tế vườn ao chuồng (VAC) của anh Hoàng Văn Quyết ở bản Mo xã Chiềng Sang, huyện Yên Châu đang được nhiều người biết đến bởi có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Những năm qua, anh Quyết đã tận dụng lợi thế đất đai và vốn vay ưu đãi, khai hoang phục hóa nương đồi, cải tạo vườn tạp, xây dựng chuồng trai chắc chắn để nuôi bò sinh sản, lợn nái, kết hợp với trồng nhãn Hương Chi, bưởi da xanh, mía đường. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên đồi rừng, vườn cây ăn quả xanh tốt quanh năm, đàn gia súc béo khỏe, không bị dịch bệnh. Nguồn thu nhập từ mô hình kinh tế tổng hợp đã giúp vợ chồng anh Quyết xây nhà 2 tầng thoáng đãng, mua sắm máy cày đất, máy xay xát ngô lúa phục vụ nhân dân thôn bản.

Công cuộc giảm nghèo của tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu to lớn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện công cuộc này suốt 18 năm qua. Thời gian tới, các cấp, cấp ngành trên địa bàn, NHCSXH tiếp tục dốc sức tăng trưởng nguồn vốn đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có đủ điều kiện và nhu cầu đều được tiếp cận thuận lợi với các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cấp và phấn đấu đạt hiệu quả công tác cao nhất trong nhiệm vụ phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với an ninh xã hội để nghèo khổ, lạc hậu ở Sơn La sớm được đẩy lùi.

ĐÔNG DƯ
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách cùng người nghèo Đà Bắc vượt khó

Đinh Thắng |

Là huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình, những năm qua, tín dụng chính sách đã cùng người dân Đà Bắc vượt khó để phát triển kinh tế, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Từ vốn chính sách đã có nhiều hộ dân tìm được hướng đi phù hợp trong nỗ lực vượt lên thoát nghèo.

Dấu ấn tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất khó

Thảo Lan |

Tỉnh Sơn La có 12 huyện, thành phố; 204 xã, phường, thị trấn thì có tới 5 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng đất nhiều gian khó như huyện Quỳnh Nhai thì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực sự là nguồn lực quan trọng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống, thậm chí nhiều hộ đã từng bước vươn lên làm giàu.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần ngăn chặn tín dụng đen

Cẩm Văn |

Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh từ 14,2% xuống chỉ còn 4,25% với hơn 2,1 triệu hộ thoát nghèo trên địa bàn cả nước cùng với hơn 1,3 triệu lao động được tạo việc làm mới là những kết quả nổi bật được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội được tổ chức hôm qua (15.7). Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Tín dụng chính sách cùng người nghèo Đà Bắc vượt khó

Đinh Thắng |

Là huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình, những năm qua, tín dụng chính sách đã cùng người dân Đà Bắc vượt khó để phát triển kinh tế, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Từ vốn chính sách đã có nhiều hộ dân tìm được hướng đi phù hợp trong nỗ lực vượt lên thoát nghèo.

Dấu ấn tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất khó

Thảo Lan |

Tỉnh Sơn La có 12 huyện, thành phố; 204 xã, phường, thị trấn thì có tới 5 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng đất nhiều gian khó như huyện Quỳnh Nhai thì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực sự là nguồn lực quan trọng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống, thậm chí nhiều hộ đã từng bước vươn lên làm giàu.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần ngăn chặn tín dụng đen

Cẩm Văn |

Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh từ 14,2% xuống chỉ còn 4,25% với hơn 2,1 triệu hộ thoát nghèo trên địa bàn cả nước cùng với hơn 1,3 triệu lao động được tạo việc làm mới là những kết quả nổi bật được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội được tổ chức hôm qua (15.7). Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến dự và chỉ đạo hội nghị.