Doanh nghiệp năng lượng tái tạo oằn mình trong tình hình mới

Quý An (theo Economist) |

Chuỗi cung ứng rối loạn, lãi suất tăng khiến quá trình phát triển của các doanh nghiệp về năng lượng tái tạo trên thế giới bị trì hoãn.

Vài năm trước, năng lượng tái tạo bắt đầu phát triển mạnh, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Lãi suất chạm đáy đã làm giảm chi phí năng lượng sạch. Giá của các tấm pin mặt trời và tua bin gió giảm, tạo điều kiện cho các công ty mở rộng quy mô. Năng lượng sạch trở nên cạnh tranh hơn, đưa trực tiếp đến các đối tác sử dụng dịch vụ.

Các doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng như Brookfield và Macquarie đã xác định chuyển đổi tới năng lượng tái tạo. Một số công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng vậy, chẳng hạn như công ty dầu khí BP. Lợi nhuận trung bình trên vốn mà các nhà phát triển năng lượng tái tạo tăng từ 3% năm 2015 lên 6% vào năm 2019, tương đương khai thác dầu khí nhưng ít biến động hơn.

Hiện tại, mọi thứ dường như ảm đạm hơn. Trong hai năm qua, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đã bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng cao, những khó khăn trong chuỗi cung ứng cùng nhiều yếu tố khác.

“Phí bảo hiểm xanh” trong cổ phiếu đã chuyển thành “chiết khấu xanh”. Chỉ số Năng lượng sạch Toàn cầu S&P đã giảm 32% trong 12 tháng qua, ngay cả khi thị trường chứng khoán thế giới tăng 11%. Công ty năng lượng tái tạo AES đã mất hơn một phần ba giá trị. NextEra hiện có giá trị gần bằng một phần ba ExxonMobil. Các nhà sản xuất tua-bin gió thua lỗ. Cổ đông của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo cũng bị ảnh hưởng lớn.

Vấn đề được đặt ra là chi phí gia tăng dọc theo chuỗi cung ứng. Giá của polysilicon, vật liệu chính trong các tấm pin mặt trời, đã tăng vọt từ 10 USD/kg vào năm 2020 lên tới 35 USD/kg vào năm 2022.

Chi phí liên quan đến tuabin gió cũng tăng vọt. Xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá thép tăng cao, một mặt hàng đầu vào quan trọng mà cả hai nước đều là nhà sản xuất lớn.

Đối mặt với tình thế hiện tại, các công ty năng lượng tái tạo phương Tây hiện tính phí cao hơn 20% so với năm 2020. Bloombergnef thống kê, những đợt tăng giá này kết hợp với lãi suất cao hơn đã làm tăng giá các dự án gió ngoài khơi của Mỹ lên 50% trong hai năm qua. Trong đó, giá cả đã bao gồm những hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.

Ở Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo đã hủy bỏ hoặc tìm cách đàm phán lại hợp đồng. Vào tháng 10, Orsted, một công ty Đan Mạch là nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, ghi nhận khoản lỗ 4 tỉ USD khi hủy bỏ hai dự án lớn ngoài khơi bang New Jersey. Tại Anh, dự án cung cấp năng lượng gió ngoài khơi vào lưới điện với mức giá đảm bảo tối đa là 44 bảng Anh (56 USD) mỗi megawatt giờ (mwh) đã không nhận được hồ sơ dự thầu.

Một vấn đề khác, là tiến độ phê duyệt. Ở Mỹ, trung bình phải mất bốn năm cho một dự án năng lượng mặt trời và sáu năm cho một dự án điện gió trên bờ được phê duyệt. EU quy định, chậm nhất 2 năm phải phê duyệt cho một dự án năng lượng tái tạo, nhưng trên thực tế lại khác. Lý do một phần bởi các dự án này thường sản xuất ít năng lượng hơn các nhà máy điện thông thường cũng như hệ thống truyền tải phức tạp.

Tất cả điều này trở nên tồi tệ hơn bởi "chủ nghĩa bảo hộ xanh" đang gia tăng do căng thẳng địa chính trị. Các hạn chế thương mại sẽ không chỉ loại bỏ các tấm pin mặt trời và tua-bin gió có giá cả phải chăng, mà gián tiếp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và cách đánh thuế linh kiện. Có rất ít dấu hiệu tích cực cho thấy vấn đề này được cải thiện.

Về phần mình, các doanh nghiệp năng lượng tái tạo đang nỗ lực tăng giá mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu. Trong hai năm qua, giá năng lượng mặt trời và năng lượng gió mà các nhà phát triển ở Mỹ nhận được theo hợp đồng mua bán điện đã tăng gần 60%. Andres Gluski - ông chủ của AES - cho biết: Công ty của ông đang trên đà đưa công suất năng lượng tái tạo vào sử dụng trong năm nay nhiều hơn gấp đôi so với năm 2022 và lợi nhuận vẫn ổn định. Trong dự án điện gió gió ngoài khơi vào năm tới, Anh sẽ nâng mức giá tối đa từ 44 bảng mỗi mwh lên 73 bảng để thu hút nhà thầu. Đức cũng làm điều tương tự.

Không doanh nghiệp nào vui vẻ với việc tăng giá, nhưng họ đang dần thích nghi với tình hình mới.

Quý An (theo Economist)
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Thái Lan quan tâm đến đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam

HƯNG THƠ |

Tại Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” được tổ chức ở tỉnh Quảng Trị, đại biểu của 2 nước Việt Nam - Thái Lan đã tập trung thảo luận về chủ đề năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao; hội nhập chuỗi cung ứng và thúc đẩy hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC).

Gia Lai có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo

THANH TUẤN |

Ngày 22.7, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, đang kiến nghị lên các bộ ngành tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các dự án điện gió đã hoàn thành nhưng chưa đi vào hoạt động.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 14.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) - chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.

Hoạt động của các trung tâm đăng kiểm ở TPHCM giai đoạn cao điểm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Theo tính toán của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải TPHCM, thời điểm tháng 12.2023 và đầu năm 2024 là lúc các loại phương tiện cơ giới gia tăng số lượng kiểm định, khả năng gây ùn tắc. Dự báo, tháng 12 và quý II/2024, TPHCM có hơn 60.000 lượt xe cần kiểm định mỗi tháng, vượt quá công suất hiện tại của các trung tâm đăng kiểm.

Triển vọng chứng khoán 2024 sẽ phụ thuộc vào sự khơi thông nhiều thị trường

Đức Mạnh |

Tăng trưởng GDP, khơi thông thị trường bất động sản, áp lực đáo hạn trái phiếu, nâng hạng thị trường chứng khoán... sẽ là những câu chuyện chi phối tới triển vọng của chứng khoán năm 2024.

Đổi tên câu lạc bộ và chuyện ngoại lệ ở V.League

TAM NGUYÊN |

Trong Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2023) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), ở mục 4 của Điều 8 về Tên, biểu trưng và logo, có ghi: “Câu lạc bộ không được đổi tên trong khi mùa giải đang diễn ra”. Nhưng tính đến thời điểm này của mùa giải 2023-2024 tại Night Wolf V.League, đã có đến 3 đội bóng được chấp thuận đổi tên theo diện “ngoại lệ”.

TPHCM tăng tốc thi công loạt dự án trọng điểm

MINH QUÂN |

Vành đai 3, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, nút giao An Phú, mở rộng Quốc lộ 50... đang được ngành giao thông TPHCM đẩy nhanh thi công, từ đó góp phần tăng tỉ lệ giải ngân đầu tư công cho thành phố.

Nỗi ám ảnh cần sớm chữa lành của cô giáo bị học sinh ném dép

Hà Quyên |

Chuyên gia Hồ Lâm Giang - Trưởng ban Cố vấn giáo dục Happy Teen – nhấn mạnh với Lao Động về cú sốc tâm lý của cô giáo lẫn học sinh, tức nạn nhân và cả người có hành vi bạo lực học đường trong sự việc đang gây xôn xao những ngày qua.

Doanh nghiệp Thái Lan quan tâm đến đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam

HƯNG THƠ |

Tại Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” được tổ chức ở tỉnh Quảng Trị, đại biểu của 2 nước Việt Nam - Thái Lan đã tập trung thảo luận về chủ đề năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao; hội nhập chuỗi cung ứng và thúc đẩy hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC).

Gia Lai có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo

THANH TUẤN |

Ngày 22.7, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, đang kiến nghị lên các bộ ngành tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các dự án điện gió đã hoàn thành nhưng chưa đi vào hoạt động.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 14.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) - chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.