Chuyện buồn từ việc giải phóng mặt bằng dự án đường 988 tỉ đồng ở Lạng Sơn

Tô Công |

Lạng Sơn - Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn từ Km3+700 đến Km18 đi qua huyện Cao Lộc gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng bởi nhiều lý do khác nhau.

Nhiều vấn đề cần giải quyết

Được triển khai từ năm 2020, thế nhưng dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn từ Km3+700 đến Km18 đến nay vẫn chưa thể thông tuyến do nhiều vị trí vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng. Những ngày đầu năm, phóng viên Báo Lao Động đã đến xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, là nơi "nóng" nhất trong câu chuyện mắc giải phóng mặt bằng.

Từ sáng sớm, hàng chục hộ dân với rất nhiều những hồ sơ, giấy tờ liên quan đến đất đai, phương án bồi thường, thậm chí là quyết định ly hôn của tòa án... gặp phóng viên để bày tỏ những lo lắng, thắc mắc, những mong muốn của mình.

Từng người dân phản ánh nội dung vướng mắc của gia đình mình với phóng viên. Ảnh: Tô Công.
Người dân phản ánh sự việc với phóng viên. Ảnh: Tô Công

Qua khảo sát, có thể thấy 2 nguyên nhân chủ yếu khiến người dân chưa đồng ý nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho dự án: Chưa rõ mình có thuộc diện được bố trí đất tái định cư hay không; số tiền bồi thường thấp (bằng 50% giá trị tài sản) do xây dựng nhà và các công trình trên đất nông nghiệp (diện xây dựng trước năm 2014).

Đơn cử về việc tái định cư có hộ bà Hoàng Thị Huệ (tại thôn Bắc Đông I, xã Gia Cát). Bà Huệ và chồng đã ly hôn từ năm 2017 (có quyết định ly hôn của tòa án). Tuy nhiên, vì không còn nhà ở và đất ở nào khác, bà Huệ và chồng cũ đã chia đôi diện tích ngôi nhà để sinh sống, tất cả sinh hoạt đều riêng tư.

Nay, bà Huệ lo lắng, chưa đồng ý nhận kinh phí bồi thường của dự án, vì nếu không được tái định cư thì bà Huệ sẽ không còn chỗ ở, kinh tế vốn đã khó khăn, không thể mua đất và xây nhà mới (bà Huệ được xác định bồi thường 131 triệu đồng).

Ngôi nhà của hộ gia đình ông Nông Văn Dùng tại thôn Hợp Tân, xã Gia Cát xây dựng trên đất nông nghiệp từ năm 2010. Ảnh: Tô Công.
Ngôi nhà của hộ gia đình ông Nông Văn Dùng (tại thôn Hợp Tân, xã Gia Cát) xây dựng trên đất nông nghiệp từ năm 2010. Ảnh: Tô Công

Hoặc trường hợp của gia đình anh Trần Văn Dũng (tại thôn Bắc Nga, xã Gia Cát) là một trong các trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2014, được xác định bồi thường 50% giá trị cho toàn bộ nhà và các công trình trên đất với tổng số tiền là 269 triệu đồng.

Nay, anh Dũng chưa đồng ý nhận tiền bồi thường. Lý do vì kinh tế khó khăn, không có đất ở, ngôi nhà là tài sản giá trị nhất, nếu giải tỏa cho dự án, anh Dũng không thể mua đất, xây nhà để ổn định cuộc sống.

"Nhà tôi đã sống ở đây nhiều đời, từ trước đến nay đa phần nhà ai có đất thì cứ thế mà xây nhà. Nhiều nơi đất không có sổ đỏ, các hộ phân chia ranh giới đất theo kiểu ước lượng từ thời cha ông để lại. Nhà tôi xây từ năm 2012. Từ khi bắt đầu xây cho đến khi ở, rồi trước khi có dự án, không có cơ quan nào đến nhắc nhở việc xây nhà trên đất nông nghiệp là sai" - anh Dũng chia sẻ.

Ngôi nhà của anh Dũng nằm giữa quy hoạch tuyến đường dự án. Ảnh: Tô Công.
Ngôi nhà của anh Trần Văn Dũng (nhà cấp 4 có mái màu xám) nằm giữa quy hoạch tuyến đường dự án. Ảnh: Tô Công

Một số hộ gia đình khác cũng thắc mắc như 2 trường hợp của bà Hoàng Thị Huệ và anh Trần Văn Dũng. Số ít còn lại băn khoăn về việc xác định, đền bù tài sản trong và ngoài hành lang đường bộ...

Lịch sử để lại

Theo bảng tổng hợp các điểm vướng mắc cục bộ chưa bàn giao mặt bằng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Chủ đầu tư dự án), tính đến ngày 25.12.2023, trên tổng chiều dài hơn 7km tuyến đường dự án đi qua huyện Cao Lộc (xã Hợp Thành và xã Gia Cát), còn 52 trường hợp vướng mắc. Trong đó, có trên 10 trường hợp xây nhà, công trình trên đất nông nghiệp (chưa tính các hộ đã giải phóng mặt bằng).

Qua khảo sát, phóng viên nhận thấy, các hộ gia đình xây dựng công trình trên đất nông nghiệp tại xã Gia Cát chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, kinh tế còn khó khăn, sự hiểu biết các quy định của pháp luật về đất đai rất hạn chế. Cùng với đó, thời điểm xây dựng trên đất nông nghiệp của người dân đã không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, trở thành một tiền lệ xấu.

