Kiên quyết chấn chỉnh để việc quản lý đất quốc phòng đi vào nề nếp

Phạm Huệ - Đức Thành |

Hiện Bộ Quốc phòng đang tổ chức tổng hợp, thống kê, điều tra xem chỗ nào các đơn vị quản lý sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy định của pháp luật thì phải chấn chỉnh, thậm chí là thu hồi để việc quản lý đất quốc phòng đi vào nề nếp.
LĐ: Xin chào Thiếu tướng, chủ trương quân đội rút không làm kinh tế đang được dư luận ủng hộ, xin Thiếu tướng có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Thiếu tướng Võ Hồng Thắng: Trước hết, phải khẳng định chủ trương quân đội lao động sản xuất xây dựng kinh tế là chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đây là một trong ba nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho quân đội. Xuất phát từ chủ trương này, chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ đối với quân đội nhân dân Việt Nam. Cho nên ý kiến ở đâu đó nói rằng quân đội không nên làm kinh tế nữa là ý kiến cá nhân. Thực tế, quân đội nhân dân Việt Nam tham gia sản xuất đã là truyền thống từ khi bắt đầu hình thành. Trong lịch sử hình thành quân đội và trong các cuộc kháng chiến, thực hiện nhiệm vụ này, quân đội nhân dân đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận những kết quả, thành tích rất to lớn, không những góp phần xây dựng quân đội mà còn góp phần xây dựng phát triển kinh tế đất nước.
LĐ: Có một số ý kiến lo ngại về hiện tượng các doanh nghiệp tư nhân thuê đất quốc phòng, sau đó lợi dụng danh nghĩa Quốc phòng thực hiện không tốt làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Quân đội nhân dân. Quan điểm của Thiếu tướng về vấn đề này?
Thiếu tướng Võ Hồng Thắng: Bộ Quốc phòng không phải không nhìn thấy vấn đề này. Quân ủy Trung ương đã ra Nghị quyết 1002 ngày 29/12/2016 để chấn chỉnh lại công tác này, lãnh đạo thực hiện việc quản lý đất quốc phòng cho tốt.
Hiện Bộ Quốc phòng đang tổ chức tổng hợp, thống kê, điều tra xem chỗ nào các đơn vị quản lý sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy định của pháp luật thì phải chấn chỉnh, thậm chí là thu hồi để việc quản lý đất quốc phòng đi vào nề nếp.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng sẽ tham mưu, chỉ đạo , giúp kiểm tra lĩnh vực sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội. Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, những sai phạm nếu có xảy ra thì kiên quyết xử lý để làm sao việc thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế của quân đội khách quan, minh bạch.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn: Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là biểu hiện sức mạnh quân - dân 
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã quyết định kế hoạch xây dựng đất nước trong đó có việc huy động một số lực lượng bộ đội chuyển sang làm kinh tế. Cùng với cả nước, những người lính Trường Sơn bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. Những người lính từ chiến trường chuyển sang lao động trên đồng ruộng, hầm mỏ, làm đường, làm cầu, khai hoang, cùng với nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh.
Trải qua hai cuộc chiến tranh, đất nước ta bị tàn phá nặng nề. Bộ đội là lực lượng tập trung, có kỷ cương, kỷ luật, đã cùng với nhân dân phát huy phẩm chất cần cù, hăng say lao động để bước vào mặt trận mới, xây dựng đất nước sau chiến tranh, với tinh thần, khí thế mới. Chính điều đó đã giúp hậu quả chiến tranh được khắc phục nhanh chóng. Thắng lợi của cuộc chiến chống Mỹ dựa trên nền tảng là mối đoàn kết quân - dân, khi chuyển sang giai đoạn khôi phục, xây dựng đất nước cũng là dựa trên cơ sở đó. Có thể nói đó là sự tiếp nối thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân.
Những năm gần đây, tôi đã gặp những người lính Trường Sơn trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động của Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn (BQP). Trên mọi nẻo đường, họ đã có mặt ở những “công trình thế kỷ” thời kỳ dựng xây, đổi mới. Những người lính Trường Sơn lại “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” ở các công trường từ thuỷ điện Hoà Bình đến thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Lai Châu...
Cũng những người lính năm nào trộn mồ hôi, máu và nước mắt của mình với đất đá Trường Sơn để san lấp hố bom, giành giật với địch từng mét đường trọng điểm, giờ đây đang làm chủ biết bao phương tiện thi công hiện đại, làm giầu thêm, đẹp thêm cho đất nước bởi các tuyến đường như cao tốc bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Láng - Hoà Lạc, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây...
Và nhiều đơn vị với đầy đủ phiên hiệu những sư đoàn, binh chủng thiện chiến thuộc bộ Tư lệnh Trường Sơn trước đây: 470, 472, 473... đã lần lượt trở lại xây dựng, nâng cấp các trục đường đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh công nghiệp hoá, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là những khu vực còn khó khăn như vùng Tây Nguyên, vùng đất bất khuất anh hùng giầu tiềm năng.
