Năm 2023, KTNN sẽ kiểm toán các lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực

Thiên Bình |

Năm 2023, Kiểm toán nhà nước (KTNN) sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 49 nhiệm vụ so với năm 2022, tập trung kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước; những vấn đề, lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; bám sát, phục vụ tích cực các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn vừa ban hành Quyết định số 1482/QĐ-KTNN về việc ban hành Kế hoạch kiểm toán năm 2023 của KTNN.

Trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước, năm 2023, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước và Báo cáo nợ công năm 2022; Thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 tại 16 bộ, cơ quan trung ương gồm: Tòa án Nhân dân tối cao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 tại 11 Bộ, cơ quan Trung ương.

Kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 tại 33 tỉnh/thành phố; Kiểm toán ngân sách địa phương năm 2022 tại 07 tỉnh/thành phố; Kiểm toán ngân sách địa phương và Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 tại 19 tỉnh/thành phố.

KTNN sẽ thực hiện 07 cuộc kiểm toán hoạt động, trong đó tập trung kiểm toán các chủ đề liên quan đến: Bảo vệ môi trường, xử lý rác thải; việc quản lý sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích; nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế; Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La (Đề án 666).

Lĩnh vực chuyên đề, KTNN sẽ thực hiện 23 chuyên đề, trong đó có một số chuyên đề, chủ đề kiểm toán có phạm vi rộng, như: Chuyên đề "Việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022"; Chuyên đề “Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2022”; Chuyên đề “việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2022 tại Bộ Tư Pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và các tỉnh Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu”…; Một số chuyên đề để phục vụ Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: 03 Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và một số chuyên đề thực hiện kiểm toán theo Nghị quyết của Quốc hội gồm: Các chuyên đề liên quan đến Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong đó như "Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm", “công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”…; Chuyên đề “Việc xử lý bù giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn theo Nghị quyết số 42/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội”.

Lĩnh vực xây dựng và việc quản lý vốn đầu tư công, KTNN thực hiện 28 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó, có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1; các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng; dự án đường ven biển Việt Nam, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...

Lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, KTNN thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại 14 Tập đoàn, Tổng công ty và các tổ chức tài chính, ngân hàng.

Lĩnh vực quốc phòng, KTNN thực hiện 11 nhiệm vụ kiểm toán gồm: Việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2022 tại 08 đầu mối; kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2022 tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng sân bay quân sự tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và Dự án nâng cấp, cải tạo Sân bay Chu Lai/Quân chủng Phòng không - Không quân; Kiểm toán chuyên đề Việc quản lý, sử dụng ngân sách thực hiện nhiệm vụ quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế xã hội của các đoàn kinh tế quốc phòng giai đoạn 2020-2022.

Lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng, KTNN thực hiện 05 nhiệm vụ kiểm toán gồm: Các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Công an; 25 công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 17 tỉnh ủy, thành ủy; 01 cuộc kiểm toán chuyên đề và 01 cuộc kiểm toán dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, KTNN sẽ trình ý kiến về dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024.

Kế hoạch kiểm toán năm 2023 đảm bảo tập trung, dân chủ, tránh trùng lặp, chồng chéo với các cơ quan thanh tra, kiểm tra và của KTNN theo đúng tinh thần Nghị quyết số 75/2022/QH15, không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm toán quá 01 lần/năm về cùng 1 nội dung đối với 1 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị và địa phương được kiểm toán; kết hợp hài hòa giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động theo hướng dẫn tăng cường kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động và kiểm toán môi trường, kiểm toán công nghệ thông tin...

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện kiểm toán dự án theo hợp đồng EPC

Thanh Vân |

Trên thực tế, việc triển khai thực hiện kiểm toán đối với các dự án theo hợp đồng EPC đang còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế. Đơn cử như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, một dự án vẫn còn trên 1.116 tỉ đồng vốn ODA và 575 tỉ đồng vốn đối ứng trong nước chưa được giải ngân.

Trao Nghị quyết của Quốc hội về chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước cho ông Ngô Văn Tuấn

Thiên Bình |

Chiều 28.10, tại Trụ sở Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về bầu Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Ngô Văn Tuấn.

Công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được nâng lương trước thời hạn khi nào?

LƯƠNG HẠNH |

Công chức, viên chức ngành Kiểm toán Nhà nước sẽ được nâng lương trước thời hạn nếu đáp ứng tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện kiểm toán dự án theo hợp đồng EPC

Thanh Vân |

Trên thực tế, việc triển khai thực hiện kiểm toán đối với các dự án theo hợp đồng EPC đang còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế. Đơn cử như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, một dự án vẫn còn trên 1.116 tỉ đồng vốn ODA và 575 tỉ đồng vốn đối ứng trong nước chưa được giải ngân.

Trao Nghị quyết của Quốc hội về chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước cho ông Ngô Văn Tuấn

Thiên Bình |

Chiều 28.10, tại Trụ sở Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về bầu Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Ngô Văn Tuấn.

Công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được nâng lương trước thời hạn khi nào?

LƯƠNG HẠNH |

Công chức, viên chức ngành Kiểm toán Nhà nước sẽ được nâng lương trước thời hạn nếu đáp ứng tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định.