Liên kết sản xuất đã giúp cây trồng chủ lực ở Đắk Nông nâng cao giá trị

Phan Tuấn |

Cà phê, hồ tiêu... là các cây trồng chủ lực ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Hiện nay, các mô hình liên kết sản xuất đã và đang giúp người nông dân nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Liên kết sản xuất mang lại lợi ích cho nông dân

Hợp tác xã Công Bằng Thuận An, ở huyện Đắk Mil liên kết với 180 hộ trồng 300hecta cà phê, sản lượng trên 387 tấn...

Các hộ liên kết sản xuất cà phê với Hợp tác xã Công Bằng Thuận An sẽ được hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường.

Theo ông Nguyễn Hữu Hạ, Giám đốc Hợp tác xã Công Bằng Thuận An các thành viên liên kết với đơn vị khi bán cà phê đều có giá cao hơn thị trường 8.000 đồng/kg.

Không chỉ có vậy, Hợp tác xã Công Bằng Thuận An còn liên kết với các công ty, doanh nghiệp để chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Đối với hoạt động này nông dân đều được đặt hàng, định giá và ký kết thỏa thuận rõ ràng.

Tương tự, những nông dân liên kết sản xuất hồ tiêu được hỗ trợ kỹ thuật, được thu mua sản phẩm với giá cao hơn 3.000 đồng/kg so với giá thị trường.

Ông Đoàn Văn Hoàn, thành viên Hợp tác xã Hoàng Nguyên, ở huyện Đắk Song cho biết, tham gia liên kết trồng hồ tiêu giúp giá trị sản phẩm tăng cao.

Hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ được Hợp tác xã mua cao hơn 1,5 lần so với hồ tiêu thông thường. Như vậy, giá trị sản phẩm hồ tiêu tăng khoảng 30% so với trước.

Phát triển được 65 mô hình liên kết sản xuất

Đắk Nông hiện có 65 liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thuộc 9 ngành hàng. Hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thu hút khoảng 9.660 hộ dân tham gia.

Trong đó, Cà phê là sản phẩm được liên kết nhiều nhất với 25 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê. Trong đó, có 12 Hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, với diện tích khoảng 13.284hecta.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê hiện thu hút trên 7.690 hộ tham gia, với sản lượng 40.788 tấn/vụ, chiếm 12,8% sản lượng cà phê toàn tỉnh.

Ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông cho biết, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị và liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm là hướng phát triển bền vững đối với người nông dân.

Việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm không chỉ đưa nông sản tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro trước diễn biến của thị trường. Điều đáng phấn khởi nhất là việc liên kết sản xuất đã làm tăng giá trị nông sản từ 10 - 30%.

Trong thời gian tới, các cấp hội nông dân tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, sở, ngành liên quan đẩy mạnh tập hợp nông dân tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Rộn ràng mùa thu hoạch loại cây trồng chủ lực ở Hậu Giang

Văn Sỹ |

Khoảng 1 tháng nay, làng khóm Cầu Đúc ở thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) bước vào thu hoạch rộ vụ khóm (dứa) 2022-2023. Với mức giá từ 8.000 đến 12.000 đồng/trái và sản lượng đạt trên 16 tấn/ha đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho người trồng khóm vì trúng mùa, được giá.

Hàng chục ngàn hecta cây trồng chủ lực ở Đắk Nông trước lộ trình chuyển đổi

Phan Tuấn |

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang có hàng chục ngàn hecta cây trồng chủ lực, lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều... đang trồng sai vị trí, không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Những cây trồng này cần được chuyển đổi để mang lại hiệu quả, thu nhập cho người nông dân.

Ðắk Nông hỗ trợ phí bảo hiểm đối với cây trồng chủ lực cà phê và hồ tiêu

Phan Tuấn |

Tin vui với người nông dân Đắk Nông là UBND tỉnh vừa phê duyệt hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với cây hồ tiêu và cà phê. Đây là hai loại cây trồng chủ lực, có nhiều người tham gia sản xuất kinh doanh nhiều nhất ở trên địa bàn tỉnh.

Tháng 8 thi công xong 135km đường gom dọc cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Mặc dù đã khai thác, vận hành tuyến chính cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết từ 19.5 nhưng vẫn chưa xong đường gom dân sinh bên ngoài hàng rào bảo vệ cao tốc để người dân đi lại. Ban Quản lý dự án 7 là chủ đầu tư, đang đốc thúc các đơn vị hoàn tất 135km đường gom vào đầu tháng 8.

“Thuốc đặc trị” bệnh trây ỳ đóng Bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Trong thời gian qua, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do vậy cần phải có loại “thuốc đặc trị" xử lý triệt để vấn đề này.

Chuyển thông tin nhiều cơ sở đào tạo lái xe sang công an xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Giao thông Vận tải đã chuyển thông tin nhiều cơ sở đào tạo lái xe nghi ngờ có dấu hiệu tiêu cực đến cơ quan công an địa phương để xác minh, làm rõ, xử lý theo đúng thẩm quyền.

Trúng tuyển xét tuyển sớm, thí sinh vẫn có nguy cơ trượt đại học

Thanh Hằng |

Nhiều chuyên gia tuyển sinh cảnh báo, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm vẫn có nguy cơ trượt đại học nếu không thực hiện đúng quy định tuyển sinh.

Bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia

Việt Dũng |

Ông Hoàng Quốc Hùng - Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia - bị bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ.

Rộn ràng mùa thu hoạch loại cây trồng chủ lực ở Hậu Giang

Văn Sỹ |

Khoảng 1 tháng nay, làng khóm Cầu Đúc ở thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) bước vào thu hoạch rộ vụ khóm (dứa) 2022-2023. Với mức giá từ 8.000 đến 12.000 đồng/trái và sản lượng đạt trên 16 tấn/ha đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho người trồng khóm vì trúng mùa, được giá.

Hàng chục ngàn hecta cây trồng chủ lực ở Đắk Nông trước lộ trình chuyển đổi

Phan Tuấn |

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang có hàng chục ngàn hecta cây trồng chủ lực, lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều... đang trồng sai vị trí, không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Những cây trồng này cần được chuyển đổi để mang lại hiệu quả, thu nhập cho người nông dân.

Ðắk Nông hỗ trợ phí bảo hiểm đối với cây trồng chủ lực cà phê và hồ tiêu

Phan Tuấn |

Tin vui với người nông dân Đắk Nông là UBND tỉnh vừa phê duyệt hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với cây hồ tiêu và cà phê. Đây là hai loại cây trồng chủ lực, có nhiều người tham gia sản xuất kinh doanh nhiều nhất ở trên địa bàn tỉnh.