Không riêng Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang đối mặt với khủng hoảng điện

Đức Mạnh |

Không riêng Trung Quốc mà Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á cũng có thể phải đối mặt với khủng hoảng điện trong những tháng tới vì trữ lượng than tại hầu hết các nhà máy điện đã giảm xuống mức cực kỳ thấp.

Cơ quan Điện lực Trung ương Ấn Độ (CEA) cho biết có tới 63 trong số 135 nhà máy nhiệt điện ở nước này chỉ còn đủ nguồn cung cấp than trong hai ngày. Thậm chí, dự trữ than tại 17 nhà máy trong số đó đã giảm xuống 0. Tổng cộng, 75 nhà máy đang hoạt động có lượng than đủ trong 5 ngày trở xuống, mức độ mà CEA cho là "siêu nghiêm trọng".

Dù những nhà máy này sẽ không bị dừng trong vài ngày tới, nhưng chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự gián đoạn nào xuất hiện thêm đối với nguồn cung cấp than hoặc nhu cầu tăng đột biến.

Bộ trưởng Bộ Than Ấn Độ R.K. Singh nói với tờ báo The Indian Express rằng tình hình có thể không mấy "dễ chịu" trong 5 - 6 tháng tới.

Nhu cầu điện đã tăng mạnh trở lại ở Ấn Độ khi các doanh nghiệp phục hồi sau đợt dịch COVID-19 đầu năm nay. Trong một tuyên bố hồi tháng trước, Bộ Điện lực cho biết: "Nhu cầu năng lượng tăng cao sẽ làm tăng khả năng hoạt động của nền kinh tế". Điều đó có nghĩa là ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình đủ khả năng mua điện và các ngành công nghiệp đang trở lại tốc độ trước đại dịch.

"Nhu cầu không giảm đi mà sẽ tăng lên. Chúng tôi đã có thêm 28,2 triệu người dùng. Hầu hết trong số họ là tầng lớp trung lưu thấp, nghèo và họ đang sắm thêm những thiết bị điện mới", Bộ trưởng Singh trả lời The Indian Express.

Ông Singh cũng nói thêm rằng sự thiếu hụt hiện tại là "vượt quá" bình thường nhưng vẫn chưa dẫn đến bất kỳ sự cố mất điện nào.

Than chiếm gần 70% sản lượng điện của cả Ấn Độ. Ảnh: AFP
Than chiếm gần 70% sản lượng điện của cả Ấn Độ. Ảnh: AFP

Công ty TNHH Coal India Limited, công ty sản xuất phần lớn lượng than khai thác ở Ấn Độ, đã được yêu cầu tăng cường sản xuất.

Tuy nhiên, nếu Ấn Độ không thể sớm khắc phục tình trạng khan hiếm than, các công ty ngành điện sẽ đối mặt với viễn cảnh phải nhập khẩu than cùng chi phí đáng kể. Theo các nhà phân tích tại ngân hàng Nomura, điều này sẽ gây tổn hại cho sự phục hồi kinh tế của đất nước.

Giá than thế giới đang tăng kỷ lục khiến nhập khẩu than của Ấn Độ trong tháng 8 và tháng 9 giảm hơn 30% so với mức trung bình nhiều tháng trước đó. Các công ty điện nước này đã cố gắng thực hiện bằng cách mua than rẻ hơn được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị phá bỏ khi trận mưa xối xả vào tháng trước khiến sản lượng tại các mỏ bị cắt giảm.

Cùng diễn biến, Trung Quốc cũng đang xoay xở với tình trạng mất điện tại các hộ gia đình và buộc các nhà máy phải cắt giảm sản lượng, nguy cơ làm giảm tốc nền kinh tế quốc dân và đe doạ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng

Đức Mạnh |

Đà phục hồi nhanh chóng sau đại dịch đã khiến nhu cầu năng lượng tăng đột biến tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng hiện hữu làm giá nguyên liệu vụt tăng, đồng thời làm hạn chế nguồn cung liên tục từ OPEC và gây tắc nghẽn vận tải toàn cầu.

Khủng hoảng điện ở Trung Quốc làm lo ngại đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu

Đức Mạnh |

Cuộc khủng hoảng điện của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến người dân nước này. Sau khi Trung Quốc tuyên bố siết chặt quản lý tiền điện tử và cấm đào coin, cộng với nguy cơ Evergrande vỡ nợ, nhiều chuyên gia lo ngại điều này dẫn đến suy thoái kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông chủ Evergrande: Từ tỉ phú giàu nhất châu Á đến khủng hoảng "chúa chổm"

Đức Mạnh |

Tính từ đầu năm đến nay, ông chủ Evergrande Hứa Gia Ấn đã mất đến gần 15 tỉ USD, tức gần 2/3 tài sản và đang vùi mình trong núi nợ lên tới hơn 300 tỉ USD.

Những vất vả của ngành y... rồi sẽ qua

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế thể hiện sự lạc quan trước những khó khăn vướng mắc mà ngành y tế đang phải trải qua. Tăng lương, phụ cấp cho y bác sĩ, việc giải quyết từng bước những khó khăn trong vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế... cũng đang tạo ra nhiều hy vọng.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Những thánh địa linh thiêng nhất Châu Á

Minh Anh |

Dưới đây là 7 ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Châu Á với kiến trúc đồ sộ và sự linh thiêng huyền bí mà du khách nhất định không thể bỏ qua.

Hàng loạt các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng

Đức Mạnh |

Đà phục hồi nhanh chóng sau đại dịch đã khiến nhu cầu năng lượng tăng đột biến tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng hiện hữu làm giá nguyên liệu vụt tăng, đồng thời làm hạn chế nguồn cung liên tục từ OPEC và gây tắc nghẽn vận tải toàn cầu.

Khủng hoảng điện ở Trung Quốc làm lo ngại đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu

Đức Mạnh |

Cuộc khủng hoảng điện của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến người dân nước này. Sau khi Trung Quốc tuyên bố siết chặt quản lý tiền điện tử và cấm đào coin, cộng với nguy cơ Evergrande vỡ nợ, nhiều chuyên gia lo ngại điều này dẫn đến suy thoái kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông chủ Evergrande: Từ tỉ phú giàu nhất châu Á đến khủng hoảng "chúa chổm"

Đức Mạnh |

Tính từ đầu năm đến nay, ông chủ Evergrande Hứa Gia Ấn đã mất đến gần 15 tỉ USD, tức gần 2/3 tài sản và đang vùi mình trong núi nợ lên tới hơn 300 tỉ USD.