Hết quỹ đất, Đà Nẵng muốn phát triển phải chọn công nghệ cao, chip bán dẫn

THÙY TRANG |

Với quỹ đất đang dần hạn hẹp thì công nghệ cao, trong đó có công nghệ chip bán dẫn là lựa chọn sẽ giúp TP Đà Nẵng có bước phát triển mới trong tương lai.

Chỉ có thể chọn công nghệ cao

Tại lễ công bố quy hoạch TP Đà Nẵng ngày 25.11, ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc Kinh doanh Synopsys Nam Á đã có những chia sẻ, góp ý cùng thành phố về sự phát triển trong tương lai.

Ông Lâm nhận định, nếu lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ thông thường thì Đà Nẵng hiện nay không còn quỹ đất. Tổng thu nhập của người dân thành phố khoảng 5 tỉ USD, thu ngân sách của Đà Nẵng năm 2022 dưới 1 tỉ đô. Năm 2023 và những năm tiếp theo, nguồn thu ngân sách này sẽ còn thấp hơn khi Trung ương và thành phố có những chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp.

s
Ông ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc Kinh doanh Synopsys Nam Á góp ý cùng Đà Nẵng. Ảnh: Thùy Trang

Trong khi đó, một công ty công nghiệp bán dẫn có 8.000 người nhưng mỗi năm làm ra 6 tỉ USD, cao hơn tổng thu nhập của người dân Đà Nẵng. Một công ty khác, văn phòng của họ trông rất bình thường, không cần nhiều quỹ đất nhưng họ có 8.500 kỹ sư, mỗi năm doanh thu là 3,6 tỉ USD. Và những doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu này đã có mặt tại Việt Nam cũng như tại Đà Nẵng.

Ông Lâm khẳng định: “Công nghiệp bán dẫn là công nghệ cao và Đà Nẵng trong bối cảnh sắp hết nguồn quỹ đất mà muốn phát triển thì buộc phải lựa chọn phát triển công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn”.

Về nguồn nhân lực, ông Lâm cho rằng, kỹ sư Việt Nam hiện nay đã và đang làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn, tại các công ty hàng đầu trong và ngoài nước. Về công nghệ, chính kỹ sư tại Synopsys tại Đà Nẵng hiện đã làm chủ được công nghệ làm chip bán dẫn nên đây không phải là vấn đề.

“Lãnh đạo Đà Nẵng có tầm nhìn, các trường đại học đang giảng dạy các chương trình không khác gì với thế giới, có giáo trình đã giảng dạy bằng tiếng Anh. Mục tiêu của thành phố là đến năm 2023, thành phố có 10.000 nhân lực công nghiệp bán dẫn thì tôi đề nghị, Đà Nẵng đi theo hướng đầu ra cần bao nhiêu thì đào tạo bấy nhiêu và điều chỉnh theo nhu cầu, điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn cần thêm xây dựng trung tâm ươm tạo tầm thế giới. Ngoài ra, thành phố cần đầu tư hạ tầng phần mềm cho các trường đại học, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể chia sẻ với ưu đãi cao nhất; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong thiết kế chip, đảm bảo tạo ra các sản phẩm cạnh tranh được ở các thị trường quốc tế…”.

Doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố xây dựng silicon Đà Nẵng

Cùng phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT đánh giá cao quy hoạch của Đà Nẵng được phê duyệt giữa lúc Việt Nam đang có cơ hội rất lớn tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Đà Nẵng hiện có số trường đại học trên tỉ lệ dân số cao hơn các địa phương khác, sinh viên chiếm 10% dân số, các doanh nghiệp lớn về công nghệ đã có mặt Đà Nẵng. Họ là những doanh nghiệp đang dẫn dắt ngành công nghiệp bán dẫn thế giới.

s
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cam kết đồng hành đào tạo nhân lực bán dẫn cho Đà Nẵng. Ảnh: Thùy Trang

“Hai năm trước, Việt Nam là số 0 với thế giới về công nghệ thông tin. Nhưng nay chúng ta có 1 triệu kỹ sư công nghệ, nửa triệu kỹ sư làm phần mềm, là quốc gia xuất khẩu phần mềm đứng số 2 sau Ấn Độ. Vậy bây giờ phải tính toán chúng ta cần bao nhiêu nhân lực công nghiệp bán dẫn.

