Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản để xuất khẩu bền vững

Phong Nguyễn (thực hiện) |

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT) trả lời PV Lao Động về việc chuẩn bị cho xuất khẩu (XK) chính ngạch bền vững sang thị trường Trung Quốc và việc quản lí mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ mở rộng quy mô XK.

* Thưa ông, số lượng trái cây XK của Thái Lan theo diện chính ngạch sang Trung Quốc nhiều hơn của Việt Nam, trong khi ta có đường biên giới gần hơn?

- Sở dĩ các loại trái cây của Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc theo diện chính ngạch nhiều hơn của Việt Nam, vì Thái Lan có kí nghị định thư trước chúng ta nhiều năm, trong khi nước ta đến năm 2000 mới bắt đầu đàm phán với phía Trung Quốc. Như vậy, phải thừa nhận thực tế là sự chậm trễ là do phía chúng ta.

Tuy nhiên, so với tốc độ chung trong 5 năm gần đây, tốc độ đàm phán để kí nghị định thư với Trung Quốc của chúng ta đã ngang bằng, thậm chí nhanh hơn so với Thái Lan. Và hiện tại, Bộ NNPTNT vẫn đang tiếp tục đàm phán để kí được nghị định thư XK những loại trái cây và những sản phẩm khác sang thị trường tiềm năng này.

Cho đến nay, kể cả các mặt hàng truyền thống và các mặt hàng đặt kí kết chúng ta đã có khoảng 16 nghị định thư xuất khẩu các mặt hàng, còn 7 mặt hàng chuẩn bị kí nghị định thư là đang chuẩn hóa lại nhưng trên thực tế là chúng ta đã xuất đi được.

* Thưa ông, một số mặt hàng XK của Thái Lan sang Trung Quốc có tần suất lấy mẫu kiểm tra thấp hơn của Việt Nam là vì sao?

- Cần phải hiểu rằng, đây là tần suất lấy mẫu kiểm tra chứ không phải là lấy số lượng hàng hóa đó sang kiểm tra. Đây là 2 việc khác nhau. 10 lô hàng sang thì cả 10 lô hàng Trung Quốc vẫn phải thực hiện kiểm tra nhưng tần suất lấy mẫu khác nhau. Đây cũng là vấn đề chúng ta đang quan tâm.

Theo quy định của phía Trung Quốc, trong 1 năm nếu đánh giá cho thấy, hàng hóa đó sang Trung Quốc đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch của họ, không có lô hàng bị vi phạm thì họ sẽ giảm tần suất lấy mẫu kiểm tra xuống còn 1% và nếu tiếp tục làm tốt hơn nữa thì họ cũng chỉ kiểm tra bên ngoài chứ chưa chắc đã cần lấy mẫu kiểm tra bên trong.

Như vậy, nếu chúng ta càng làm tốt, càng kiểm soát tốt và không có vi phạm quy định của họ thì tần suất sẽ giảm dần.

* Thưa ông, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, hàng hóa XK sang thị trường này đều phải được cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói. Để đảm bảo không có vi phạm, việc kiểm tra, giám sát mã vùng trồng được thực hiện như thế nào?

- Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã kí văn bản, trong đó giao, phân cấp nhiệm vụ cấp và quản lí mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho các địa phương, hay nói cách khác đây là một sự “chuyển” về góc độ nhận thức cũng như tăng cường trách nhiệm của địa phương. Theo đó, các địa phương chủ động trong khâu tiếp nhận hồ sơ, chủ động trong vấn đề đánh giá và tự cấp mã số vùng trồng phục vụ cho việc tiêu thụ.

Trong trường hợp hướng tới XK, thì theo quy định của các nước nhập khẩu mà Bộ NNPTNT đã kí kết với các nước đó, họ yêu cầu thêm quy định nào, thì chúng ta sẽ bổ sung hoàn thiện thêm để đáp ứng các điều kiện đó, làm sao để tăng mã số XK, tăng khả năng đáp ứng được các điều kiện mà phía bạn yêu cầu phải có mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. Cách làm này đã tăng tính chủ động cho địa phương.

Với cách làm như vậy, tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới việc chúng ta đáp ứng số lượng lớn hơn cho các thị trường có yêu cầu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc trong khi chúng ta đang tiếp tục đàm phán mở thêm nhiều loại trái cây khác. Từ đó, chúng ta không chỉ đáp ứng được về lượng, mà cả về chất và duy trì một cách bền vững xuất khẩu nông sản có nguồn gốc trong thời gian tới.

- Xin cảm ơn ông!

Phong Nguyễn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cửa khẩu Lạng Sơn mùa cao điểm xuất khẩu nông sản

Trần Tuấn |

Nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc tăng cao do nhiều loại hoa quả, trái cây trong nước đang vào vụ thu hoạch.

Xuất khẩu nông sản tự tin lập kỳ tích mới

Vũ Long |

Ngành nông nghiệp dự báo xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể mang về 55 tỉ USD, dù năm 2023 còn nhiều khó khăn, thách thức hơn năm ngoái.

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường thành viên RCEP

Vũ Long |

Hiệp định RCEP được đánh giá sẽ mang lại lợi ích cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, trái cây, thủy sản...

Góc nhìn thể thao 112: Huỳnh Như, Thanh Nhã và sự chuyển giao ở tuyển nữ Việt Nam

Nhóm PV |

Đội tuyển nữ Việt Nam đã hội quân trở lại, hướng tới vòng chung kết World Cup nữ 2023. Góc nhìn thể thao số 112, trò chuyện với cựu tuyển thủ Nguyễn Thị Minh Nguyệt để dự đoán về hành trình sắp tới của thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung.

Chiêm ngưỡng bức tranh "cá chép trông trăng" ở cánh đồng lúa tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên cánh đồng lúa vàng Tam Cốc trải dài theo sông Ngô Đồng, người dân đã tạo dựng một bức tranh dân gian “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) với diện tích 10.000m2. Đây là biểu tượng của sự viên mãn, thủy khí dồi dào trợ lực cho sự phát triển du lịch xanh ở vùng đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến.

Nga ký thỏa thuận vũ khí hạt nhân với láng giềng

Thanh Hà |

Thỏa thuận quy định việc triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga tới Belarus để đối phó với hoạt động gia tăng của NATO.

Giá bất động sản có thể giảm khi lãi suất hạ nhiệt

ANH HUY |

Lãi suất tiếp tục hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ là một trong những yếu tố tích cực đưa dòng tiền quay trở lại với thị trường bất động sản.

Gen Z khởi nghiệp, không nên hi vọng đầu tư ăn xổi lãi nhanh

Vân Hà |

Ông Lê Sơn Tùng - Tổng Giám đốc Chứng khoán Agribank (Agriseco) - cho rằng, muốn khởi nghiệp tốt thì phải có lợi thế cạnh tranh. Từ lợi thế cạnh tranh thì mới sinh lời. Các nhà đầu tư trẻ không nên hi vọng đầu tư ăn xổi lãi nhanh.

Cửa khẩu Lạng Sơn mùa cao điểm xuất khẩu nông sản

Trần Tuấn |

Nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc tăng cao do nhiều loại hoa quả, trái cây trong nước đang vào vụ thu hoạch.

Xuất khẩu nông sản tự tin lập kỳ tích mới

Vũ Long |

Ngành nông nghiệp dự báo xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể mang về 55 tỉ USD, dù năm 2023 còn nhiều khó khăn, thách thức hơn năm ngoái.

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường thành viên RCEP

Vũ Long |

Hiệp định RCEP được đánh giá sẽ mang lại lợi ích cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, trái cây, thủy sản...