Dư địa để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất lớn

Phong Nguyễn |

Hiện cả nước mới có 5.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chiếm 4,5% tổng số DN ngành CN chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động với doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỉ đồng, tương đương 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo. Dư địa để phát triển CNHT còn rất lớn.

Những nền móng đầu tiên để CNHT ở Việt Nam phát triển

Mới đây, tham dự Hội chợ triển lãm CNHT 2022 tại TPHCM, Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu và kỹ thuật Đại Kinh Bắc đã chứng minh được vị thế là nhà cung ứng sản phẩm CNHT có uy tín của Việt Nam và được nhiều đối tác trong nước và ngoài nước ghi nhận.

Ông Dương Thành Đạt - Giám đốc kinh doanh - Công ty Đại Kinh Bắc, chia sẻ về nguyện vọng xây dựng được một nhà máy có đủ năng lực sản xuất những sản phẩm CNHT đạt tiêu chuẩn quốc tế để đưa ra thị trường, cung ứng cho các nhà máy những sản phẩm hiện nay đang phải nhập khẩu.

Là một trong những nhà cung cấp chính các phụ kiện điện tử bằng vật liệu nhôm cao cấp cho Tập đoàn Samsung, các sản phẩm bao gồm khung tivi và các sản phẩm điện tử khác nhau theo đơn đặt hàng của đối tác, năm 2022, Công ty TNHH Pavonine Vina (KCN B1 Tiến Hùng, TX.Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến gia công khoảng 2 triệu sản phẩm, tăng 30% so với năm 2021.

Chia sẻ với PV Lao Động, ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam - nhấn mạnh: Trong sản xuất công nghiệp để tạo nên sản phẩm đến tay người dùng cần rất nhiều công đoạn mà nếu công ty sản xuất không đủ lớn, không đủ kiến thức và yếu nhân lực thì không thể một mình hoàn thiện được tất cả. Như vậy, cần CNHT để cung cấp nguyên liệu sản xuất, sản phẩm, linh kiện, phụ tùng… theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất lớn.

Thực tế là trong chuỗi sản xuất điện thoại thông minh của Apple, Samsung hỗ trợ sản xuất màn hình, Foxconn hỗ trợ làm linh kiện tai nghe, dây sạc… Như vậy, Samsung và Foxconn được xem là công nghiệp hỗ trợ cho Apple.

Công nghiệp hỗ trợ còn dư địa rất lớn để phát triển

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu DN Việt Nam tham gia vào sản xuất, chế tạo trong ngành CNHT. Đây là con số quá thấp khi so sánh với cộng đồng DN CNHT tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Như vậy, ngành CNHT đang rất cần phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu với quy mô lớn hơn, bao trùm hơn. Điều đó cho thấy, “mảnh đất” CNHT còn quá nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Trong khi đó, hiện nay, các sản phẩm CNHT đang tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như dệt may, da giày, chế biến gỗ và cơ khí, còn những sản phẩm CNHT mang hàm lượng công nghệ cao, tinh vi, phức tạp… thì chưa được đầu tư để có được những nhà máy CNHT đáp ứng yêu cầu này.

Mặc dù theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỉ lệ DN FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các DN tại nước mẹ đã giảm dần từ 58,7% xuống 41,4%.

Trong 5 năm qua, các DN FDI cũng đang giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ nước thứ ba nhờ ngành CNHT tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, ngay cả những ngành được coi là có CNHT trong nước như dệt may, nhưng xét theo chuỗi giá trị, tỉ trọng DN hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% DN dệt may, da giày có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất. Tỉ lệ này ở DN điện tử cao hơn, nhưng cũng chỉ ở mức 33%.

PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) nhấn mạnh: Phần lớn DN CNHT chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng. Chỉ có khoảng 20% DN có chứng nhận ISO 9000 (quản lý chất lượng), 9% DN có chứng nhận ISO 14000 (quản lý môi trường).

Điều này cho thấy, dự địa của ngành CNHT còn rất lớn. Vấn đề đặt ra là cần khơi thông các chính sách để thu hút đầu tư về nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để “phủ đầy” những khoảng trống về CNHT hiện nay.

* Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch VCCI: Để tháo gỡ khó khăn cho CNHT, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục có những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho DN CNHT thông qua cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và chính sách phát triển CNHT theo hướng minh bạch, thuận lợi để DN yên tâm hơn khi đầu tư vào lĩnh vực này.

* PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân): Thực tiễn cho thấy, CNHT là nền tảng của tính tự cường và độc lập, tự chủ. Nền CNHT vừa thiếu vừa yếu dẫn đến sự bị động thậm chí bị phụ thuộc nước ngoài. Do đó không thể có các chuỗi sản xuất mạnh, ổn định và khó phát triển lâu dài nếu tách rời phát triển CNHT.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thấp?

Dũng Quang |

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác

T.Dũng |

Tại hội thảo "Giao lưu doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc” vừa diễn ra tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, sau tác động ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy, một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo bệ đỡ cho sản phẩm cao cấp, mang tính toàn cầu

Phong Nguyễn |

Để thu hút các dự án đầu tư mới, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, cả nước nói chung và các địa phương cần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) để cung ứng thiết bị, phụ tùng không chỉ cho thị trường nội địa mà còn mang tính toàn cầu.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thấp?

Dũng Quang |

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác

T.Dũng |

Tại hội thảo "Giao lưu doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc” vừa diễn ra tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, sau tác động ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy, một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo bệ đỡ cho sản phẩm cao cấp, mang tính toàn cầu

Phong Nguyễn |

Để thu hút các dự án đầu tư mới, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, cả nước nói chung và các địa phương cần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) để cung ứng thiết bị, phụ tùng không chỉ cho thị trường nội địa mà còn mang tính toàn cầu.