Điện về sáng bản vùng cao

Quốc Tuấn (EVNNPC) |

điện, chị nhiều người dân ở bản làng vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có thể may vá bất kỳ lúc nào thay vì phải ra ngồi ngoài hiên nhà như trước.

Khi biết ý định của tôi, thầy giáo Phạm Văn Tại, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, người đã có trên 20 năm công tác ở vùng cao, bảo: Nhà nước quan tâm đầu tư điện lưới quốc gia cho các xã vùng cao đã giúp cho cuộc sống của đồng bào nơi đây đổi thay nhiều lắm.

Các hộ đồng bào dân tộc H’Mông ở đây không chỉ mua sắm các trang thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình, mà họ còn đầu tư mua cả máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, tại các bản vùng cao một thời gian dài khi đêm xuống chỉ có đèn dầu được thắp sáng để cho trẻ em học bài hay để phục vụ sinh hoạt. Giờ đây điện lưới quốc gia còn được thắp sáng khắp các trục chính của xã, bản cho đến mỗi gia đình người dân.

Tiếp tục được thầy giáo Phạm Văn Tại chở xe máy đi thăm cuộc sống của đồng bào dân tộc H’Mông tại các bản của xã Hang Chú, mới cảm nhận rõ hơn sự đổi thay trong cuộc sống của người dân nơi đây.

Cùng với con đường nối từ trung tâm xã đến các bản đã cơ bản được bê tông hóa đến trung tâm bản, thậm chí là tận cổng nhà mỗi hộ dân thì theo đó là những chiếc cột điện cũng nối nhau chạy dài khắp các bản để đưa điện lưới quốc gia vào từng nhà hộ dân.

Đang lúi húi cùng mẹ chồng bên chiếc máy xay xát gạo, chị Hờ Thị Dợ, dân tộc H’Mông, bản Hang Chú, xã Hang Chú, bảo: Có điện nên các nhà trong bản ai cũng mua sắm ti vi, tủ lạnh và các thiết bị điện về dùng. Từ ngày mua được máy xay xát gạo, tôi và mẹ chồng không phải cong lưng giã gạo thủ công như trước nữa. Việc may vá cũng vậy, trước chỉ ban ngày ngồi trước hiên nhà để có ánh sáng thì nay việc may vá, thêu thùa có thể làm được cả ban đêm dưới ánh điện.

Có điện, chị Hờ Thị Dợ, bản Hang Chú có thể may vá bất kỳ lúc nào thay vì phải ra ngồi ngoài hiên nhà như trước.
Có điện, chị Hờ Thị Dợ, bản Hang Chú có thể may vá bất kỳ lúc nào thay vì phải ra ngồi ngoài hiên nhà như trước.

Thông qua thầy giáo Phạm Văn Tại phiên dịch lại từ tiếng H’Mông sang tiếng phổ thông những lời nói của mẹ chồng chị Hờ Thị Dợ là bà Hờ Thị Dụ, 74 tuổi, được biết: Đã có bao thế hệ người dân tộc H’Mông trong xã và bản từ lúc sinh ra cho đến lúc mất chưa một lần được dùng điện lưới Quốc gia chứ nói gì đến việc được xem ti vi, được dùng tủ lạnh hay quạt điện. Tối xuống mây mù giăng khắp các bản, nên việc đi lại của bà con khi chưa có điện đều dựa vào chiếc đèn pin hay đốt đóm tre.

Trên này thời tiết khắc nghiệt, mùa đông còn âm độ và có băng tuyết nên nhiều nhà còn sắm cả máy điều hòa hay quạt sưởi về để giữ ấm cho mọi người trong gia đình. Ngày chưa có điện, vào thời điểm thời tiết âm độ, các hộ phải tích trữ củi đốt liên tục trong nhà để sưởi ấm cho trẻ nhỏ, người già. Thậm chí, mỗi tối phải đốt mấy chậu than để dưới gầm giường giữ ấm. Vào nhà nào cũng chảy nước mắt do khói củi bay khắp nhà.

Cũng như các bản vùng cao của xã Hang Chú, 52 hộ đồng bào dân tộc H’Mông của bản Háng Đồng C, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên cũng đã được dùng điện lưới quốc gia sau những nỗ lực đưa điện lên vùng đặc biệt khó khăn của Công ty Điện lực Sơn La.

