Doanh nghiệp hờ hững vì giảm lãi suất chưa phải chìa khoá

Đức Mạnh |

Khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp đang là câu chuyện lớn lúc này. Chuyên gia đánh giá hiện nay chính sách tiền tệ đã rất linh hoạt, chính sách tài khoá cũng hỗ trợ tích cực. Vấn đề hiện nay chỉ nằm ở doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vẫn không dám vay vốn

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành ba lần liên tiếp. Từ đó đưa mức lãi suất điều hành và trần lãi suất sau ngày 25.5 gần như tương đương mức hỗ trợ nền kinh tế lúc ban đầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên đến hết quý I, tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kì năm 2022. Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế - lý giải chính sách tiền tệ hiện đã rất linh hoạt, chính sách tài khoá cũng hỗ trợ tích cực. Vấn đề hiện nay nằm ở các doanh nghiệp.

"Doanh nghiệp không vay vốn nhiều vì không đủ điều kiện vay (nợ xấu, không có tài sản đảm bảo). Bản thân họ cũng không muốn vay vì không có đơn hàng để sản xuất, kinh doanh. Một số doanh nghiệp sản xuất hàng ra không bán được, lưu kho nhiều, xuất khẩu suy giảm, nên không có dòng tiền quay vòng. Từ đó khó có thể vay vốn ngân hàng, nợ chuyển thành nợ xấu, nợ quá hạn. Nếu kể cả có vay được thì cũng chỉ được ít để bổ sung vốn lưu động" - chuyên gia cho biết.

Đồng thời, bản thân các ngân hàng thương mại cũng là các doanh nghiệp. Rất khó để hạ thấp tiêu chuẩn xét duyệt vì ngân hàng phải nhận thấy an toàn, có lãi thì mới dám cho vay.

Đồng quan điểm, ông Trịnh Viết Hoàng Minh - chuyên viên phân tích tại Chứng khoán ACB (ACBS) - đánh giá việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế nước ta và hiện tại đều đối mặt với sự suy giảm hoạt động. Do đó, người dân sẽ không có nhu cầu vay nợ để chi tiêu thêm và doanh nghiệp cũng không có ý định vay nợ để mở rộng hoạt động sản xuất.

"Giảm lãi suất có thể không có nhiều tác động nếu không có sự tăng trưởng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Khi ngành sản xuất hồi phục, nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam cũng phục hồi. Những tác động trên mới là điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023" - ông Minh nói.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành ba lần liên tiếp. Ảnh: SBV
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành ba lần liên tiếp. Ảnh: SBV

Chìa khoá để thúc đẩy tăng trưởng  

Theo chuyên gia từ ACBS, gần đây Chính phủ đã can thiệp để hỗ trợ kích thích tiêu dùng nội địa thông qua các chính sách khác như Nghị định 12/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và phí thuê đất trong năm 2023 và đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 8% cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Ông Minh kì vọng những chính sách này sẽ giúp bù đắp suy giảm tiêu dùng nội địa.

Hơn nữa, Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng và giải phóng dòng vốn. Chính phủ cũng dự định đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023. Đây là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.

Ông Tim Leelahaphan - Chuyên gia kinh tế về Việt Nam và Thái Lan của Ngân hàng Standard Chartered - cũng cho rằng, với chính sách tài khóa, điều quan trọng nhất lúc này là giải ngân đầu tư công thật nhanh để hỗ trợ nền kinh tế. Cần đầu tư mạnh hơn vào các cơ sở hạ tầng. Đây sẽ là chìa khóa.

Để các chính sách lan tỏa và tác động đến nền kinh tế, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích khách hàng cá nhân tại Chứng khoán Yuanta - tin rằng, phải chờ đến quý III vì cần độ trễ nhất định.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp liên tục thất hứa nộp báo cáo tài chính

Đức Mạnh |

Nhiều doanh nghiệp đã liên tục hứa rồi thất hứa nộp báo cáo tài chính. Kết quả đã khiến cổ phiếu chưa thể trở lại trạng thái giao dịch bình thường.

Gói 120.000 tỉ đồng vẫn "nằm trên giấy", doanh nghiệp kêu khó tiếp cận

Phan Anh |

Hiện nay, nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân còn hạn chế. Tuy nhiên, chương trình cho vay 120.000 tỉ đồng vẫn chưa phát sinh dư nợ, dù đã triển khai được hơn 1 tháng.

Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc, cần giải pháp tháo gỡ kịp thời

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cắt giảm điều kiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Cháu bé vặn tay ga làm xe máy tông vào tường khiến 3 người tử vong

Hoài Luân |

Bình Định - Cháu bé 4 tuổi vô tình vặn tay ga khiến xe máy tông thẳng vào tường làm 3 người tử vong, 1 người bị thương nặng.

Dấu ấn Nhà giáo anh hùng Nguyễn Văn Bôn với ngành giáo dục Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Theo lời kêu gọi của Bác Hồ, năm 1959 hàng trăm giáo viên xung phong lên dạy học ở Tây Bắc, trong đó có Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Bôn - một trong những nhà giáo thế hệ đầu của ngành giáo dục Điện Biên.

Bộ Y tế đang xây dựng các trung tâm dự trữ thuốc hiếm trên cả nước

Thùy Linh |

Bộ Y tế đang khẩn trương triển khai việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Giao dịch viên ngân hàng giúp khách hàng thoát vụ lừa đảo chuyển tiền

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Thấy người phụ nữ đến thực hiện giao dịch chuyển tiền có biểu hiện lúng túng, nhân viên ngân hàng tư vấn, dò hỏi mới kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo.

Bỏ thi thăng hạng nghề nghiệp viên chức sẽ giảm gánh nặng, tránh tốn kém

Vương Trần |

Đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhằm tiếp tục thực hiện cải cách công vụ, đổi mới phương thức quản lý đội ngũ, cải cách thủ tục hành chính.

Nhiều doanh nghiệp liên tục thất hứa nộp báo cáo tài chính

Đức Mạnh |

Nhiều doanh nghiệp đã liên tục hứa rồi thất hứa nộp báo cáo tài chính. Kết quả đã khiến cổ phiếu chưa thể trở lại trạng thái giao dịch bình thường.

Gói 120.000 tỉ đồng vẫn "nằm trên giấy", doanh nghiệp kêu khó tiếp cận

Phan Anh |

Hiện nay, nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân còn hạn chế. Tuy nhiên, chương trình cho vay 120.000 tỉ đồng vẫn chưa phát sinh dư nợ, dù đã triển khai được hơn 1 tháng.

Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc, cần giải pháp tháo gỡ kịp thời

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cắt giảm điều kiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.