Gần 200 lô cá tầm Trung Quốc thiếu pháp lý vẫn được tuồn vào Việt Nam

Long Nguyễn |

Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ tháng 3.2021 đến nay, có tổng cộng 186 lô cá tầm Trung Quốc nhập khẩu qua Lạng Sơn, Lào Cai vướng các thủ tục về pháp lý nên chưa được phép thông quan. Tuy vậy ở thời điểm hiện tại, toàn bộ số cá tầm này đã được đưa vào trong nước.

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5059/BTC-TCHQ ngày 18.5.2023 gửi Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc trong việc nhập khẩu cá tầm.

Cụ thể từ tháng 3.2021 đến nay, để kiểm soát giống loài, chủng loại cá tầm nhập khẩu đúng với giấy phép CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp - PV) đã cấp, các lô hàng cá tầm nhập khẩu đều phải được cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa.

Do hải quan không đủ kinh nghiệm và phương tiện kỹ thuật để xác định chủng loài cá nên đã gửi mẫu sang các cơ quan khoa học thuộc Bộ NNPTNT để thực hiện việc giám định.

Tuy vậy, kết quả giám định của các đơn vị này lại không kết luận rõ ràng hoặc không tiếp nhận mẫu dẫn đến cơ quan hải quan không đủ cơ sở pháp lý để thông quan hoặc xử lý vi phạm đối với tổng cộng 186 tờ khai nhập khẩu.

Theo Bộ Tài chính, kết quả kiểm tra việc bảo quản hàng hóa của Cục Hải quan tại Lạng Sơn và Lào Cai, ở thời điểm hiện tại, ghi nhận thì toàn bộ hàng hóa không còn tại nơi bảo quản.

Giải thích cho tình trạng này, một số doanh nghiệp khai báo do cá bị chết nên đã tiêu hủy nhưng việc tiêu hủy không thông báo cho cơ quan hải quan và không có biên bản tiêu hủy.

Một số trường hợp khai báo hàng hóa đã được bán trước khi thông quan do trong thời gian bảo quản một số lượng lớn cá tầm đã bị chết, để giảm thiểu thiệt hại các doanh nghiệp đã bán hàng hóa trước khi được cấp phép thông quan.

Hiện nay, cơ quan hải quan đang rà soát lại toàn bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu cá tầm trong giai đoạn 2021-2022 để xử lý vi phạm.

Cá tầm Trung Quốc ngoài danh mục nhập khẩu được bán công khai tại chợ đầu mối Yên Sở, Hà Nội thời điểm tháng 1.2023. Ảnh: Long Nguyễn.
Cá tầm Trung Quốc ngoài danh mục nhập khẩu được bán công khai tại chợ đầu mối Yên Sở, Hà Nội thời điểm tháng 1.2023. Ảnh: Long Nguyễn.

Từ thực tế trên, trong văn bản gửi đi, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT trước ngày 1.6.2023, đối với các mẫu cá đã lấy mà chưa kết luận rõ ràng, thì chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phải có kết luận rõ ràng để lực lượng hải quan có căn cứ để xử lý.

Còn đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu chưa được tiếp nhận mẫu để giám định, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao Bộ NNPTNT khẩn trương chỉ định một đơn vị chuyên môn tiếp nhận mẫu, thực hiện giám định và có kết luận kết quả giám định cụ thể đối với các lô cá tầm nhập khẩu nêu trên trước ngày 1.6.2023.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng kiến nghị với các mẫu cá tầm nhập khẩu đang được lưu tại cửa khẩu từ năm 2021 đến nay đã có hiện tượng phân hủy. Do vậy, trường hợp Bộ NNPTNT không yêu cầu cung cấp mẫu trước ngày 1.6.2023 thì sau thời điểm trên, Bộ Tài chính đề xuất mời Chi cục Thú y phối hợp để tiến hành tiêu hủy các mẫu lưu.

Trước đó, Báo Lao Động có tuyến bài Nguy cơ "vỡ trận" cá tầm Việt phản ánh về tình trạng khó khăn đầu ra cho con cá tầm Việt.

Cụ thể ngay trên sân nhà, do giá thành rẻ hơn (đi kèm chất lượng kém hơn) nhưng lại mập mờ trong khâu bán hàng và tiếp thị, nên cá tầm Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế trên thị trường.

Kể từ năm 2018, trước sự đe dọa từ cá tầm Trung Quốc giá rẻ, chất lượng thấp, hàng loạt doanh nghiệp nuôi cá tầm trên cả nước có nguy cơ phá sản. Nhiều trang trại buộc phải để hoang phế, nước đọng cạn đáy...

Tháng 1.2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ thời điểm đó là ông Trương Hòa Bình đã ký văn bản giao Bộ Công an, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu phản ánh nêu trên để xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hóa: Người đàn ông bỏ phố lên núi nuôi cá tầm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách đây hơn 1 thập kỷ, ông Hà Khắc Sâm (ở thị trấn huyện Lang Chánh) đã quyết định “bỏ phố” lên núi Pù Rinh dựng lán, xây bể nuôi cá tầm. Đây được xem là một mô hình nuôi cá tầm duy nhất ở xứ Thanh, mỗi năm mô hình này giúp ông Sâm thu về cả tỉ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

“Làm đường cho dân mà bít hết lối rẽ như vậy sao chúng tôi di chuyển được"

Việt Dũng - Hải Danh |

Hà Nội – Để thực hiện dự án đường Vành đai 2,5, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Mai, Hà Nội (chủ đầu tư) đã khôi phục và dựng hơn 500 mét hàng rào bê tông để bảo vệ dự án. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn trải dài đã bịt hết các lối quay đầu, sang đường của người dân khiến quá trình đi lại trở nên khó khăn.

Đắk Nông đau đầu với quy hoạch khai thác bô xít

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông có 8 huyện, thành phố với diện tích hơn 650.000ha. Thế nhưng, hiện có 189.040ha nằm trên địa bàn 5 huyện, thành phố vướng quy hoạch khai thác bô xít.

Nhiều du khách quan tâm giá vé, chỗ ngồi xem lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng

Mỹ Linh |

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023, đông đảo du khách bắt đầu tìm hiểu thông tin về giá vé, chỗ ngồi trong dịp này.

Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính là dũng cảm và văn minh

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật Chuyển đổi giới tính là một bước tiến dũng cảm và văn minh, bởi hiện cộng đồng LGBT tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức như các nước trong khu vực và trên thế giới.

Công an vào cuộc vụ nhân viên quán hải sản đánh "hội đồng" du khách ở Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Công an đã mời chủ quán hải sản Tám Mẹo lên làm việc sau sự việc du khách tố cáo bị nhân viên quán này hành hung.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Đồng Nai được đề nghị giảm đến 3 năm tù trong vụ thông thầu AIC

Việt Dũng |

Hà Nội - Phan Huy Anh Vũ - cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai dù không phải bồi thường song đã tự nguyện nộp tiền khắc phục trong vụ thông thầu tại Công ty AIC.

Dự báo diễn biến nắng nóng gay gắt và tình hình mưa trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định sang tháng 6 năm 2023, nắng nóng gia tăng. Nhiệt độ trên cả nước tiếp tục có xu hướng cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm.

Thanh Hóa: Người đàn ông bỏ phố lên núi nuôi cá tầm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách đây hơn 1 thập kỷ, ông Hà Khắc Sâm (ở thị trấn huyện Lang Chánh) đã quyết định “bỏ phố” lên núi Pù Rinh dựng lán, xây bể nuôi cá tầm. Đây được xem là một mô hình nuôi cá tầm duy nhất ở xứ Thanh, mỗi năm mô hình này giúp ông Sâm thu về cả tỉ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.