Một điểm vướng mắc
Một điểm vướng mắc mặt bằng thi công theo bình đồ duỗi thẳng từ Km10+550 đến Km10+660 có tới 4 hộ dân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. Ảnh: Tô Công

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Hoàng Mạnh Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc - cho biết, về thắc mắc của các hộ dân có thuộc diện được tái định cư hay không, huyện đã ghi nhận ý kiến của người dân, báo cáo xin ý kiến lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và sẽ có kết quả trong thời gian tới.

Đối với việc người dân xây dựng công trình trên đất nông nghiệp không được bồi thường hoặc bồi thường mức thấp, dẫn tới việc công tác giải phóng mặt bằng dự án còn nhiều vướng mắc, ông Cường thừa nhận: Công tác quản lý đất đai, xây dựng tại địa phương thời kỳ trước thực hiện chưa tốt, công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai đến người dân chưa có hiệu quả cao.

Các nhà thầu đang huy động nhiều máy móc, phương tiện để thi công dự án. Ảnh: Tô Công.
Các nhà thầu đang huy động nhiều máy móc, phương tiện để thi công dự án. Ảnh: Tô Công

"Trong quá trình giải phóng mặt bằng dự án, tôi và các lãnh đạo của huyện cũng rất xót xa về việc này. Vì vậy, công tác kiểm đếm tài sản, áp giá bồi thường đối với người dân đã được huyện thực hiện đầy đủ, đúng quy định, đảm bảo giảm tối đa sự thiệt thòi của người dân. Đồng thời, huyện cũng đã có báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo tỉnh từng trường hợp để xem xét phương án hỗ trợ.

Qua sự việc này, huyện cũng sẽ tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai đến với người dân. Riêng đối với cấp xã, nếu để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép đất nông nghiệp, Chủ tịch UBND xã sẽ bị xem xét kỷ luật" - ông Cường chia sẻ.

Theo ông Trịnh Tuấn Đông - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn, dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn từ Km3+700 đến Km18 đến nay đã hoàn thành 70% tiến độ. Hiện, toàn tuyến còn khoảng 1,3km chiều dài chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, phần lớn là nhà của các hộ dân.

Dự án này có tổng mức đầu tư là 988,2 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025. Thời gian thực hiện từ năm 2020 đến hết năm 2024.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Nhiều dự án ở Nha Trang gia hạn tiến độ nhưng giải phóng mặt bằng vẫn chậm

Hữu Long |

Khánh Hòa - Dự án đã nhiều lần điều chỉnh, gia hạn tiến độ nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm, dẫn đến không có mặt bằng thi công. Vì vậy, trong số này, Ngân hàng Thế giới đã ngừng tài trợ 10 triệu USD cho hợp phần 2 của Dự án CCSEP Nha Trang.

Giải phóng mặt bằng, xác định giá đất là điểm nghẽn của các dự án ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Giải phóng mặt bằng, xác định giá đất được xác định là “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư và giải ngân vốn các dự án trong những năm qua ở Kiên Giang.

Dự án nghìn tỉ ở Hải Phòng chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng

Hoàng Khôi |

Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa thực địa kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 huyện Thuỷ Nguyên - một trong những dự án giao thông quan trọng của thành phố.

Nhức mắt xe cồng kềnh ngang nhiên tung hoành trên đường phố Hà Nội

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Cuối năm, nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân tăng cao. Chính vì thế mà những chiếc xe chở hàng hóa quá khổ nghênh ngang lưu thông trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Lãnh đạo tỉnh giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp ngay tại bàn ăn

PHƯƠNG ANH |

Nhiều ý kiến, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng giải đáp ngay tại bàn ăn sáng.

Phong tục lì xì thời công nghệ khiến nhiều người "sợ" Tết

NHÓM PV |

Với người Việt thì lì xì trong dịp Tết là một phong tục lâu đời. Nhưng hiện nay, việc lì xì trong thời đại công nghệ khiến nhiều người cho rằng, nét đẹp truyền thống này đang dần bị mai một, biến tướng và thậm chí là sai lệch về ý nghĩa...

Người dùng, giới buôn xe cũ chóng mặt với giá bán ôtô dịp cận Tết

LÂM ANH |

Mặc dù hết chính sách miễn 50% phí trước bạ ôtô, nhưng để tiếp tục kích cầu, các hãng, đại lý tung ra nhiều chính sách, ưu đãi, thậm chí giảm trực tiếp giá bán xe để thu hút khách hàng. Điều này đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc định giá ở thị trường xe cũ cuối năm.

Phát hiện thi thể cháy đen trong xe ôtô bị cháy ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Công an huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) đang khẩn trương điều tra vụ việc một thi thể cháy đen, không còn nguyên vẹn bên trong xe ôtô con.

Nhiều dự án ở Nha Trang gia hạn tiến độ nhưng giải phóng mặt bằng vẫn chậm

Hữu Long |

Khánh Hòa - Dự án đã nhiều lần điều chỉnh, gia hạn tiến độ nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm, dẫn đến không có mặt bằng thi công. Vì vậy, trong số này, Ngân hàng Thế giới đã ngừng tài trợ 10 triệu USD cho hợp phần 2 của Dự án CCSEP Nha Trang.

Giải phóng mặt bằng, xác định giá đất là điểm nghẽn của các dự án ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Giải phóng mặt bằng, xác định giá đất được xác định là “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư và giải ngân vốn các dự án trong những năm qua ở Kiên Giang.

Dự án nghìn tỉ ở Hải Phòng chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng

Hoàng Khôi |

Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa thực địa kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 huyện Thuỷ Nguyên - một trong những dự án giao thông quan trọng của thành phố.