Kiểm soát lạm phát khi giá điện tăng

CƯỜNG NGÔ |

Để tránh tác động tiêu cực khi điều chỉnh tăng giá điện, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trong đó, triển khai những giải pháp tổng thể để kiểm soát, bình ổn mặt bằng giá, ngăn ngừa tác động của việc điều chỉnh giá điện đến mặt bằng giá của nền kinh tế với hàng hóa, dịch vụ.

Giá điện tăng tác động đến CPI như thế nào?

Giá bán lẻ điện bình quân vừa tăng 3% so với giá hiện hành, từ mức 1.864,44 đồng/kWh lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4.5.2023. Việc này ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi mùa nắng nóng đang đến gần, cũng như tăng trưởng kinh tế.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá điện tăng 5% sẽ kéo theo CPI tăng 0,17%. Hiện nay, mức tăng giá điện là 3%, tác động lên CPI sẽ rất nhỏ. Nếu tính tác động tới giá thành các ngành sản xuất dùng nhiều điện như sản xuất thép, ximăng, giấy thì giá thành thép tăng khoảng 0,18%, giá thành ximăng tăng khoảng 0,45% và giá thành sản xuất giấy tăng khoảng 0,4%.

TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - cho rằng, tăng giá điện sẽ gây áp lực khá lớn lên lạm phát và làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Theo tính toán, nếu giá điện tăng 8% làm GDP giảm 0,36% và lạm phát tăng 0,5%; nếu giá điện tăng 10% sẽ làm GDP giảm 0,45% và lạm phát tăng 0,61%. Khi đã điều chỉnh giá điện, buộc các tổ chức kinh tế và hộ gia đình ngay lập tức phải điều chỉnh, cơ cấu lại chi phí, thực hành tiết kiệm điện.

Đồng thời thúc đẩy quá trình đầu tư chuyển đổi năng lượng, tăng tỉ trọng điện thương phẩm từ điện mặt trời và điện gió.

Đối với hộ gia đình sử dụng từ 50 - 400kWh sẽ có mức tăng từ 2.500 - 27.200 đồng.  Ảnh: EVN
Đối với hộ gia đình sử dụng từ 50 - 400kWh sẽ có mức tăng từ 2.500 - 27.200 đồng. Ảnh: EVN

 Tránh tình trạng hàng hoá lợi dụng tăng giá

Ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính - cũng cho rằng, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân 3% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ Công Thương thực hiện nghiêm túc khi điều chỉnh giá điện theo hướng “không giật cục, có lộ trình”, bảo đảm ổn định tình hình chính trị - xã hội, hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

Ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng, điều chỉnh giá điện dù ít hay nhiều sẽ có tác động nhất định đến CPI. Theo tính toán, tăng giá điện 3% sẽ tác động tăng chỉ số giá tiêu dùng ở mức 0,099% ở vòng 1, còn vòng 2 sẽ tăng 0,18%.

Trong khi hiện nay, chúng ta đang áp dụng biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc lũy tiến, với nguyên tắc dùng càng nhiều thì càng phải tăng bậc với giá cao hơn. Và đương nhiên tiền điện sẽ phải trả nhiều hơn.

Mặt khác, những tháng nắng nóng, thông thường tiền điện tiêu thụ thường tăng nhiều hơn tháng bình thường gấp 2 lần. Do đó, tiền điện tăng mạnh là không tránh khỏi kể cả lúc giá điện chưa tăng. Vì thế, giá điện tăng cao hơn cũng là một áp lực lớn cho người dân vào dịp này.

Do vậy, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có chính sách tổng thể để bình ổn mặt bằng giá. Trước hết, cần yêu cầu tất cả doanh nghiệp đăng ký giá, kê khai giá phải báo cáo chi tiết giá thành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi giá điện tăng 3%, tránh tình trạng “nhà đèn” tăng 3% thì doanh nghiệp cũng tăng giá thành sản phẩm tương ứng.

