Kỳ vọng dòng vốn FDI từ Trung Quốc tăng trở lại

Hà Vinh |

Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại các đường bay và biên giới với Việt Nam, các tổ chức đầu tư kỳ vọng dòng vốn FDI từ Trung Quốc sẽ tăng trở lại và các doanh nghiệp FDI vẫn sẽ có xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong tương lai.
Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc tiếp cận được với nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may dễ dàng hơn và với chi phí tối ưu hơn. Ảnh: Đức Long
Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc tiếp cận được với nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may dễ dàng hơn và với chi phí tối ưu hơn. Ảnh: Đức Long
Lấy lại nhịp tăng trưởng

Thực tế trong giai đoạn 2015-2022, tổng vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng kép bình quân là 17%/năm. Vốn đầu tư từ Trung Quốc có xu hướng chững lại trong 3 năm đại dịch bởi các biện pháp đóng cửa biên giới, đường bay. Mặc dù vậy, xu hướng dịch chuyển vẫn tiếp tục khi có nhiều dự án nổi bật từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc) đã liên tục đầu tư mở hoặc tăng thêm vốn để mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2022, số lượng dự án FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ 4 vốn vào Việt Nam.

Với diễn biến trên, dòng vốn FDI từ Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trở lại khi Trung Quốc mở lại các đường bay và biên giới với Việt Nam. Chứng khoán Agriseco dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ thu hút vốn FDI từ Trung Quốc do khoảng cách địa lý gần và chi phí nhân công, sản xuất thấp. Bởi trên thực tế, dòng vốn đầu tư FDI của Trung Quốc chủ yếu thông qua các hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết vào các doanh nghiệp ở Việt Nam. Hơn nữa, Trung Quốc cũng tập trung đầu tư vào các tỉnh gần biên giới, thuận lợi giao thương và chủ yếu là các ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, da giày.

Nhiều nhóm ngành hưởng lợi

Với các ngành nghề cụ thể, Việc Trung Quốc mở cửa trở lại kỳ vọng giúp thu hút thêm vốn FDI ở các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng. Khi COVID-19 xảy ra, các doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) đã dần dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam như Foxconn, Pegatron, Goertek. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu Trung Quốc mở cửa hoàn toàn, chuỗi cung ứng bớt gián đoạn, doanh nghiệp FDI có thể lùi thời gian dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng một phần đến vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù chưa có sự đảo chiều của dòng vốn FDI nhưng nhà đầu tư vẫn nên lưu ý về vấn đề này.

Với các doanh nghiệp may mặc trong nước, Trung Quốc là nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may quan trọng và tỉ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ thị trường Trung Quốc đang có xu hướng tăng lên và chiếm khoảng 50% trong 11 tháng 2022. Khi Trung Quốc phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19, có nhiều thời điểm các doanh nghiệp may mặc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Do đó Agriseco nhìn nhận việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc tiếp cận được với nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may dễ dàng hơn và với chi phí tối ưu hơn.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mở cửa có thể giúp hoạt động xuất khẩu xơ, sợi tăng trở lại khi đây là thị trường xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này nhiều năm qua. Tuy nhiên Agriseco cũng lưu ý đối với việc xuất khẩu các mặt hàng may mặc, các doanh nghiệp vẫn sẽ gặp khó khăn do các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ hay EU đang suy giảm do tình trạng lạm phát và suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tình trạng đơn hàng sụt giảm đã xuất hiện từ quý III/2022 và được dự báo có thể kéo dài sang nửa đầu năm 2023 trước khi phục hồi trở lại.

Hà Vinh
TIN LIÊN QUAN

FDI vào Việt Nam năm 2022 đạt gần 27,72 tỉ USD

Thảo Phương |

Tính đến ngày 20.12.2022, FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) của Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Song, số dự án đầu tư mới và vốn đầu tư điều chỉnh lại tăng lên đáng kể.

Lần đầu xuất nhập khẩu vượt 700 tỉ USD, song doanh nghiệp FDI chiếm tới 74%

Cường Ngô |

Năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc 732 tỉ USD, tăng 10% so với 2021. Song, mức độ phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Văn hóa cà phê nhà H’Hen Niê

Chí Long |

Với tư cách là đại sứ truyền thông của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, H'Hen Niê đang làm tốt vai trò của người truyền cảm hứng, quảng bá hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung cho bạn bè thập phương.

Trường Đại học Luật TPHCM lên tiếng về việc ông Đặng Anh Quân bị bắt

Tú Huyên |

TPHCM - Liên quan đến việc Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, phía Trường ĐH Luật TPHCM cho biết đang lập tổ công tác xem xét mức độ vi phạm để xử lý ông Đặng Anh Quân.

Cả mẹ và con mất ngủ, ám ảnh vì áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Vân Trang |

Áp lực thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội trong năm nay và những năm vừa qua là rất lớn. Phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ vì lo lắng, học sinh học hành vất vả, thời gian nghỉ ngơi gần như bằng không.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Hà Nội: Thú vị 2 hàng phở cùng mang tên Phở Thìn

Xuân Sơn - Hà Chi |

Nhãn hiệu “Phở Thìn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ cho quán phở trên phố Đinh Tiên Hoàng (hay còn gọi là Phở Thìn Bờ Hồ) từ năm 2003. Tuy nhiên, ở Hà Nội vẫn còn 1 thương hiệu Phở Thìn nữa nằm trên phố Lò Đúc.

Tìm lại giới tính cho trẻ bị dị tật vùng kín

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều bé sinh ra thấy cơ quan sinh dục là nữ nhưng khi lớn lên lại phát triển như nam. Ngược lại, cũng có trường hợp vừa sinh, bộ phận sinh dục đã trông giống con trai nhưng thực ra lại là con gái. Việc tìm lại giới tính thật giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và phát triển bình thường.

FDI vào Việt Nam năm 2022 đạt gần 27,72 tỉ USD

Thảo Phương |

Tính đến ngày 20.12.2022, FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) của Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Song, số dự án đầu tư mới và vốn đầu tư điều chỉnh lại tăng lên đáng kể.

Lần đầu xuất nhập khẩu vượt 700 tỉ USD, song doanh nghiệp FDI chiếm tới 74%

Cường Ngô |

Năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc 732 tỉ USD, tăng 10% so với 2021. Song, mức độ phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu.