Giải pháp giải cứu nông sản bằng công nghệ chế biến và thị trường

Minh Ánh |

Sáng 28.4 tại thành phố Cần Thơ, hơn 400 đại biểu của 63 tỉnh, thành trong cả nước đã tham dự Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thành uỷ Cần Thơ tổ chức. Công nghệ chế biến và tìm kiếm thị trường là 2 giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững.

Đến tham dự hội nghị có ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Huỳnh Thanh Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cùng các lãnh đạo sở ban ngành, lãnh đạo nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, ông Huỳnh Thanh Đạt đã trình bày các vấn đề về việc ứng dụng công nghệ vào công nghiệp chế biến nông sản; Việc bảo hộ và khai thác các tài sản sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm nông sản; Hoàn thiện cơ chế chính sách về truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Huỳnh Thanh Đạt cũng nhấn mạnh những mong muốn tiếp tục có sự đồng hành, sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Bộ NNPTNT, của các bộ ngành, của lãnh đạo TP.Cần Thơ và các địa phương trong vùng, cũng như sự hưởng ứng tham gia tích cực của đội ngũ các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, ông Lê Minh Hoan khẳng định, chế biến và thị trường là những khâu rất quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến bàn ăn của người tiêu dùng. Tư duy kinh tế nông nghiệp thành công hay thất bại cũng từ khâu này. Chế biến tạo giá trị gia tăng trong khi lợi nhuận của cả chuỗi thì phần lớn trong khâu kinh doanh thị trường của nông sản. Vậy nên, có thể nói vai trò quyết định trong kinh tế nông nghiệp nằm tại 2 khâu này của nông sản.

Ông Hoàng Bá Nghị, Uỷ viên Ban Chỉ đạo VietGAP Trung ương cho biết: “Hiện nay, về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam được Chính phủ và Bộ NNPTNT ủng hộ rất lớn, cả về chính sách, tiền bạc, và nhân lực, tuy nhiên có một nhược điểm đó là chúng ta tạo ra rất nhiều các sản phẩm nông sản, thậm chí sản lượng tăng lên rất là nhiều, tuy nhiên giá trị gia tăng thực sự chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến các trường hợp là hiện nay chúng ta sản xuất dư thừa, nhất là trái cây, cung lớn hơn cầu, dẫn đến việc phải đi “giải cứu” một số sản phẩm”.

Ông Nghị khẳng định, “vấn đề thứ nhất ở đây là khâu chế biến sau thu hoạch, tỉ lệ hao hụt tương đối nhiều, đầu tư cho giá trị gia tăng chưa được quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp đầu tư vào các nhà máy chế biến thì chưa có nhiều, chúng ta mới chỉ bán những sản phẩm thô cho một số thị trường. Thứ hai, về việc phát triển thị trường nông sản, chúng ta cũng chưa quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu thị trường. Đó là nỗi lo của ngành nông nghiệp hơn chục năm qua”.

Trăn trở về vấn đề phát triển thị trường nông sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, đề nghị các cơ quan của Bộ, các thành viên Ban Chỉ đạo thị trường của Bộ, các lãnh đạo UBND các địa phương, GĐ các Sở Nông nghiệp và PTNT và các Chi cục trực thuộc trên cương vị cần coi “thị trường là yếu tố quyết định đến sự sống còn của quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá”, vì vậy định hướng phát triển thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Nhấn mạnh thêm ý nghĩa của hội nghị hôm nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, Việc nâng tỉ trọng nông sản qua chế biến cũng sẽ tạo ra giá trị gia tăng, đồng thời giải quyết vấn nạn “nông sản vào mùa”, cung vượt qua cầu khiến nông sản mất giá.

“Câu chuyện giải cứu vừa qua không bỏ qua các mặt hàng nào từ hành tím, cam tới dưa hấu,…, và câu chuyện này nằm ở khúc cua của quy luật thị trường. Khi thị trường mất cân bằng giữa cung và cầu thì chính sản phẩm chế biến sẽ giải quyết được vấn đề này. Việc thúc đẩy công tác chế biến không chỉ giúp tạo ra giá trị gia tăng cho một ngành hàng nông sản mà chúng còn giúp tạo ra nền tảng phát triển cho ngành nông sản để đi vào quy luật của chuỗi giá trị và quy luật cung cầu”.

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, hiện nay, sản lượng lúa ước đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn; khoai lang ước đạt 1,3 triệu tấn; rau, đậu 17,1 triệu tấn. Cây lâu năm: Sản lượng xoài đạt 788,4 nghìn tấn; thanh long đạt 1,1 triệu tấn; dứa đạt 674,0 nghìn tấn. Sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 3,6 triệu tấn, trong đó khai thác biển ước đạt 3.3 triệu tấn, khai thác nội địa ước đạt 209 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.4 triệu tấn.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Khâu chế biến là khâu tạo ra giá trị gia tăng rất cao

Minh Ánh |

Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bên lề Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản 2021.

Hải Phòng duyệt dự án tổ hợp sơ chế, chế biến nông sản hơn 400 tỉ đồng

Mai Dung |

Thường trực Thành ủy Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương đầu tư Dự án tổ hợp sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm công nghệ cao tại xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo với tổng số vốn 436.9 tỉ đồng.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Khâu chế biến là khâu tạo ra giá trị gia tăng rất cao

Minh Ánh |

Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bên lề Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản 2021.

Hải Phòng duyệt dự án tổ hợp sơ chế, chế biến nông sản hơn 400 tỉ đồng

Mai Dung |

Thường trực Thành ủy Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương đầu tư Dự án tổ hợp sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm công nghệ cao tại xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo với tổng số vốn 436.9 tỉ đồng.