Đồng thời cần có giải pháp tránh lợi dụng việc tăng giá điện để lôi kéo các mặt hàng ở thị trường, chợ dân sinh, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Dân sẽ trả thêm bao nhiêu tiền khi tăng giá điện?

Với việc điện tăng giá 3%, theo tính toán mức tăng với hộ dân và hộ sản xuất kinh doanh:

Đối với hộ dân: tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ; hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng tăng thêm 5.100 đồng/hộ; hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng tăng thêm 11.100 đồng/hộ; hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng tăng thêm 18.700 đồng/hộ và hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ.

Đối với hộ sản xuất kinh doanh: hơn 1,8 triệu hộ sản xuất sẽ phải trả thêm 307.000 đồng/tháng/hộ; 662.000 khách hàng là hộ hành chính sự nghiệp sẽ phải trả thêm 40.000 đồng/tháng/hộ; 528.000 hộ kinh doanh dịch vụ sẽ trả thêm 141.000 đồng/tháng/hộ.


CƯỜNG NGÔ
TIN LIÊN QUAN

Tăng giá điện, người thuê trọ nặng thêm nỗi lo

Bạn đọc Nguyễn Thị Loan |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4.5.2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Hơn 10 triệu hộ tiêu dùng phải trả thêm 11.000 đồng/hộ khi tăng giá điện

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với việc giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% từ ngày 4.5, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ. Đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tăng giá điện bao nhiêu là phù hợp?

Anh Tuấn |

Phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được lưu ý phù hợp với khung giá bán lẻ điện bình quân mới, đánh giá kĩ tác động để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Đáng chú ý, việc tăng giá điện không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

Xác minh clip học sinh lớp 8 bị "đánh hội đồng" giữa lớp học

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 6.5, mạng xã hội đang lan truyền chóng mặt đoạn clip 40 giây học sinh đánh nhau khiến các bậc phụ huynh vô cùng bức xúc.

Bản tin thời sự 20h: Cảnh báo mưa dông, chấm dứt đợt nắng nóng kỷ lục

Nhóm PV |

Bản tin thời sự 20h: Cháy lớn tại chợ huyện ở Đắk Lắk; Giá điện tăng, người dân lo hàng hóa "té nước theo mưa"; Quái xế ngang nhiên biến khu vực trước cửa Nhà hát Lớn Hà Nội thành "sàn diễn"; Cảnh báo mưa dông, chấm dứt đợt nắng nóng kỷ lục;...


Giờ thứ 9: Người đàn ông ba vợ - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Miệng đời mỗi khi nghe đến chuyện tôi ba vợ là lại cười khẩy, tuồng như việc hôn nhân của tôi lận đận đều là do tôi chẳng ra gì nên mới phải lấy ba đời vợ mà vẫn không an yên. Nào có ai thấu tỏ, họ - những người đàn bà tôi chọn làm vợ, đã đối xử tệ bạc với tôi thế nào, tôi đã đối với họ ra sao…

Cận cảnh "báu vật" ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Việt Dũng - Hải Danh |

Hà Nội - Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đang là nơi lưu giữ số lượng lớn di tích, di vật, hiện vật từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789)...

U22 Campuchia thua U22 Myanmar 0-2, nguy cơ lớn bị loại

Nhóm PV |

U22 Campuchia không thể có điểm ở trận quyết đấu U22 Myanmar, đối mặt với nguy cơ dừng chân ngay ở vòng bảng.

Tăng giá điện, người thuê trọ nặng thêm nỗi lo

Bạn đọc Nguyễn Thị Loan |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4.5.2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Hơn 10 triệu hộ tiêu dùng phải trả thêm 11.000 đồng/hộ khi tăng giá điện

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với việc giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% từ ngày 4.5, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ. Đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tăng giá điện bao nhiêu là phù hợp?

Anh Tuấn |

Phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được lưu ý phù hợp với khung giá bán lẻ điện bình quân mới, đánh giá kĩ tác động để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Đáng chú ý, việc tăng giá điện không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.