Mặt trận sản xuất và xây dựng kinh tế, dùng không còn tiếng súng nhưng cũng đầy gian nan, thử thách. Dù trong hoàn cảnh nào, các đơn vị quân đội, trong đó có bộ đội Trường Sơn, hiện nay là Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn (BQP) đã luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống anh hùng, kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ xây dựng kinh tế và quốc phòng an ninh, vượt qua biết bao khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đưa đơn vị có bước phát triển toàn diện, vững chắc.
Từ khi hoà bình lập lại đến nay, các đơn vị chuyển sang làm kinh tế ngày càng phát triển, đi vào chất lượng, đảm đương những công việc quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng đến ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. 
Quân đội kết hợp với nhân dân, quân với dân một lòng thì sức mạnh được nhân lên gấp bội. Tôi luôn trân trọng, ghi nhớ những bài học quý giá khi bộ đội cùng với nhân dân lao động trên đồng ruộng, xây dựng nhà cửa, trường trại, để đất nước sau gần 50 năm thống nhất không chỉ khắc phục hậu quả của chiến tranh mà còn phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.
Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, 
Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: “Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”
Quân đội ta là quân đội cách mạng, “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ. Chức năng cơ bản đó của Quân đội nhân dân Việt Nam được xác lập quy định ngay từ ngày đầu thành lập và được khẳng định, phát huy trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành hơn 70 năm qua. 
Tới đây, Bộ Quốc phòng chỉ đạo kiện toàn tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, tạo bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Cùng với đó, quân đội tiếp tục đẩy mạnh tham gia phát triển kinh tế biển cả về quy mô và hình thức, tập trung vào một số ngành nghề có hiệu quả, mang tính lưỡng dụng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh trên biển và ven biển để làm chỗ dựa tin cậy cho ngư dân và các lực lượng khác phát triển kinh tế biển.
Đặc biệt, toàn quân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 425-NQ/QUTW, ngày 18.5.2017 của Quân ủy Trung ương “Về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo” và Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DN quân đội (khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và quyết tâm chính trị cao, bảo đảm đạt mục tiêu, yêu cầu đã đề ra, thông qua đó nâng cao năng lực, sức canh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giữ vững thương hiệu DN quân đội.
Các đơn vị, DN quân đội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, toàn quân, trước hết là các DN tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại và đầu tư, tập trung vào những lĩnh vực mà quân đội có thế mạnh, góp phần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn 
Viettel: Chúng tôi đang phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh 
Tập đoàn Viettel là DN nhà nước trực thuộc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Năm 2016, doanh thu của Viettel đạt 227.000 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 31.000 tỉ đồng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ X (2015 - 2020), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viettel xây dựng Tổ hợp công nghệ quốc phòng công nghệ cao là tài chính, con người, cách làm, công nghệ, hạ tầng vật chất.
Tổ hợp Công nghệ quốc phòng công nghệ cao sẽ là lưỡng dụng, và chỉ là lưỡng dụng kinh tế và quốc phòng an ninh mới quyết định đến thành công. Về đầu tư nghiên cứu thì 90% nguồn lực là dành cho nghiên cứu công nghệ quân sự công nghệ cao, nhưng về doanh thu thì 90% sẽ đến từ sản phẩm dân sự, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có đủ doanh thu và lợi nhuận để tái đầu tư phát triển công nghệ cao. Một số công nghệ quân sự mới sẽ được đưa vào các sản phẩm dân sự để thương mại hóa. Với tư cách DN quân đội, Viettel khẳng định luôn phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm:
Đây là chủ trương đúng nên làm từ lâu
Chủ trương quân đội không làm kinh tế là một chủ trương đúng đắn và đáng lẽ cần phải làm từ rất lâu. Việc thoát khỏi nhiệm vụ hoạt động kinh tế sẽ giúp quân đội tập trung tốt hơn nâng cao sự tinh nhuệ, tính sẵn sàng để phục vụ bảo vệ tổ quốc. Đó mới là điều quan trọng nhất. Ngoài ra, hiệu ứng tốt đi kèm khi DN quân đội được xã hội hóa sẽ giúp tập trung nguồn lực xã hội hiệu quả, kể cả nguồn lực về vốn và kinh nghiệm quản lý để có thể khai thác tốt hơn.
Đặc biệt là với nguồn lực cơ sở vật chất và nguồn vốn mà trước đây quân đội chưa khai thác hết. Khi CPH DN quân đội, buộc DN sau CPH phải vận động theo cơ chế thị trường, phá bỏ được các rào cản trước đây do tính quân sự quy định sẽ giúp các nguồn lực này có cơ hội phát huy tối đa lợi thế, hiệu quả và có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thực tại nhiều lần. Như thế là có lợi trên nhiều mặt trận: Quân đội tập trung vào chuyên môn; nguồn lực xã hội không lãng phí; có thể sinh sản thêm hiệu quả kinh tế góp phần phát triển đất nước; tính cạnh tranh được minh bạch hóa; thu hút được các nhà đầu tư tích cực tham gia...

