Năm 2024, nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro có xu hướng tiếp tục tăng

Minh Ánh |

Theo dự báo của giới phân tích, tín dụng năm 2024 tăng trưởng ở mức 12%. Trong khi đó, nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro tiếp tục tăng, việc xử lý nợ xấu vẫn sẽ gặp khó khăn do khoảng trống pháp lý.

Tín dụng năm 2024 sẽ tăng trưởng đến đâu?

Theo báo cáo chiến lược mới công bố của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), ngành ngân hàng trải qua một năm với nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế kém khả quan.

Nói về động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024, KBSV dự báo, tăng trưởng tín dụng năm 2024 xoay quanh mức 12-13% trong bối cảnh triển vọng kinh tế chung chưa hồi phục quá mạnh.

"Động lực tăng trưởng chủ yếu sẽ đến từ mặt bằng lãi suất thấp thúc đẩy nhu cầu tín dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất cùng với kỳ vọng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ phát huy tác dụng, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, yếu tố từ những vướng mắc về pháp lý trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục được tháo gỡ, giúp thị trường này sớm đi qua giai đoạn suy thoái. Một động lực khác đến từ thị trường trái phiếu cần thêm thời gian từ 2-3 năm nữa để quay trở lại tăng trưởng mạnh như trước đây, trong khi đó kênh huy động vốn qua ngân hàng sẽ vẫn được ưu tiên" - KBSV cho biết.

Đơn vị này nhận định, ngành ngân hàng trong năm 2024 sẽ còn phải đối diện với một vài khó khăn trong thời gian tới, nhưng nhìn chung, bức tranh tổng thể của toàn ngành đã xuất hiện nhiều điểm sáng. Đáng chú ý, khi bất động sản phục hồi, một số ngân hàng sẽ được hưởng lợi và trên cơ sở đó, sẽ có mức tăng trưởng hấp dẫn.

Cùng dự báo về triển vọng của ngành ngân hàng, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCBS) cho biết, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục duy trì mức 12% trong năm 2024.

"Tăng trưởng tín dụng chịu áp lực từ nền kinh tế và thị trường bất động sản chậm phục hồi, tuy nhiên mặt bằng lãi suất hạ nhiệt xuống mức thấp tạo lực đẩy cho nhu cầu vay vốn, đặc biệt là tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Danh mục trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng dự kiến duy trì ổn định" - báo cáo phân tích nêu rõ.

Nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro có xu hướng tiếp tục tăng

VCBS nhận định, tỉ lệ nợ xấu nội bảng và mức trích lập dự phòng dự kiến sẽ chưa tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2024 nhờ Nghị định 08 hỗ trợ gia hạn trái phiếu doanh nghiệp và Thông tư 02 cho phép tái cơ cấu các khoản vay.

Dù báo cáo tài chính quý IV của các ngân hàng chưa được công bố nhưng nhìn lại thời điểm cuối quý III/2023, tỉ lệ nợ xấu nội bảng (nợ xấu tại các ngân hàng) tăng lên 2,2% từ mức 1,6% cuối năm 2022.

Tỉ lệ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) cũng tăng lên 2,3% từ mức 1,8% cuối 2022 tuy nhiên đã giảm theo quý khi một phần nợ quá hạn chuyển sang danh mục tái cơ cấu.

Tỉ lệ nợ ngoại bảng VAMC của các ngân hàng niêm yết ở mức 0,32%, bao gồm khoảng 0,22% đến từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Ngân hàng Sacombank, mã cổ phiếu STB - sàn HoSE).

Tuy nhiên, theo VCBS, hoạt động xử lý nợ xấu tiếp tục gặp khó khăn do thị trường bất động sản vẫn trầm lắng và bất động sản là tài sản bảo đảm chính cho phần lớn các khoản vay.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 hết hạn vào 31.12.2023 trong khi Luật các Tổ chức Tín dụng sửa đổi chưa được thông qua tạo ra khoảng trống pháp lý cho việc xử lý nợ xấu.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Hơn 14.000 người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ tại Bắc Ninh

TRÍ MINH |

Ngày 30.12, thông tin từ Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã có hơn 14.000 người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết 94 của Quốc hội về khoanh nợ thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp.

Nếu không gia hạn Thông tư 02, nợ xấu sẽ tăng nhanh trong 2 năm tới

Anh Kiệt |

Khi hiệu lực của Thông tư 02 hết hạn vào ngày 30.6.2024, áp lực trích lập cho các khoản nợ tái cơ cấu hoặc các khoản nợ xấu không được tái cơ cấu sẽ gia tăng.

Hai ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu gia tăng và "ôm" nợ xấu nhiều nhất

Minh Ánh |

Không chỉ tăng lên về tổng nợ xấu, nhiều ngân hàng có nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh.

Tập đoàn Delta tăng vốn khủng sau ồn ào nợ bảo hiểm xã hội

Quang Dân |

Hồi đầu tháng 12.2023, Tập đoàn Delta và các thành viên trong hệ sinh thái của mình xuất hiện trong danh sách các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội công bố.

Sự thực đằng sau vụ nợ lương viên chức giáo dục ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Sáng 3.1, để làm rõ thực hư việc TP. Thanh Hóa được cho là nợ lương của 3 viên chức và 1 hợp đồng lao động, Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với những người liên quan.

Tước danh hiệu CAND đối với hung thủ vụ tử thi nữ bên sông Hàm Luông

Thành Nhân |

Liên quan vụ phát hiện tử thi nữa tại bờ sông Hàm Luông, qua kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre xác định Trung úy Ngô Minh Thông - cán bộ Công an thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) thực hiện vụ giết người, rồi vứt xác để phi tang. Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã thi hành quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Ngô Minh Thông.

Đứt gãy gây ra động đất Nhật Bản dài tới 150km

Thanh Hà |

Đường đứt gãy gây ra động đất ở miền trung Nhật Bản ngày đầu năm mới 2024 có thể kéo dài khoảng 150km bên dưới bán đảo Noto.

Chuyện buồn từ việc giải phóng mặt bằng dự án đường 988 tỉ đồng ở Lạng Sơn

Tô Công |

Lạng Sơn - Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn từ Km3+700 đến Km18 đi qua huyện Cao Lộc gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng bởi nhiều lý do khác nhau.

Hơn 14.000 người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ tại Bắc Ninh

TRÍ MINH |

Ngày 30.12, thông tin từ Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã có hơn 14.000 người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết 94 của Quốc hội về khoanh nợ thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp.

Nếu không gia hạn Thông tư 02, nợ xấu sẽ tăng nhanh trong 2 năm tới

Anh Kiệt |

Khi hiệu lực của Thông tư 02 hết hạn vào ngày 30.6.2024, áp lực trích lập cho các khoản nợ tái cơ cấu hoặc các khoản nợ xấu không được tái cơ cấu sẽ gia tăng.

Hai ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu gia tăng và "ôm" nợ xấu nhiều nhất

Minh Ánh |

Không chỉ tăng lên về tổng nợ xấu, nhiều ngân hàng có nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh.