Dư nợ tín dụng xanh đạt trên 564.000 tỉ đồng

Minh Ánh |

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, đến 30.9.2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564.000 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Sáng 4.12, tại Hội thảo "Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh" do Báo Đầu tư phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức, bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (15%).

Đến 30.9.2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564.000 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%).

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ, hiện vẫn chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế. Việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn hạn, khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối vốn và bảo đảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định…

Do vậy, để tín dụng xanh phát triển, kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, có hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Cùng với đó, cần xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam khuyến nghị, cùng với hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế xanh và tài chính xanh; cần xác định mục tiêu định lượng cụ thể phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, và tạo động lực phát triển tài chính xanh.

Ngoài ra, ông Hùng cho rằng, Việt Nam cần chủ động tiếp cận các nguồn vốn quốc tế thông qua hợp tác song phương và các tổ chức tài chính quốc tế để thu hút nguồn vốn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện xác nhận chứng chỉ carbon, hình thành thị trường carbon trong nước và kết nối với thị trường carbon quốc tế…

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

BIDV dành 4.200 tỉ đồng tín dụng xanh cho doanh nghiệp dệt may

Hạnh Nguyễn |

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình chuyển dịch xanh theo hướng phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai gói tín dụng xanh 4.200 tỉ đồng với các ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo và tỉ giá. Chương trình triển khai đến 30.6.2024 hoặc đến khi giải ngân hết ngân sách.

Kinh tế xanh, tín dụng xanh là điều không thể chậm trễ

Đức Mạnh |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên sự phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Công an thông tin vụ nam thanh niên đâm chết 2 nữ sinh cấp 3 ở Bắc Ninh

Vân Trường |

Trưa 5.12, công an tỉnh Bắc Ninh đã có thông tin ban đầu vụ án Giết người xảy ra ngày 4.12.2023 tại phường Trang Hạ, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Khu chợ sỉ bánh kẹo lớn nhất TPHCM, tiểu thương ngồi ngóng khách mùa mua sắm Tết

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Vào mùa cao điểm kinh doanh dịp Tết, tại chợ Bình Tây (Quận 6) - chợ sỉ bánh kẹo lớn nhất TPHCM, việc buôn bán ảm đạm, tiểu thương ngồi chờ khách mua.

Hoạt động công đoàn tiếp tục hướng mạnh về cơ sở

Vương Trần |

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động là một trong 3 đột phá trong hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028, được nêu rõ tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Bí thư Hà Nội nêu loạt vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp HĐND TP Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt xảy ra cục bộ tại một số quận, huyện; kỷ luật, kỷ cương đã được tăng cường nhưng có nơi, có lúc còn chưa nghiêm...

Đức vô tình lộ tin nhạy cảm của NATO cho Nga khi xây Nord Stream 2

Thanh Hà |

Vấn đề về giám sát của cơ quan hàng hải Đức trong vụ đường ống dẫn khí Nord Stream 2 mới đây đã được hé lộ trong cuộc điều tra của một ủy ban Quốc hội Đức.

BIDV dành 4.200 tỉ đồng tín dụng xanh cho doanh nghiệp dệt may

Hạnh Nguyễn |

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình chuyển dịch xanh theo hướng phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai gói tín dụng xanh 4.200 tỉ đồng với các ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo và tỉ giá. Chương trình triển khai đến 30.6.2024 hoặc đến khi giải ngân hết ngân sách.

Kinh tế xanh, tín dụng xanh là điều không thể chậm trễ

Đức Mạnh |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên sự phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.