Lộ nhiều bất cập, giá điện vẫn loay hoay tìm hướng khắc phục

Cường Ngô |

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng và giá điện sinh hoạt người dân chi trả cao hơn mức áp dụng với hộ sản xuất... là những bất cập được Đoàn giám sát nêu trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế giá điện để xử lý bất cập vẫn chưa hết loay hoay.

Bù chéo giá điện không đúng luật

Gia đình chị Lê Thị Thuý Hạnh mở tiệm giặt là quần áo ở ngõ Hoa Bằng, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Mỗi tháng gia đình chị phải trả gần 3 triệu đồng tiền điện. Sau quyết định tăng giá điện 3% của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chị ước tính, gia đình mình sẽ phải trả thêm khoảng 300.000 đồng mỗi tháng.

Việc tăng giá điện thời gian vừa qua theo chị Hạnh là tất yếu bởi giá nhiên liệu đầu vào trong thời gian qua tăng cao, nhưng, điều khiến chị thấy không ổn là giá điện sinh hoạt hiện nay của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp; giá điện của hộ dùng nhiều phải “gánh” cho hộ dùng ít.

Việc bù chéo giá điện được xác định là bất cập từ nhiều năm nay nhưng chưa có phương án xử lý triệt để. Bất cập này cũng vừa được Đoàn giám sát nêu rõ trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho biết, trong Luật Giá và Luật Điện lực không có cụm từ nào là “bù chéo”.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị ban hành năm 2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng viết rõ “giá điện không được dùng bù chéo”. Như vậy, việc bù chéo giá điện vừa không minh bạch, không hợp lý với thực tiễn, vừa không đúng chủ trương của Đảng.

“Khi người dân sử dụng điện theo thị trường điện lực, người dùng nhiều phải trả nhiều, người dùng ít trả ít; không có chuyện khách hàng đã dùng nhiều (phải trả tiền nhiều), lại còn phải chịu giá điện ở bậc cao (lên tới 3.457Kwh cho giá điện bậc 5), phải trả tiền nhiều hơn nữa. Không ai có quyền lấy của người này bù cho người khác, nên việc bù chéo là không hợp lệ và ít hiệu quả" - ông nói.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, giá điện hiện nay không công bằng và hơn 10 năm qua đang có sự bù chéo phổ biến trong giá bán lẻ điện giữa các nhóm hộ tiêu dùng điện và trong nội bộ từng nhóm.

Ví dụ, trong nhóm điện sinh hoạt, nhóm tiêu dùng nhiều điện bù cho nhóm tiêu dùng ít điện. Giữa các nhóm thì nhóm tiêu dùng sinh hoạt và nhóm kinh doanh phải trả giá cao hơn, nhóm các ngành sản xuất thường trả mức giá thấp hơn. Cơ chế giá điện hiện nay chưa tính đúng, tính đủ chi phí cùng với chính sách bù chéo làm cho giá bán lẻ điện trở nên méo mó, sai lệch.

“Để giảm và tiến tới xóa bỏ bù chéo về giá bán lẻ điện cần thực hiện một mức giá bán lẻ đối với hộ tiêu dùng sinh hoạt và một mức giá bán lẻ đối với sản xuất kinh doanh, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định” - ông nói.

Cần rút ngắn bậc thang, tiến tới điện 1 giá

Để bảo đảm việc giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng, cần thiết phải có lộ trình để xóa bỏ các hình thức bù chéo nêu trên và đề xuất đẩy nhanh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Dưới góc nhìn của giới chuyên môn, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là cơ sở để đưa giá điện về một giá. Lúc đó, loạt bất cập trên sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - nhận định, phương án đồng giá là không thể áp dụng nếu nhìn từ các mục tiêu định giá chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Điều 29 Luật Điện lực, chính sách giá điện là "khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả". Như vậy, việc áp dụng phương án giá sinh hoạt đồng giá là không phù hợp với thực tiễn cũng như quy định nêu trên tại Luật Điện lực hiện hành. Ông Hòa cho rằng, cần có lộ trình trước khi áp dụng phương án điện đồng giá.

Hiện, biểu giá điện bán lẻ được chia thành 6 bậc thang, có mức giá từ 1.728-3.015 đồng/kWh (áp dụng từ ngày 4.5 sau khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 1.920 đồng). Bộ Công Thương đang xin ý kiến giảm biểu giá điện bán lẻ xuống còn 5 bậc thang.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Tháng 8 trình Thủ tướng sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đẩy nhanh sàn giao dịch tập trung đối với các thị trường bất động sản, đất đai, lao động; tháng 8 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; báo cáo hằng tháng việc thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỉ...

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

PHẠM ĐÔNG |

Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.

Trắc nghiệm: Những điều thú vị về Thủ đô Hà Nội

NHÓM PV |

Hà Nội là thủ đô, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tấn công bệnh viện ở Gaza, hàng trăm người chết

Khánh Minh |

Hơn 600 người được cho là đã thiệt mạng và hơn 900 người bị thương sau khi tên lửa tấn công bệnh viện Arab Al-Ahli ở Gaza hôm 17.10.

Nhà tập thể Hà Nội lo đổ sập, chi chít "chuồng cọp" vẫn rao bán gần 3 tỉ đồng

Thu Giang |

Nhiều căn nhà tập thể cũ tại TP Hà Nội dù hiện trạng đã xuống cấp, cơi nới chi chít "chuồng cọp" nhưng đang được rao bán từ 2 - 3 tỉ đồng/căn trên mạng xã hội.

Chưa thể giám định ADN mộ phần lão thành cách mạng sau 20 năm tranh chấp

An Trịnh |

Cao Bằng - Mộ phần vị lão thành cách mạng được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tới hai gia đình cùng tranh chấp và liên tục khiếu nại trong suốt hơn 20 năm qua.

Suất ăn bán trú 32.000 đồng và chi tiết 7 loại chi phí

Vân Trang |

Đơn vị chế biến suất ăn bán trú cho học sinh Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Nội) không thể giải trình giá từng loại nguyên liệu cho một suất ăn có giá 32.000 đồng. Còn đại diện nhà trường cho biết, trong 32.000 đồng đã bao gồm 7 loại chi phí như thuế VAT 8%, tiền nhân công, nhiên liệu, thực phẩm chế biến, khấu hao cơ sở vật chất phục vụ nấu ăn.

Tháng 8 trình Thủ tướng sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đẩy nhanh sàn giao dịch tập trung đối với các thị trường bất động sản, đất đai, lao động; tháng 8 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; báo cáo hằng tháng việc thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỉ...

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

PHẠM ĐÔNG |

Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.