Doanh nghiệp và doanh nhân Việt đang kiên cường "vượt cạn"

Khánh Vũ (thực hiện) |

Trước thềm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10), TS. Vũ Tiến Lộc - Uỷ viên Uỷ Ban Kinh tế của Quốc hội - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ với Lao Động về sức mạnh và vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân.

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ

Đánh giá về những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp, doanh nhân đang phải đối đầu, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, doanh nhân Việt đang trong cơn bão tố khi kinh tế thế giới dù đã có những tín hiệu được cải thiện nhưng vẫn đang tiếp tục khó khăn, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt bị thu hẹp. Ở trong nước, sản xuất khó khăn, việc làm và thu nhập của người lao động suy giảm, sức mua thấp, thị trường ảm đạm.

Đầu tư nước ngoài không được như kỳ vọng. Đầu tư tư nhân yếu. Đầu tư công, dù đã có những xung lực mới, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp. Ba cỗ máy tăng trưởng chính của nền kinh tế là: Xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư đều trong trạng thái trì trệ.

TS.Vũ Tiến Lộc. Ảnh: Vũ Long
TS. Vũ Tiến Lộc. Ảnh: Vũ Long

Sau một thời gian gồng mình chống đỡ với đại dịch COVID-19, nay doanh nghiệp Việt lại tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn mới, thậm chí còn nặng nề hơn. Nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thiếu vốn, tồn kho gia tăng, khả năng thanh khoản kém.

Trong những khó khăn của doanh nghiệp, có khó khăn là tức thời, nhưng có những khó khăn về cơ cấu, là những khó khăn dài hạn. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp Việt rất kiên cường, có thể vượt lên mọi thách thức để thành công, thưa ông?

- Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp đã có những nỗ lực tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp với những giải pháp cả về quy mô và tính chất đều chưa từng có trong tiền lệ. Tuy vậy, tình hình thế giới vẫn tiếp tục khó lường và những khó khăn nội tại của nền kinh tế dồn tụ trong nhiều năm vẫn đang bộc lộ ngày càng rõ. Sức của Nhà nước là có hạn, trong khi khó khăn của doanh nghiệp phải đương đầu là vô cùng lớn. Vì vậy, tâm thế của doanh nghiệp lúc này là không trông chờ, ỷ lại mà “phải tự cứu mình trước khi trời cứu”.

Doanh nghiệp Việt Nam lại một lần nữa đứng trước một cuộc "vượt cạn" mang tính chất sinh tử để tồn tại, để cứu mình, giữ công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Lại một lần nữa, tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân phải được đề cao.

Nhìn lại lịch sử suốt mấy chục năm qua, chúng ta đã làm nên một câu chuyện kỳ diệu về sự phát triển vượt bậc của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt. Từ chỗ không có tên trên bản đồ kinh tế nước nhà, nhưng nhờ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thổi bùng khát vọng và làn sóng khởi nghiệp đầu tiên trong nền kinh tế, để ngày nay, chúng ta có được trên 6 triệu chủ thể kinh doanh bao gồm: 900 ngàn doanh nghiệp, 5,2 triệu hộ kinh doanh và cả chục triệu doanh nhân đang chèo lái con thuyền kinh tế và chỉ riêng khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp khoảng 45% GDP.

Dù khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn nỗ lực vượt qua khủng hoảng. Ảnh: Vũ Long
Dù khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn nỗ lực vượt qua khủng hoảng. Ảnh: Vũ Long

Mặc dù vậy, một số ý kiến cho rằng, đội ngũ doanh nhân Việt còn chưa đủ mạnh. Vì sao vậy, thưa ông?

- Thực tế là chúng ta còn quá ít những doanh nghiệp cỡ lớn và vừa trong biển cả mênh mông các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nhìn chung còn chưa cao.

Rất tiếc là có không ít doanh nghiệp còn “ăn xổi ở thì”, thiếu trách nhiệm xã hội, vi phạm đạo đức kinh doanh và pháp luật. Chúng ta chưa có một thế hệ các nhà công nghiệp; chưa có nhiều doanh nghiệp và thương hiệu ngang tầm thế giới.

Quy mô nền kinh tế của chúng ta lớn, nhưng tỉ trọng khu vực phi chính thức còn cao, chiếm tới 30% GDP của nền kinh tế. Xuất khẩu của Việt Nam 70% vẫn phụ thuộc vào FDI, sản lượng công nghiệp cũng trên 50% do FDI nắm giữ. Nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn, công nghệ và thị trường ngoài nước. Khả năng tự cường và sức mạnh nội sinh của nền kinh tế chưa cao. Doanh nghiệp dân tộc chưa kết nối được có hiệu quả với doanh nghiệp ngoại. Nền kinh tế chủ yếu vẫn trong tình trạng gia công và thâm dụng tài nguyên, lao động...

Với cơ cấu kinh tế như vậy chúng ta có thể thoát nghèo chứ không thể vượt bẫy thu nhập trung bình để xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển cao.