FPT đang đào tạo 17.500 học sinh, sinh viên và đã ký kết và sẽ triển khai đào tạo quy mô lớn về nguồn nhân lực công nghệ. Chúng tôi sẽ đi gặp gỡ doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn để bàn về kế hoạch nhân lực tương lai. Chúng tôi không chỉ cung ứng nhân lực cho họ ở Việt Nam mà còn tại các quốc gia khác. Chúng tôi cam kết làm hết sức mình, đồng hành cùng thành phố trong bức tranh tương lai trở thành silincon Đà Nẵng” - ông Bình chia sẻ.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

4 thách thức lớn nhất trong đào tạo sinh viên học ngành chip bán dẫn

Đức Mạnh |

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, khác với các ngành khác, sinh viên học bán dẫn sẽ như một người đứng sau khi thiết kế các vi mạch, sau đó cần thời gian dài để đúc thành con chip và triển khai ra bên ngoài.

Bài toán khó để thu hút chuyên gia đầu ngành về giảng dạy chip bán dẫn

MẠNH ANH (thực hiện) |

“Các trường đại học ở Việt Nam hầu như đều thiếu giảng viên, giáo sư đầu ngành về công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là thiết kế vi mạch. Bởi những người giỏi thường chọn tập đoàn lớn bên ngoài để hưởng mức lương cao hơn” - PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Mức lương lên tới 10 con số của kĩ sư chip bán dẫn

Trà My |

Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghiệp chip bán dẫn của các công ty rất lớn cùng mức lương cao là một trong số những lí do để nhiều sinh viên đăng kí ngành học này.

Tác giả đoạt giải Nhất tiểu thuyết từng là tâm điểm ở một phiên tòa đẫm nước mắt

Mi Lan |

Tác giả Nguyễn Trí vừa đoạt giải nhất thể loại tiểu thuyết cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn với tác phẩm “Hoa xương rồng”. Cách đây 13 năm, ông từng là nhân vật tâm điểm ở một phiên tòa đẫm nước mắt.

Mong muốn việc cải cách tiền lương sớm đi vào thực tiễn

Vân Trang |

Khi chính sách cải cách tiền lương được thực hiện, vấn đề về lương cho giáo viên, nhân viên thư viện, kế toán trường học sẽ được giải quyết thoả đáng.

Lý do TPHCM có đủ 5 Phó Chủ tịch UBND vẫn muốn xin thêm

MINH QUÂN |

TPHCM - Làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên kiến nghị cho thành phố thêm một Phó Chủ tịch UBND chuyên trách để đảm trách việc thực hiện Nghị quyết 98.

Cháy nhà xưởng tại ngoại thành Hải Phòng, cột khói cao hàng trăm mét

Hoàng Khôi |

Ngày 26.11, thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Hải Phòng, một vụ cháy lớn vừa xảy ra trên địa bàn xã Thái Sơn, huyện An Lão.

Hàng cột điện giữa đường tiềm ẩn tai nạn giao thông

Minh Hạnh |

Hà Nội - Tuyến đường Ngọc Hồi đoạn km12+500 đi qua xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì từ nhiều năm nay có 1 hàng cột điện bị “bỏ quên” nằm giữa đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao và mất mỹ quan đô thị.

4 thách thức lớn nhất trong đào tạo sinh viên học ngành chip bán dẫn

Đức Mạnh |

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, khác với các ngành khác, sinh viên học bán dẫn sẽ như một người đứng sau khi thiết kế các vi mạch, sau đó cần thời gian dài để đúc thành con chip và triển khai ra bên ngoài.

Bài toán khó để thu hút chuyên gia đầu ngành về giảng dạy chip bán dẫn

MẠNH ANH (thực hiện) |

“Các trường đại học ở Việt Nam hầu như đều thiếu giảng viên, giáo sư đầu ngành về công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là thiết kế vi mạch. Bởi những người giỏi thường chọn tập đoàn lớn bên ngoài để hưởng mức lương cao hơn” - PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Mức lương lên tới 10 con số của kĩ sư chip bán dẫn

Trà My |

Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghiệp chip bán dẫn của các công ty rất lớn cùng mức lương cao là một trong số những lí do để nhiều sinh viên đăng kí ngành học này.