Năng lượng xanh góp phần xanh hoá ngành dệt may Việt Nam

Trà My |

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó đáng chú ý, quy hoạch đặt mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng theo hướng phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện.

Phát triển năng lượng xanh có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế xanh đang là xu hướng toàn cầu.

Nếu không thay đổi, Việt Nam có thể dần đánh mất lợi thế cạnh tranh. Trao đổi với phóng viên, TS Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế cho biết: “Cách đây 7-10 năm việc đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất của Bangladesh kém Việt Nam, thế nhưng hiện nay ngành dệt may của Bangladesh đáp ứng tiêu chuẩn ESG tốt hơn Việt Nam. Trong giai đoạn khó khăn nay, dệt may của Bangladesh vẫn tốt trong khi tại Việt Nam đơn hàng giảm 30%”.

Bộ tiêu chuẩn ESG (Environmental - Social - Governance) là một bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp bao gồm các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Câu chuyện cần "xanh hóa" dệt may, phát triển bền vững là yếu tố bắt buộc để cạnh tranh.

Hiện ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết: “Từ cuối quý III/2022, đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may giảm 15%, đơn giá giảm 20-30%, thậm chí 40-50%. Đó là những điều trước đây chưa từng xảy ra. Ngoài ra, sau khi COVID-19 hạ nhiệt, đơn hàng tập trung rất lớn nên sản xuất ổn định, sản lượng lớn. Nhưng khi thế giới xuất hiện biến động thì hàng hoá không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho lên tới khoảng 25%. Khó khăn này kéo dài sang năm 2023, các doanh nghiệp phá sản, giải thể rất lớn, cao hơn số doanh nghiệp trở lại hoạt động”.

Ông Trương Văn Cẩm cho biết, các quy chuẩn và đánh giá sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ngày càng cao dựa trên mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp về trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, xã hội và người tiêu dùng toàn cầu trước khi các sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Tại COP26, Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Trong quá trình phát triển, Việt Nam dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô trong nước (than, dầu, thép). Kể từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đang chuyển dần từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh trong chiến lược phát triển dài hạn quốc gia.         

Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050.

Kết quả này nhằm hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP.

 
Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời góp phần tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.      Ảnh: EVN

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).


Trà My
TIN LIÊN QUAN

Dự án Kim Chung – Di Trạch tái sinh, Vietracimex đem thế chấp làm dự án năng lượng

Quang Dân |

Sau hơn 2 năm dự án Kim Chung – Di Trạch nhận được quyết định “tái sinh”, việc nổi bật nhất mà dự án mang lại cho Vietracimex chính là trở thành tài sản đảm bảo để doanh nghiệp này huy động vốn cho các dự án phát triển năng lượng. Trong khi đó, bản thân dự án vẫn chưa thể hoàn thiện.

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam

HƯƠNG GIANG |

Năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng trên thế giới hiện nay khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

Tiếp cận năng lượng xanh từ sớm, ngành dệt may tiết kiệm tới 20% tiền điện

Đức Mạnh |

Do tiếp cận sớm với năng lượng xanh, ngành dệt may đã có thể tiết kiệm từ 10 - 15%, thậm chí 20% tiền điện so với trước đây.

Tổng thống Ukraina Zelensky dự hội nghị thượng đỉnh G7

Thanh Hà |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky sẽ dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật Bản trong ngày 19.5.

Nhìn lại danh mục đầu tư của DIC Corp tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Thanh Giang |

Theo báo cáo thường niên của DIC Corp, hiện nay, doanh nghiệp đang triển khai 3 dự án với tổng vốn đầu tư gần 13.000 tỉ đồng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mới đây, dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu đã dính lùm xùm với thông tin thiếu diện tích nhà ở xã hội (NOXH).

Hàng trăm hộ dân thiếu nước sạch bên công trình tiền tỉ hư hỏng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi phải sống khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt, hoặc phải sử dụng nước bị nhiễm phèn. Trong khi đó, công trình cung cấp nước sinh hoạt được đầu tư hàng tỉ đồng lại không phát huy công năng.

Máy móc thẩm mỹ viện Wonjin bày ra chỉ để che lấp việc tiêm chất làm đầy

NHÓM PV |

Theo bác sĩ Cao Ngọc Duy, Chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Phó Trưởng khoa Hàm mặt Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, hiện nay không có bất kể một máy móc nào có thể khiến tăng sinh nhu mô tuyến vú. Việc Viện thẩm mỹ quốc tế Wonjin sử dụng các máy móc để quảng cáo về dịch vụ “Ứng dụng siêu công nghệ tái cấu trúc vòng 1 Hipo Lipid” chỉ là động tác để che lấp đi động tác tiêm chất làm đầy (filler) vào vòng 1 của khách hàng sau đó.

Vụ án Alibaba, y án chung thân đối với Nguyễn Thái Luyện

Anh Tú |

Sáng 19.5, cấp phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã đưa ra phán quyết đối với Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba với số tiền chiếm đoạt 2.446 tỉ đồng.

Dự án Kim Chung – Di Trạch tái sinh, Vietracimex đem thế chấp làm dự án năng lượng

Quang Dân |

Sau hơn 2 năm dự án Kim Chung – Di Trạch nhận được quyết định “tái sinh”, việc nổi bật nhất mà dự án mang lại cho Vietracimex chính là trở thành tài sản đảm bảo để doanh nghiệp này huy động vốn cho các dự án phát triển năng lượng. Trong khi đó, bản thân dự án vẫn chưa thể hoàn thiện.

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam

HƯƠNG GIANG |

Năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng trên thế giới hiện nay khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

Tiếp cận năng lượng xanh từ sớm, ngành dệt may tiết kiệm tới 20% tiền điện

Đức Mạnh |

Do tiếp cận sớm với năng lượng xanh, ngành dệt may đã có thể tiết kiệm từ 10 - 15%, thậm chí 20% tiền điện so với trước đây.