Đồng Yên lình xình quanh đáy 1 năm, lao động Việt không dám gửi tiền về nhà

Phương Anh |

Nhiều lao động Việt Nam tại Nhật lo lắng khi đồng Yên sụt giảm chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lo lắng đồng Yên mỗi ngày một giảm thêm, anh Phan Mạnh Hiếu - kĩ sư ngành cơ khí tại tỉnh Chiba, Nhật Bản - nhiều tháng nay vẫn chờ đợi cơ hội đổi sang tiền Việt để gửi về gia đình. Sang Nhật được 2 năm, mức lương hiện tại của anh khi nhận về tay là khoảng 230.000 Yên/tháng.

“Tỉ giá Yên đi xuống, nhiều tháng nay tôi chưa dám đổi sang tiền Việt để gửi về nhà. Phần lớn tiền lương hàng tháng tôi chỉ để một chỗ, không dám dùng tới cũng như gửi về quê luôn.

Hơn nữa, tôi chấp nhận chuyển việc sang một công ty xa nhà để thu nhập không bị sụt giảm. Ngày nào tôi cũng phải di chuyển 2 ga tàu mới có thể đến công ty. Nhiều hôm tăng ca, 10h đêm mới về tới nhà" - anh Hiếu chia sẻ về những khó khăn trong thời gian qua.

Đồng Yên gần đây có lúc giảm còn gần 150 Yên “ăn” 1 USD, mức tỉ giá thấp nhất kể từ tháng 10.2022. Điều này càng khiến dự định ban đầu của anh Hiếu bị ảnh hưởng nhiều thêm. Bởi khi sang Nhật làm việc, anh phải mất một khoản chi phí cho công ty môi giới để làm thủ tục, giấy tờ. Nhưng hiện nay, tiền lương của anh khi quy đổi sang tiền Việt lại chẳng được bao nhiêu.

“Phải trả khoản nợ cá nhân cùng chi phí sinh hoạt leo thang như tiền nhà, điện nước, thực phẩm… khiến tôi phải hạn chế chi tiêu hơn so với thời điểm một năm trước. Thậm chí, tôi đã lựa chọn mua đồ cũ như quần áo, vật dụng gia đình... để tiết kiệm hết mức có thể.

Trước đây, tôi có thể tiêu 80.000 Yên/tháng nhưng giờ phải cố gắng cắt giảm một nửa. Tất cả số tiền dành dụm được chỉ đợi đến ngày đồng Yên tăng để gửi về quê” - anh Hiếu thở dài.

Thời hạn visa còn một năm nữa. Trước mắt, anh vẫn cố gắng làm nốt công việc hiện tại. Nhưng với tỉ giá Yên thấp chưa từng thấy, có lẽ khi hết hạn visa, anh sẽ suy nghĩ về việc trở về quê hương sinh sống và làm việc.

Người lao động Việt Nam ở Nhật Bản mong chờ đồng Yên tăng giá. Ảnh: NVCC
Người lao động Việt Nam ở Nhật Bản mong chờ đồng Yên tăng giá. Ảnh: NVCC

Tương tự với anh Hiếu, chị Nguyễn Ngọc Trúc Đào sinh sống ở Nhật được 5 năm và đang làm việc trong một công ty công nghệ thông tin tại Tokyo. Thời điểm mới sang đó, 1 Yên đổi ra khoảng 200 đồng.

"Năm 2019, tôi từng hình dung lương sau khi tốt nghiệp là 200.000 Yên/tháng tương đương 40 triệu đồng. Đó là một mức lương khá ổn định so với một du học sinh vừa ra trường. Nhưng sau khi tốt nghiệp vào tháng 3 vừa rồi, tôi đang thu về khoảng 190.000 Yên, tương đương hơn 30 triệu đồng/tháng.

Không những thế, đồng Yên sụt giảm chưa có dấu hiệu ngừng. Nhu yếu phẩm hay chi phí sinh hoạt ngày càng tăng giá. Đây là những khó khăn, thách thức lớn mà tôi cũng như những người Việt Nam đang làm việc tại đây phải chật vật vượt qua" - chị Đào nói.

Ban đầu mục tiêu của chị sang Nhật không phải để định cư nhưng vẫn mong muốn có thể làm việc lâu dài. Với tình hình đồng Yên như vậy, chị Đào đành cố gắng làm việc khoảng 2 - 3 năm nữa rồi sẽ quay trở về Việt Nam.

“Tôi cũng như mọi người ở đây đều phải đợi và canh thời điểm đồng Yên nhỉnh hơn mới dám đổi sang tiền Việt. Mỗi ngày, chúng tôi đều lo ngại rằng đồng Yên đi xuống thêm. Mức lương như vậy sẽ chẳng có ích gì nếu cứ tiếp tục làm việc tại Nhật Bản, không có khác biệt so với ở Việt Nam” - chị Đào chia sẻ.

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Tỷ giá đồng Yên lên cao, Nhật Bản lên tiếng

Quý An |

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vẫn duy trì cảnh báo với nhà đầu tư về việc bán tháo đồng Yên sau khi tỷ giá JPY/USD vượt mức 150.

Tỷ giá USD và đồng Yên vượt mức cảnh báo

Quý An |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (26.10): Giá USD bình ổn trong khi tỷ giá JPY/USD đã vượt mức 150 điểm.

Biến động tỷ giá USD và đồng Yên tiếp tục là tâm điểm tuần này

Quý An |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (23.10): Giá USD tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, trong khi tỷ giá JPY/USD vẫn đi quanh 150 điểm.

Nhu cầu các thị trường dệt may đều giảm

Quý An |

9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 29,7 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may nước ta, sau đó là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Trắng đêm trên đại công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Nguyễn Tùng |

Những ngày này trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ việc thi công được thực hiện 3 ca liên tục, chạy đua với thời gian để hoàn thành dự án trước 20.12.2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Vợ chồng vướng vòng lao lý, bệnh viện triệu USD tại Nghệ An bỏ hoang

QUANG ĐẠI |

Bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn tại TP Vinh (Nghệ An) được đầu tư hàng chục triệu USD, sau khi đi vào hoạt động một thời gian đã cửa đóng then cài từ năm 2018.

Đề xuất giao nhà đầu tư tiếp tục thi công Dự án Vành đai 2,5 chậm 13 năm

Tùng Giang |

UBND quận Hoàng Mai vừa đề xuất TP Hà Nội gia hạn thực hiện hợp đồng cho nhà đầu tư dự án đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A). Thực tế hiện nay, dự án này đã chậm tiến độ 13 năm gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Chặn thao túng để xóa tình trạng bong bóng bất động sản

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm thao túng bất động sản để tránh thị trường bị làm giá. Đồng thời đề nghị bổ sung quy định mọi giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng để chống tham nhũng, trốn thuế.

Tỷ giá đồng Yên lên cao, Nhật Bản lên tiếng

Quý An |

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vẫn duy trì cảnh báo với nhà đầu tư về việc bán tháo đồng Yên sau khi tỷ giá JPY/USD vượt mức 150.

Tỷ giá USD và đồng Yên vượt mức cảnh báo

Quý An |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (26.10): Giá USD bình ổn trong khi tỷ giá JPY/USD đã vượt mức 150 điểm.

Biến động tỷ giá USD và đồng Yên tiếp tục là tâm điểm tuần này

Quý An |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (23.10): Giá USD tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, trong khi tỷ giá JPY/USD vẫn đi quanh 150 điểm.