Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ "khủng hoảng thiếu"

Tùng Thư - Theo The Economist |

Đại dịch COVID-19 giống như giọt nước tràn ly khiến vấn đề khan hiếm nguồn cung bộc lộ rõ ràng hơn, kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ của một cuộc "khủng hoảng thiếu".

“Khủng hoảng thừa” năm 2010 đang dần bị thay thế bởi vấn đề khan hiếm nguồn cung nền kinh tế. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề là đại dịch COVID-19. Gói kích thích tiêu dùng 10 triệu USD tạo nên sự phục hồi kinh tế đáng kinh ngạc nhưng chưa ổn định.

Theo đó, sức mua người tiêu dùng nhiều hơn so với mức bình thường, dẫn đến sự nở rộ của chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang bị thiếu hụt vốn đầu tư. Nhu cầu về thiết bị điện tử bùng nổ trong đại dịch nhưng vi mạch và linh kiện lại không đủ để đáp ứng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia xuất khẩu. Các nhà máy tại khu vực châu Á phải đóng cửa do sự bùng phát của biến thể Delta. Công nhân thiếu hụt khiến các nhà tuyển dụng đang đau đầu để tính toán lại nhân lực.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc “khủng hoảng thiếu”

Thứ nhất là xu hướng phát triển nền kinh tế không carbon. Việc chuyển dịch sang các nguồn năng lượng xanh khiến giá năng lượng tự nhiên tại châu Âu, đặc biệt là Anh lên xuống như đồ thị hình sin. Có lúc mức tăng lên tới 60%.

Để hạn chế hành vi lạm dụng năng lượng bẩn, Liên minh Châu Âu (EU) đẩy tăng giá tiêu thụ carbon. Các tỉnh của Trung Quốc có nguy cơ cắt điện để chạy đua đáp ứng quy định môi trường. Giá vận chuyển và dây chuyền công nghệ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn mở rộng sản xuất. Trong xu thế phát triển nền công nghiệp không khói, suy giảm đầu tư trong ngành công nghiệp nặng là tất yếu.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai là sự lên ngôi của chính sách bảo hộ. Chính sách thương mại không còn hướng đến sự phát triển kinh tế mà nhắm đến một loạt các mục tiêu về bảo hộ lao động, quy định môi trường, và trừng phạt chính trị.

Trong tuần này, chính quyền tổng thống Joe Biden xác nhận họ sẽ giữ mức thuế áp cho hàng hóaTrung Quốc ở mức trung bình 19%.

Chủ nghĩa dân tộc cũng góp phần không nhỏ vào thiếu hụt nguồn cung. Nước Anh thiếu trầm trọng lái xe tải do chính sách Brexit. Ấn Độ cũng trong tình trạng khan hiếm than đá bởi nỗ lực sai lầm trong việc giới hạn nhập khẩu nguyên liệu thô. Kể từ 2015, dòng vốn đầu tư xuyên biên giới của các tập đoàn đã giảm một nửa so với GDP thế giới.

Tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do loại bớt khí thải

Hiện tại, lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát. Giá năng lượng dự đoán ổn định lại sau mùa đông. Trong năm tới, phổ cập tiêm chủng vaccine và các phương pháp điều trị COVID-19 mới sẽ tháo gỡ gián đoạn chuỗi cung ứng. Người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn.

Chính sách kích thích tài chính sẽ thu hẹp dần trong năm 2022. Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thuyết phục Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu khổng lồ cho chính phủ và chính phủ Anh có kế hoạch tăng thuế. Tại Trung Quốc, nguy cơ phá giá bất động sản đồng nghĩa với việc nhu cầu nhà ở hạ thấp, thị trường bất động sản sẽ đóng băng như năm 2010. Và dòng vốn đầu tư mới sẽ chuyển sang các ngành có năng suất và lợi nhuận cao hơn.

Thế nhưng, những nhân tố ẩn sau sự thiếu hụt nguồn cung không thể loại bỏ vĩnh viễn. Do vậy, sự chủ quan của giới chính trị gia có thể gây ra thảm họa kinh tế toàn cầu. Một ngày nào đó, công nghệ năng lượng hiện đại như Hydro giúp năng lượng xanh trở nên phổ biến hơn nhưng nó chẳng thấm tháp gì so với nhu cầu năng lượng khổng lồ của dân số.

Chi phí nhiên liệu và điện tăng có thể tạo ra phản ứng trái chiều. Nếu không thể bù lấp đủ lượng nhiên liệu xanh, thì buộc phải nới lỏng các quy định khí thải và tiếp tục tận dụng nhiên liệu hóa thạch. Các chính phủ cần một kế hoạch cẩn thận đối phó với giá năng lượng và tốc độ tăng trưởng chậm do loại bớt khí thải.

Thế giới đang đối diện với thách thức mới đến từ căng thẳng chính trị tiềm ẩn, nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế không carbon và toàn cầu hóa. Hậu quả đi kèm có thể gây di chứng lâu dài và thảm khốc. Đây thực sự là mối đe dọa của cuộc “khủng hoảng thiếu”.

Tùng Thư - Theo The Economist
TIN LIÊN QUAN

Không riêng Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang đối mặt với khủng hoảng điện

Đức Mạnh |

Không riêng Trung Quốc mà Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á cũng có thể phải đối mặt với khủng hoảng điện trong những tháng tới vì trữ lượng than tại hầu hết các nhà máy điện đã giảm xuống mức cực kỳ thấp.

Hàng loạt các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng

Đức Mạnh |

Đà phục hồi nhanh chóng sau đại dịch đã khiến nhu cầu năng lượng tăng đột biến tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng hiện hữu làm giá nguyên liệu vụt tăng, đồng thời làm hạn chế nguồn cung liên tục từ OPEC và gây tắc nghẽn vận tải toàn cầu.

Tiêm chủng không đồng đều đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu

Hà Liên |

Các tổ chức kinh tế, tài chính lớn trên thế giới cảnh báo, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và khu vực ở trong trạng thái bấp bênh, không ổn định cho tới khi việc tiêm vaccine COVID-19 được triển khai đồng bộ trên toàn thế giới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Không riêng Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang đối mặt với khủng hoảng điện

Đức Mạnh |

Không riêng Trung Quốc mà Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á cũng có thể phải đối mặt với khủng hoảng điện trong những tháng tới vì trữ lượng than tại hầu hết các nhà máy điện đã giảm xuống mức cực kỳ thấp.

Hàng loạt các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng

Đức Mạnh |

Đà phục hồi nhanh chóng sau đại dịch đã khiến nhu cầu năng lượng tăng đột biến tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng hiện hữu làm giá nguyên liệu vụt tăng, đồng thời làm hạn chế nguồn cung liên tục từ OPEC và gây tắc nghẽn vận tải toàn cầu.

Tiêm chủng không đồng đều đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu

Hà Liên |

Các tổ chức kinh tế, tài chính lớn trên thế giới cảnh báo, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và khu vực ở trong trạng thái bấp bênh, không ổn định cho tới khi việc tiêm vaccine COVID-19 được triển khai đồng bộ trên toàn thế giới.