Lợi thế cạnh tranh của MB trong năm 2024

Minh Ánh |

Chiều 6.3, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã MBB) tổ chức gặp mặt nhà đầu tư để thông tin về kết quả kinh doanh và động lực tăng trưởng năm 2024. Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chủ trì buổi gặp mặt.

Lợi thế cạnh tranh của MB năm 2024 ở đâu?

Tại buổi gặp mặt, ông Lưu Hoài Sơn, Giám đốc Ban Kế hoạch & Marketing MB cho biết, trong giai đoạn 2024 và các năm tiếp theo, MB kỳ vọng dựa trên 3 động lực tăng trưởng lớn.

Thứ nhất là bán lẻ. Hiện MB có hơn 26 triệu khách hàng, dự kiến 2024 sẽ đạt 30 triệu. Số lượng khách hàng đang sử dụng sản phẩm cơ bản nhất của MB là tiền vay, có 453 nghìn khách hàng và đang tăng trưởng tốt. Đây là điểm rất kỳ vọng trong tương lai.

Dư nợ bán lẻ và dư nợ cho vay khách hàng siêu nhỏ (micro SME) đang chiếm 51% trong tổng cơ cấu nợ của MB và tốc độ tăng trưởng vẫn đang rất tốt, là động lực giúp MB tăng trưởng rất tốt trong 3-4 năm vừa qua. Hiện số lượng khách hàng tương tác thường xuyên trên App và BizMB rất cao, có khoảng 10-15% số lượng giao dịch vay có thể chuyển trên nền tảng số và hi vọng sẽ mở rộng trong năm 2024.

Bán lẻ sẽ giúp CASA của MB tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Với bối cảnh 2024 khi các TCTD bước vào chu kỳ kinh tế mới, tức là mặt bằng lãi suất cho vay giảm, thì lợi thế CASA và chi phí vốn sẽ giúp MB có điều kiện tốt để đưa đến khách hàng các khoản vay với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cao trong tương lai.

Động lực thứ 2 là chuyển đổi số. Những năm qua MB đầu tư rất lớn cho chuyển đổi số, đang có kết nối với hệ sinh thái khách hàng trên khắp các nền tảng, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng. Nhờ chuyển đổi số, số lượng giao dịch tăng trưởng rất cao nhưng chi phí vận hành và chi phí cho nhân sự giao dịch này lại giữ nguyên.

Động lực tăng trưởng thứ 3 là hợp lực tập đoàn. Hiện hệ sinh thái của MB là tập đoàn tài chính có đầy đủ các dịch vụ tài chính, từ chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm… tạo ra động lực nội sinh đầy đủ và lớn nhất ngành tài chính ngân hàng. Điều này đã thể hiện kết quả rõ ràng qua sự tăng trưởng của từng thành viên, chẳng hạn số lượng khách hàng của MBS tăng gấp hơn 3 lần trong vòng 2 năm.

Bên cạnh những thuận lợi, MB cũng xác định những khó khăn, thách thức nhất định. Đầu tiên là công tác quản trị tín dụng. Hiện MB đã triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng nhiều tầng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chuyển đổi mô hình kinh doanh của MB theo hướng ESG để đảm bảo phát triển bền vững.

Ông Đàm Nhân Đức - Kinh tế trưởng MB cho biết, MB tự hào dẫn đầu về chuyển đổi số. Điều này xuất phát từ lịch sử hình thành của MB với các lãnh đạo có cá tính mạnh, quyết tâm, đã nói là làm mà đã làm là phải được. Chính sự quyết tâm đó, "gen" trong con người MB đã giúp MB tăng trưởng nhanh và vững trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn trong khoảng 7 năm trở lại đây.

Ông Đàm Nhân Đức - Kinh tế trưởng MB chia sẻ tại buổi gặp mặt nhà đầu tư. Ảnh chụp màn hình.
Ông Đàm Nhân Đức - Kinh tế trưởng MB chia sẻ tại buổi gặp mặt nhà đầu tư. Ảnh chụp màn hình.

Bên cạnh đó, MB dịch chuyển và mở rộng bán lẻ tốt, hiện chuyển đổi số dẫn đầu và có doanh số giao dịch trên kênh số lớn nhất; CASA (tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi) tăng trưởng bền vững qua các năm và đang ở top đầu thị trường.

"Chúng tôi rất cảm ơn nhà đầu tư đã giúp MB vượt trội trên thị trường" - ông Đức nói. Theo đó, tốc độ tăng trưởng vốn hoá của MB nhanh, giai đoạn 2017 - 2024 vốn hoá tăng trưởng gấp 7 lần, cao hơn mức chung thị trường.