Phạm Huệ - Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp quân đội làm kinh tế chỉ là “gen” bổ sung, “gen” trội là bảo vệ

Nhóm PV |

Phát ngôn gần đây của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm khẳng định chủ trương quân đội sẽ không làm kinh tế để tập trung vào phát triển nền quốc phòng chuyên nghiệp và hiện đại đã nhận được sự ủng hộ lớn từ dư luận. Tuy nhiên, tham dự buổi Tọa đàm “Kết hợp kinh tế với quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài” tổ chức mới đây tại Hà Nội, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhận định: “Việc này cần phải nói rõ bởi có một số người nhận thức không đầy đủ”. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Kinh tế 24h: Rút dần doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, Nghi án lừa đảo tại đại lý Kia Hà Đông

Văn Thắng - Khánh Linh |

“Giấc mơ” hệ sinh thái số do người Việt làm chủ sắp thành hiện thực; Va với taxi truyền thống, vì sao Uber, Grab được người tiêu dùng “bênh”?; Rút dần doanh nghiệp quân đội làm kinh tế... là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua.

Rút dần doanh nghiệp quân đội làm kinh tế

Nhóm Phóng viên Kinh tế |

Đó là lời khẳng định của Thiếu tướng Võ Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) - trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Cũng theo Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, hoạt động sản xuất kinh tế của quân đội là nhiệm vụ chiến lược, chưa thể bỏ được nhưng Bộ Quốc phòng cũng đã chuẩn bị đề án trình Chính phủ về việc giảm bớt số lượng doanh nghiệp quân đội.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Doanh nghiệp quân đội làm kinh tế chỉ là “gen” bổ sung, “gen” trội là bảo vệ

Nhóm PV |

Phát ngôn gần đây của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm khẳng định chủ trương quân đội sẽ không làm kinh tế để tập trung vào phát triển nền quốc phòng chuyên nghiệp và hiện đại đã nhận được sự ủng hộ lớn từ dư luận. Tuy nhiên, tham dự buổi Tọa đàm “Kết hợp kinh tế với quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài” tổ chức mới đây tại Hà Nội, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhận định: “Việc này cần phải nói rõ bởi có một số người nhận thức không đầy đủ”. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Kinh tế 24h: Rút dần doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, Nghi án lừa đảo tại đại lý Kia Hà Đông

Văn Thắng - Khánh Linh |

“Giấc mơ” hệ sinh thái số do người Việt làm chủ sắp thành hiện thực; Va với taxi truyền thống, vì sao Uber, Grab được người tiêu dùng “bênh”?; Rút dần doanh nghiệp quân đội làm kinh tế... là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua.

Rút dần doanh nghiệp quân đội làm kinh tế

Nhóm Phóng viên Kinh tế |

Đó là lời khẳng định của Thiếu tướng Võ Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) - trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Cũng theo Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, hoạt động sản xuất kinh tế của quân đội là nhiệm vụ chiến lược, chưa thể bỏ được nhưng Bộ Quốc phòng cũng đã chuẩn bị đề án trình Chính phủ về việc giảm bớt số lượng doanh nghiệp quân đội.