Điện mặt trời mái nhà xưa khuyến khích, giờ quay đầu kêu cứu

Nhóm PV |

Từ chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà để được hưởng ưu đãi giá bán điện trong khoảng thời gian 20 năm. Thế nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, hàng loạt chủ đầu tư điện năng lượng mặt trời mái nhà ở miền Trung -Tây Nguyên phải làm đơn kêu cứu vì bị sa thải điện.

Điều này không chỉ gây ra tình trạng lãng phí nguồn điện mà còn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn, đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Nỗi lo vỡ nợ

Hiện, hàng nghìn chủ dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời ở Miền Trung - Tây Nguyên đang “ngồi trên đống lửa” khi liên tục bị cắt giảm phát điện lên lưới.

Ông Lê Ngọc Anh (ở xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) có 2 dự án điện năng lượng mặt trời với công suất gần 2.000KW cho biết, từ đầu năm 2021 tới nay, đặc biệt là trong các tháng 7, 8, 9, dự án của ông liên tục bị nhận được tin nhắn thông báo huy động tiết giảm công suất phát lưới. Trung bình, mỗi tháng thiệt hại từ 50-70 triệu đồng vì việc tiết giảm này.

Miền Trung - Tây Nguyên là nơi tập trung hàng ngàn dự án điện mặt trời mái nhà. Ảnh: PT
Miền Trung - Tây Nguyên là nơi tập trung hàng nghìn dự án điện mặt trời mái nhà. Ảnh: PT

“Tháng 2 và tháng 5 là tiết giảm luân phiên theo ngày. Từ tháng 7 tới nay, ngày nào cũng phải tiết giảm từ 11% đến 30% công suất. Việc tiết giảm này ảnh hưởng tới quá trình hoàn hồi vốn, trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp” - ông Anh cho hay.

Tương tự, Công ty TNHH Thái Hòa (Đắk Lắk) đầu tư 15 tỉ đồng xây dựng điện mặt trời mái nhà với công suất 999KW, dự kiến doanh thu bán điện khoảng 300 triệu/tháng.

Ông Trần Tiến Bình - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thái Hòa - cho biết, ngoài nguồn vốn tự có 5 tỉ đồng thì đơn vị đã vay thêm ngân hàng 10 tỉ đồng để thực hiện dự án điện năng lượng mặt trời. Hàng tháng, công ty phải trang trải chi phí khoảng 270 triều đồng bao gồm: 100 triệu đồng tiền lãi, 120 triệu đồng tiền gốc, thuế giá trị gia tăng 30 triệu đồng, chi phí vận hành 40 triệu đồng/tháng…

Tại tỉnh Khánh Hòa, một chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà (xin giấu tên) ở xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm cho hay, từ khi hoàn thành dự án, bán điện, các chủ đầu tư liên tục bị tiết giảm công suất, sản lượng điện (có tháng tiết giảm đến 5 ngày, làm giảm sản lượng điện khoảng 15%), gây khó khăn về tài chính.

“Chúng tôi hy vọng với giá điện cố định trong 20 năm và thỏa thuận mua hết sản lượng điện thì dự án sẽ bảo đảm việc trả nợ gốc, lãi hàng tháng cho ngân hàng, sớm hoàn vốn đầu tư và có một phần lợi nhuận.

Thế nhưng, việc Điện lực Khánh Hòa lấy lý do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để tiết giảm điện đối với các dự án điện mặt trời mái nhà đã làm cho doanh nghiệp đã khó khăn càng chồng chất khó khăn, đẩy doanh nghiệp đến gần với nguy cơ phá sản” - chủ đầu tư dự án này nói.

Chủ đầu tư điện năng lượng mặt trời mái nhà ở Miền Trung – Tây Nguyên phải làm đơn kêu cứu vì bị sa thải điện. Ảnh: PT
Chủ đầu tư điện năng lượng mặt trời mái nhà ở Miền Trung - Tây Nguyên phải làm đơn kêu cứu vì bị sa thải điện. Ảnh: PT

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Gia Lai khi nhiều doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà đã kêu cứu lên lãnh đạo tỉnh vì việc bị tiết giảm, sa thải công suất điện liên tục khiến doanh thu giảm sút, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng.

Trong khi đó, điện lực Gia Lai cho rằng, việc cắt giảm sẽ công khai, minh bạch và khi qua đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tạo điều kiện để mua điện mặt trời.

Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, phần lớn các chủ đầu đầu tư điện mặt trời đều phải huy động vốn từ nguồn vay ngân hàng thương mại. Vì vậy, áp lực trả nợ gốc và lãi vay dự án của doanh nghiệp hàng tháng là rất lớn.

Việc ngành điện huy động các chủ đầu tư sa thải điện năng lượng mặt trời mái nhà không chỉ gây ra sự lãng phí về nguồn điện mà còn khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.

Tất cả vì COVID-19?