Hiện giá trị MBB đang giao dịch rẻ hơn nhiều so với thị trường, tuy nhiên Kinh tế trưởng MB khẳng định: "Người ta nói của rẻ là của ôi nhưng MB thì không hề như vậy".

Dự báo động lực tăng trưởng kinh tế năm 2024

Nói về động lực tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng năm 2024, ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng MB nêu tên 5 động lực nổi bật là sự hồi phục của nền kinh tế; Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng và Chính phủ sẽ tận dụng thời cơ này; Tăng trưởng tín dụng ở mức cao so với GDP (thường ở mức cao hơn gấp đôi), đặc biệt là tín dụng bán lẻ luôn cao hơn tăng trưởng tín dụng của toàn ngành;

Tiếp theo là thanh toán số tăng mạnh, bình quân khoảng 30% nhưng giao dịch qua kênh số tăng trưởng mạnh. Cùng với chỉ tiêu tín dụng/GDP của Việt Nam còn thấp hơn các nước như Thái Lan, Singapore… nên đây là những động lực tăng trưởng cho các ngân hàng nói chung trong đó có MB, đặc biệt là ở mảng bán lẻ và mảng số.

Cũng theo Kinh tế trưởng MB, năm 2023 động lực tăng trưởng của nền kinh tế chỉ có đầu tư công, đầu năm 2024 mảng tiêu dùng vẫn tốt nhưng tăng trưởng yếu, ngoài ra mảng xuất nhập khẩu phục hồi rõ nét trong những tháng đầu năm. Ông Đức dự đoán đây là nhân tố sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng ngành ngân hàng tích cực hơn so với 2023.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Ngành Ngân hàng tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn khởi sắc

Thành Thành |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2.3.2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Thời điểm bán bớt cổ phiếu đã tăng nóng, tìm cơ hội mới sau nhóm ngân hàng

Phương Anh |

Giới phân tích dự báo dòng tiền trong giai đoạn sắp tới sẽ có sự luân chuyển sang các ngành, cổ phiếu hồi phục trong kết quả kinh doanh như nhóm xuất khẩu, bất động sản, bán lẻ.

Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, qua theo dõi trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng thực tế chậm hơn so với cùng kỳ của các năm trước bất chấp thanh khoản đang rất dồi dào.

Cơ hội bắt quả tang cát tặc trên sông Đáy nối Nam Định - Ninh Bình bị bỏ lỡ

TRUNG DU |

Nam Định - Như Lao Động đã thông tin, sau nhiều ngày mai phục, vào tối 4.3, phóng viên Lao Động đã trực tiếp ghi nhận được tình trạng các đối tượng ngang nhiên, liều lĩnh khai thác cát trái phép trên sông Đáy đoạn nối giữa huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) và huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình).

Quy mô thị trường Shoppertainment Việt Nam lên đến 88 tỉ USD năm 2025

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo dự báo của Accenture, quy mô thị trường Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) sẽ lên đến 1.100 tỉ USD năm 2025, trong đó Việt Nam chiếm 8%, tức 88 tỉ USD.

Miền Tây nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện quá tải vì tỉ lệ đột quỵ gia tăng

YẾN PHƯƠNG |

Từ sau Tết đến nay, thời tiết tại miền Tây Nam Bộ luôn trong trạng thái nắng nóng. Riêng nhiệt độ tại TP Cần Thơ nằm ở mức cao trong khu vực. Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm gây ra nhiều hệ luỵ về sức khoẻ, nhất là gia tăng tỉ lệ đột quỵ ở người bệnh.

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Nhiều vi phạm, khuyết điểm xảy ra ở trường THPT Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Ngày 7.3, một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk thông tin, đơn vị vừa cử đoàn công tác làm việc với Trường THPT Buôn Ma Thuột về công tác chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập trường và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên. Tại đây, đoàn công tác cũng làm rõ một số vấn đề đang còn tồn đọng, gây bức xúc cho nhiều giáo viên ở trường.

Ngành Ngân hàng tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn khởi sắc

Thành Thành |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2.3.2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Thời điểm bán bớt cổ phiếu đã tăng nóng, tìm cơ hội mới sau nhóm ngân hàng

Phương Anh |

Giới phân tích dự báo dòng tiền trong giai đoạn sắp tới sẽ có sự luân chuyển sang các ngành, cổ phiếu hồi phục trong kết quả kinh doanh như nhóm xuất khẩu, bất động sản, bán lẻ.

Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, qua theo dõi trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng thực tế chậm hơn so với cùng kỳ của các năm trước bất chấp thanh khoản đang rất dồi dào.