Doanh nghiệp ráo riết tìm lại thị trường nội địa

Minh Hoà |

Nhiều doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trong nước đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức về nguồn vốn, chi phí cho người lao động, mất dần nguồn thu do biến động từ thị trường lớn như Mỹ và EU những tháng cuối năm 2022.
Doanh nghiệp gỗ đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2022. Ảnh: XK
Doanh nghiệp gỗ đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2022. Ảnh: XK
Khó tiêu thụ sản phẩm

Thông tin từ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Việt (Viet Products) cho biết, hiện DN này cũng đang phải ráo riết làm lại thị trường nội địa sau khi đơn hàng xuất khẩu kín mít của 6 tháng đầu năm 2022 đã đột ngột quay đầu giảm trên 30%. Từ nhiều tháng nay, Viet Products cũng liên tục phải đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng nội thất ngoài trời. Tuy sức mua có cải thiện nhưng mức này vẫn còn thấp so với mức DN kỳ vọng, tình trạng khách hủy đơn hàng mà không có sự chuẩn bị trước cũng diễn ra khá phổ biến.

Đặc biệt, trước đây khoảng 30 ngày là nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền hàng cho Viet Products nhưng hiện nay, tiền trả về không những rất chậm mà bản thân đơn vị phân phối cũng không bán được hàng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây rủi ro lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam như Viet Products vì chi phí sản xuất vẫn phải duy trì, lãi suất vẫn phải trả.

Ông Phùng Quốc Mẫn - Tổng Giám đốc Công ty gỗ nội thất Bảo Hưng - cho rằng, thời gian gần đây, nhiều DN đang phải tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nội thất sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi bị ảnh hưởng của lạm phát ít hơn các nước khác. Riêng với thị trường Mỹ dù bị sụt giảm mạnh về đơn hàng, DN cũng sẽ tập trung vào thị trường ngách, những nhóm hàng ít bị cạnh tranh hơn. Theo ông Mẫn, hiện nhiều DN ngành gỗ Việt đang phải "dở khóc, dở cười" khi một số nhà mua hàng quốc tế còn lấy cớ hàng đầy kho, bán không được nên xin ký gửi tại kho ở Việt Nam chờ ngày xuất sau.

Ứng phó với thị trường biến động

Khảo sát mới nhất của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) cho thấy, có 47/52 DN thành viên thừa nhận đơn hàng xuất khẩu của họ đang bị sụt giảm nhiều. Trong đó, có đến 14 DN giảm 70 - 90% đơn hàng, mức giảm phổ biến hơn là từ 30 - 60% với 18 DN. Chỉ có 15 DN ngành gỗ bị giảm 10 - 30%, còn lại 5 DN cho biết đơn hàng tiếp tục tăng 10 - 30%. Đáng chú ý, có trường hợp khách hàng Châu Âu còn hủy đơn hàng đã đặt và đơn hàng đang sản xuất dở dang.

Đánh giá của tổ chức Forest Trends, bức tranh thực trạng thị trường đầu ra của sản phẩm gỗ và lâm sản xuất khẩu nhìn chung tương đối ảm đạm, thể hiện qua sự tụt giảm nhanh về kim ngạch xuất khẩu của DN trong những tháng gần đây. Nhiều chuyên gia cho rằng, tín hiệu của thị trường xuất khẩu đối với các tháng còn lại của năm 2022 cũng không mấy không lạc quan. Điều này cho thấy ngành gỗ rất khó đạt được mục tiêu xuất khẩu của cả năm 2022 mà Chính phủ đề ra.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh, từ tháng 4.2022, những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. Xuất khẩu gỗ và nội thất gỗ của Việt Nam sang các nước đã giảm đến 6 - 7%, trong đó thị trường Mỹ đã giảm đến hai con số. Cái khó đang bủa vây DN xuất khẩu gỗ đi Châu Âu do vướng phải vấn đề tỉ giá. Những DN nhập khẩu nguyên liệu thanh toán bằng đồng USD nhưng khi xuất khẩu lại bán theo giá đồng EURO nên dòng tiền quay về chậm, hao hụt, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chi trả các khoản vay cũng như đội chi phí sản xuất.