Việt Nam là điểm đến của chuỗi cung ứng toàn cầu

Ông đánh giá như thế nào khi đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đang phải thực hiện nhiệm vụ kép: Trụ vững để vượt qua khó khăn “cơm, áo, gạo, tiền” trước mắt và khởi nghiệp tái cấu trúc theo hướng đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững?

- Yêu cầu phục hồi đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt không có nghĩa là trở lại trạng thái của ngày hôm qua, mà phục hồi là thiết lập một trạng thái cân bằng mới cao hơn, với cấu trúc ưu việt hơn. Phục hồi phải đi cùng với nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Tôi tin rằng, các doanh nghiệp Việt sẽ thành công trong công cuộc khởi nghiệp và tái thiết mới này.

Vì vậy, các doanh nghiệp, dù ở cấp độ nào, cũng phải rà xét lại mình từ tầm nhìn, chiến lược, đến cấu trúc, công tác quản trị nguồn nhân lực, công nghệ, sản phẩm, bạn hàng, đối tác, thị trường... để định hướng cho việc cơ cấu lại theo yêu cầu đổi mới, sáng tạo, kinh doanh có trách nhiệm hơn, thực hiện chuyển đổi số, đề cao trách nhiệm xã hội, phát triển xanh, phát triển bền vững…

Nền kinh tế toàn cầu đang được cơ cấu lại, các chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển và Việt Nam với vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi, với sự ổn định chính trị - xã hội, với chính sách “ngoại giao cây tre” kiên định nhưng mềm dẻo, với năng lượng và tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, đang được lựa chọn là điểm đến của chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực công nghệ số, công nghệ cao (trong đó có công nghệ chip bán dẫn), năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn…

Chính vì vậy, Việt Nam được kỳ vọng là điểm đến của làn sóng đầu tư mới với chất lượng cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Cơ hội nhiều thập kỷ mới có một lần, đang đến với Việt Nam và đó cũng là cơ hội kinh doanh, liên kết và nâng cấp các doanh nghiệp Việt.

- Xin cảm ơn ông!

Khánh Vũ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp kiến nghị hoàn thiện các quy định về hoá đơn điện tử

TRÍ MINH |

Góp ý đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, vừa qua, một số doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều vấn đề để hoàn thiện các quy định liên quan đến lập hoá đơn điện tử (HĐĐT).

Bàn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương

Mai Dung |

Ngày 10.10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phối hợp Sở Công Thương và Tập đoàn FPT tổ chức Hội thảo về giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương.

Bình Dương hợp tác với các tỉnh và doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi số

ĐÌNH TRỌNG |

​Chiều 10.10, Sở Thông tin và Truyền thông Bìn​h Dương cho biết, đơn vị đã ký kết hợp tác với Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh và với một công ty phát triển phần mềm để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số trong thời gian tới.

Gần 80 nhân viên kế toán trường học tại Nghệ An kêu khổ

QUANG ĐẠI |

Nhân viên kế toán trường học tại Nghệ An phản ánh khối lượng công việc nhiều, căng thẳng trong khi lương quá thấp, không có phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên, nhiều năm liền không có kì thi chuyển ngạch.

Chốt thời điểm đấu giá lại biển số 51K-888.88 từng được trả hơn 32 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Theo thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, 6 biển số "siêu đẹp" từng được đấu giá vào ngày 15.9 sẽ được đấu giá lại trong tháng 10.

Tin 20h: Lý giải cơn sốt đất nền ở huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Lý giải cơn sốt đất nền tại huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận; Nhân viên ngành giáo dục lương thấp sao sống được bằng nghề?; Phụ huynh tiếp tục đến Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders đòi học phí...

Công khai chủ tịch, bộ trưởng không tiếp công dân để có chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị bổ sung rõ địa chỉ cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chưa trực tiếp tiếp công dân để xác định trách nhiệm, có chế tài xử lý thích hợp.

Thái Bình và Nghệ An lần đầu gia nhập nhóm tỉ đô về thu hút vốn FDI

Đức Mạnh |

Nghệ An và Thái Bình là địa phương lần đầu tiên thu hút vốn FDI vượt mốc 1 tỉ USD/năm. Đây là kết quả của nỗ lực chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng và môi trường đầu tư thông thoáng.

Doanh nghiệp kiến nghị hoàn thiện các quy định về hoá đơn điện tử

TRÍ MINH |

Góp ý đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, vừa qua, một số doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều vấn đề để hoàn thiện các quy định liên quan đến lập hoá đơn điện tử (HĐĐT).

Bàn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương

Mai Dung |

Ngày 10.10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phối hợp Sở Công Thương và Tập đoàn FPT tổ chức Hội thảo về giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương.

Bình Dương hợp tác với các tỉnh và doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi số

ĐÌNH TRỌNG |

​Chiều 10.10, Sở Thông tin và Truyền thông Bìn​h Dương cho biết, đơn vị đã ký kết hợp tác với Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh và với một công ty phát triển phần mềm để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số trong thời gian tới.