Theo Công ty Điện lực Đắk Nông, do tình hình dịch bệnh nên nhu cầu tiêu thụ điện cả nước giảm, phải tiết giảm chung cả nước do Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đã tính toán và phân bổ để bảo đảm vận hành an toàn đối với hệ thống điện quốc gia. Khi khống chế được dịch bệnh, kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng điện tăng thì sẽ không thực hiện tiết giảm.

Doanh nghiệp ĐMTMN An An ở xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai kêu khó vì bị cắt giảm điện liên tục. Ảnh T.T
Doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà An An ở xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai kêu khó vì bị cắt giảm điện liên tục. Ảnh: T.T

Tương tự, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa vừa gửi văn bản cho các chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà về kế hoạch tiết giảm công suất, sản lượng điện mặt trời.

Ông Trần Đăng Hiền - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa - giải thích rằng, việc thực hiện giảm huy động từ nguồn điện mặt trời mái nhà nhằm cân bằng giữa nguồn điện và phụ tải sử dụng điện, bảo bảo an toàn hệ thống điện, thực hiện kế hoạch huy động nguồn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.

Khi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi, nền kinh tế hồi phục và phụ tải bắt đầu tăng trở lại, ngành điện sẽ tăng dần việc huy động công suất nguồn phát. Khi đó, đơn vị sẽ tạo điều kiện để chủ đầu tư khai thác hiệu quả việc phát điện của công trình điện mặt trời mái nhà lên hệ thống điện.

Còn tại Đắk Lắk, ông Hà Văn Chương - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk - cho rằng, việc cắt giảm điện năng lượng mặt trời gây ra sự lãnh phí nhưng do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua nên nhu cầu sử dụng trong thời gian gần đây giảm mạnh.

Do đó, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung có thông báo huy động nguồn điện năng lượng mặt trời nên đơn vị đã thông báo đến các chủ đầu tư, người dân có lắp điện mặt trời biết.

“Việc cắt giảm sẽ khiến cho chủ đầu tư, người dân gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng vì đa số tiền đầu tư đều vay vốn ngân hàng. Để giúp đỡ các chủ đầu tư, tôi nghĩ ngân hàng cũng nên có những ưu đãi, giảm nợ trong thời gian này cho khách hàng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngành điện cũng sẽ huy động tối ưu theo phân bổ của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung về việc huy động của các chủ đầu tư nhằm bảo đảm quyền lợi của các chủ đầu tư” - ông Chương nói.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Doanh nghiệp điện mặt trời khốn khổ trả nợ vào mùa mưa

Khương Duy |

Nông dân ngậm ngùi thu hoạch sắn non sau bão số 5; Trung Quốc thông quan trở lại với thanh long Việt Nam; Doanh nghiệp điện mặt trời “méo mặt” lo trả lãi ngân hàng... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Mùa mưa, doanh nghiệp điện mặt trời “méo mặt” lo trả lãi ngân hàng

THANH TUẤN |

Hiện các tỉnh Tây Nguyên đang mùa mưa, số giờ nắng thấp, trong khi đó Điện lực Gia Lai thông báo cắt giảm từ 30 - 50% công suất tiêu thụ điện mặt trời khiến hàng loạt doanh nghiệp “méo mặt” lo trả nợ ngân hàng.

Áp lực trả nợ, hàng loạt doanh nghiệp điện mặt trời nộp đơn kiến nghị

THANH TUẤN |

Nhiều doanh nghiệp điện mặt trời ở tỉnh Gia Lai đã làm đơn tập thể gửi đến cơ quan có thẩm quyền, nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như cơ chế điều hành bất cập của ngành Điện lực. Phần lớn doanh nghiệp đều vay vốn ngân hàng để làm dự án, hiện đang áp lực trả nợ gốc lẫn tiền lãi hàng tháng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Kinh tế 24h: Doanh nghiệp điện mặt trời khốn khổ trả nợ vào mùa mưa

Khương Duy |

Nông dân ngậm ngùi thu hoạch sắn non sau bão số 5; Trung Quốc thông quan trở lại với thanh long Việt Nam; Doanh nghiệp điện mặt trời “méo mặt” lo trả lãi ngân hàng... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Mùa mưa, doanh nghiệp điện mặt trời “méo mặt” lo trả lãi ngân hàng

THANH TUẤN |

Hiện các tỉnh Tây Nguyên đang mùa mưa, số giờ nắng thấp, trong khi đó Điện lực Gia Lai thông báo cắt giảm từ 30 - 50% công suất tiêu thụ điện mặt trời khiến hàng loạt doanh nghiệp “méo mặt” lo trả nợ ngân hàng.

Áp lực trả nợ, hàng loạt doanh nghiệp điện mặt trời nộp đơn kiến nghị

THANH TUẤN |

Nhiều doanh nghiệp điện mặt trời ở tỉnh Gia Lai đã làm đơn tập thể gửi đến cơ quan có thẩm quyền, nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như cơ chế điều hành bất cập của ngành Điện lực. Phần lớn doanh nghiệp đều vay vốn ngân hàng để làm dự án, hiện đang áp lực trả nợ gốc lẫn tiền lãi hàng tháng.