Không những vậy, các DN đồ gỗ còn đang đối mặt với trở ngại lớn khác là khó tiếp cận vốn. Hơn một nửa lượng DN được khảo sát (khoảng 29 DN) cho rằng, họ không được hỗ trợ gia hạn tín dụng hay vay vốn với lãi suất cao. Đứng trước những khó khăn hiện nay, các DN ngành gỗ đang rất mong muốn ngành ngân hàng, Nhà nước sẽ giảm lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ, cho phép giảm, chậm thuế thu nhập DN và thu nhập cá nhân, giảm chi phí xuất nhập khẩu cảng biển để DN ngành gỗ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt và ổn định sản xuất trong dài hạn.

Minh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp lữ hành phục hồi mạnh mẽ

THU GIANG |

Nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành trong nước đang tăng cường chất lượng dịch vụ để thu hút khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Đây cũng là cơ hội, động lực giúp DN lữ hành vực dậy, phục hồi mạnh mẽ sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Doanh nghiệp đầu tư về vùng quê, công nhân không phải ly hương

Phan Tuấn |

Nhờ làm tốt chính sách thu hút đầu tư nên nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng về các vùng quê ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk để xây dựng nhà máy, phát triển sản xuất. Người dân địa phương vô cùng phấn khởi bởi không cần phải ly hương, họ chỉ cần... bước chân ra ngõ là có việc làm ngay.

Lạm phát toàn cầu đang đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam “giảm tốc”

Vũ Long |

Là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn số 1 của ngành nông nghiệp, hàng năm mang về trên 15 tỉ USD, nhưng tăng trưởng xuất khẩu gỗ đang chậm lại.

Nỗ lực giữ thị trường lớn trước dấu hiệu "giảm tốc" của xuất khẩu gỗ

Vũ Long |

Mặc dù xuất khẩu gỗ vẫn đạt giá trị kim ngạch đáng khích lệ, nhưng đang có dấu hiệu chậm lại, cần "xốc" lại đà tăng trưởng.

Lấy lại tốc độ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc

Vũ Long |

Trung Quốc là 1 trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu gỗ đang dần rút ngắn khoảng cách với xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Doanh nghiệp lữ hành phục hồi mạnh mẽ

THU GIANG |

Nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành trong nước đang tăng cường chất lượng dịch vụ để thu hút khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Đây cũng là cơ hội, động lực giúp DN lữ hành vực dậy, phục hồi mạnh mẽ sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Doanh nghiệp đầu tư về vùng quê, công nhân không phải ly hương

Phan Tuấn |

Nhờ làm tốt chính sách thu hút đầu tư nên nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng về các vùng quê ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk để xây dựng nhà máy, phát triển sản xuất. Người dân địa phương vô cùng phấn khởi bởi không cần phải ly hương, họ chỉ cần... bước chân ra ngõ là có việc làm ngay.

Lạm phát toàn cầu đang đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam “giảm tốc”

Vũ Long |

Là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn số 1 của ngành nông nghiệp, hàng năm mang về trên 15 tỉ USD, nhưng tăng trưởng xuất khẩu gỗ đang chậm lại.

Nỗ lực giữ thị trường lớn trước dấu hiệu "giảm tốc" của xuất khẩu gỗ

Vũ Long |

Mặc dù xuất khẩu gỗ vẫn đạt giá trị kim ngạch đáng khích lệ, nhưng đang có dấu hiệu chậm lại, cần "xốc" lại đà tăng trưởng.

Lấy lại tốc độ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc

Vũ Long |

Trung Quốc là 1 trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu gỗ đang dần rút ngắn khoảng cách với xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.