Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo bệ đỡ cho sản phẩm cao cấp, mang tính toàn cầu

Phong Nguyễn |

Để thu hút các dự án đầu tư mới, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, cả nước nói chung và các địa phương cần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) để cung ứng thiết bị, phụ tùng không chỉ cho thị trường nội địa mà còn mang tính toàn cầu.

Đưa ngành công nghiệp hỗ trợ thoát tình trạng vừa thiếu vừa yếu

Kết quả khảo sát gần đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, khả năng tự cung ứng các sản phẩm CNHT từ các DN Việt Nam hiện chiếm tỉ lệ rất thấp. Như với ngành điện tử gia dụng, tỉ lệ nội địa hoá của các DN Việt chỉ chiếm và đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu.

Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho hay, hiện nay dung lượng thị trường cho ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) rất lớn nhưng thiếu trầm trọng các nhà cung ứng trong nước. Trong lĩnh vực ôtô, cả nước có 20 doanh nghiệp (DN) lắp ráp, sản xuất ôtô nhưng mới chỉ có 84 DN cung ứng cấp 1 và 145 DN cung ứng cấp 2, 3. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có 16 DN lắp ráp nhưng có đến 690 DN cung ứng cấp 1 và 1.700 DN cung ứng cấp 2, 3.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), một chiếc ôtô có đến 30.000 linh kiện, song 80% số này đến từ nguồn nhập khẩu. Số còn lại do DN trong nước sản xuất với những chi tiết đơn giản. Chính vì vậy, không riêng gì lĩnh vực điện tử, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cũng phải nhập khẩu nhiều linh kiện, phụ tùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.

Qua số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cho thấy, khối lượng linh kiện, phụ kiện nhập khẩu hằng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỉ USD, riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ôtô vào khoảng từ 35 - 50 tỉ USD.

Ông Nguyễn Xuân Thuỷ - Phó Giám đốc kế hoạch chiến lược - Công ty Ôtô Toyota Việt Nam - cho hay, trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ DN trong nước trong lĩnh vực CNHT năm 2022, Công ty Ôtô Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã khởi động chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến DN trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Cụ thể, Toyota Việt Nam sẽ đồng hành và hỗ trợ có chiều sâu cho 4 DN thuộc các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và caosu bằng cách cử chuyên gia đến làm việc, tìm ra những vấn đề tồn tại và cùng DN đưa ra biện pháp, kế hoạch cải tiến khắc phục, từ đó nâng cao năng lực của DN.

Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp hỗ trợ

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho hay, cùng với sự phát triển của các chuỗi cung ứng và đẩy mạnh phát triển CNHT, hàng loạt tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Panasonic, Boeing, Canon, LG, Sumitomo, Foxconn đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Việt Nam có khoảng 1.000 DN đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó DN trong nước chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên, hiện nay, rất ít DN trong nước đầu tư vào lĩnh vực CNHT, hoặc nếu đầu tư thì phần lớn không đáp ứng được yêu cầu của các DN đầu tư nước ngoài (FDI) do sản phẩm CNHT còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu phát triển CNHT, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia triển khai nhiều chương trình đào tạo, tư vấn đổi mới công nghệ sản xuất, giúp các DN cải thiện năng suất, đủ năng lực tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Lai Xuân Đạt - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương - khẳng định: “Tỉnh xác định luôn hỗ trợ tối đa cộng đồng DN, trong đó có hơn 4.000 DN đầu tư nước ngoài (FDI) và gần 60.000 DN trong nước. Trong thu hút đầu tư, thời gian tới Bình Dương sẽ tiếp tục đầu tư cho quy hoạch, có đề án thành phố thông minh để tìm ra các giải pháp tăng năng suất lao động, thu hút đầu tư công nghệ cao”.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Đòn bẩy tiến nhanh đến nền nông nghiệp thông minh

Phong Nguyễn |

Hướng tới nền nông nghiệp thông minh, không thể tách rời khỏi sản xuất hiện đại, chế biến sâu, tham gia chuỗi toàn cầu với sự góp sức của công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ: Đưa công nghiệp hỗ trợ bắt nhanh với chuyển đổi số

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đặt mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; khoảng 2.000 doanh nghiệp (DN) đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành CNHT cần được đầu tư để hòa nhịp vào chương trình chuyển đổi số...

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu?

T.Dũng |

Ngày 5.10, đã diễn ra hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo”. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện trước thềm Diễn đàn Đa phương (MSF) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam đồng tổ chức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Công nghiệp hỗ trợ: Đòn bẩy tiến nhanh đến nền nông nghiệp thông minh

Phong Nguyễn |

Hướng tới nền nông nghiệp thông minh, không thể tách rời khỏi sản xuất hiện đại, chế biến sâu, tham gia chuỗi toàn cầu với sự góp sức của công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ: Đưa công nghiệp hỗ trợ bắt nhanh với chuyển đổi số

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đặt mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; khoảng 2.000 doanh nghiệp (DN) đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành CNHT cần được đầu tư để hòa nhịp vào chương trình chuyển đổi số...

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu?

T.Dũng |

Ngày 5.10, đã diễn ra hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo”. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện trước thềm Diễn đàn Đa phương (MSF) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam đồng tổ chức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.