Đây là một trong những bản với 100% đồng bào dân tộc H’Mông, nơi từ khi thành lập bản cho đến trước ngày Quốc khánh 2.9 vừa rồi chưa một lần được dùng điện lưới quốc gia.

Trước đó, để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, người dân phải mua dụng cụ về để chế ra những chiếc máy phát điện loại nhỏ chạy nhờ sức nước.

Tuy nhiên, việc dùng những máy phát điện kiểu như vậy lại phụ thuộc vào thời tiết nên điện lúc có lúc không và cũng chỉ đủ dùng cho 1 đến 2 chiếc bóng với ánh sáng không đảm bảo. Anh Mùa A Tu, Trưởng bản Háng Đồng C, bảo: Dùng điện do điện nước (từ máy phát điện nhỏ chạy nhờ sức nước) không đảm bảo đủ ánh sáng mà còn nguy hiểm cho người qua lại.

Trong bản trước cũng đã có nhiều người bị giật điện bởi hệ thống điện nước nhưng may không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, gia súc bị điện giật chết cũng đã xảy ra. Vào dịp Quốc khánh 2.9 vừa rồi bản tôi và bản Làng Sáng đã được đóng điện lưới Quốc gia. Các hộ dân ai cũng vui như Tết, nhiều gia đình đã có ti vi, tủ lạnh dùng. Chúng tôi cảm ơn tỉnh và Công ty Điện lực Sơn La nhiều lắm.

Ông Trần Duy Trinh, Giám đốc Công ty Điện lực Sơn La, cho biết: Để đưa được điện lưới quốc gia về các bản vùng cao của Sơn La, đặc biệt là 2 bản Háng Đồng C và Làng Sáng của xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên là sự quyết tâm rất cao của ngành.

Vì đường đi lại lên các bản chủ yếu là đường bộ, quá trình vận chuyển cột và đường dây cùng các thiết bị lên bản cũng mất rất nhiều thời gian do các phương tiện chuyên chở khác không tiếp cận được. Đây cũng là một trong những công trình chào mừng Quốc khánh 2.9 mà tỉnh Sơn La và ngành đã đề ra.

Trong năm 2021, đơn vị cũng sẽ tổ chức đóng điện cho khoảng 5.000 hộ đồng bào các dân tộc tại một số bản đặc biệt khó khăn, vùng cao, đảm bảo trong dịp Tết Nguyên đán bà con sẽ được dùng điện lưới Quốc gia...

Quốc Tuấn (EVNNPC)
TIN LIÊN QUAN

Sắp hòa lưới tổ máy số 1 dự án Nhiệt điện Thái Bình 2

Cường Ngô |

Ngày 26.12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đi kiểm tra tiến độ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là cuộc kiểm tra trực tiếp thứ 3 trong vòng 5 tháng qua của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công trường dự án.

Tiền kỹ thuật số quốc gia có thể cạnh tranh với các loại tiền điện tử khác?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Nhiều dấu hỏi được đặt ra về tính cạnh tranh của tiền kỹ thuật số quốc gia được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu triển khai so với các đồng tiền điện tử khác đang tồn tại trên thị trường hiện nay.

Điện Biên: LĐLĐ các huyện, thị xã chăm lo đời sống tới các đoàn viên nghèo

Hà Phương |

Khối thi đua Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Điện Biên đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2021.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sắp hòa lưới tổ máy số 1 dự án Nhiệt điện Thái Bình 2

Cường Ngô |

Ngày 26.12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đi kiểm tra tiến độ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là cuộc kiểm tra trực tiếp thứ 3 trong vòng 5 tháng qua của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công trường dự án.

Tiền kỹ thuật số quốc gia có thể cạnh tranh với các loại tiền điện tử khác?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Nhiều dấu hỏi được đặt ra về tính cạnh tranh của tiền kỹ thuật số quốc gia được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu triển khai so với các đồng tiền điện tử khác đang tồn tại trên thị trường hiện nay.

Điện Biên: LĐLĐ các huyện, thị xã chăm lo đời sống tới các đoàn viên nghèo

Hà Phương |

Khối thi đua Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Điện Biên đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2021.