Dịch COVID-19 đã “đốt” 41% tài chính của các hãng hàng không

Đặng Tiến |

Dịch COVID -19 đã “càn quét” tài chính của nhiều hãng hàng không, thậm chí có hãng đã phải phá sản nếu không có sự hỗ trợ từ Chính phủ và Vietnam Airlines cũng không nằm ngoài nguy cơ này. Thông tin được ông Trần Thanh Hiền - Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines đưa ra tại Hội thảo hàng không của Vietnam Airlines tổ chức mới đây.

Sẽ lỗ trên 15.000 tỉ đồng

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đưa ra dự báo, hơn một tháng trước toàn ngành hàng không sẽ bị giảm doanh thu 314 tỉ USD. Tuy nhiên, đến ngày 9.6 vừa qua, con số này đã lên tới 419 tỉ USD và giảm 5% doanh thu cả năm. Dự kiến, trong năm nay, các hãng hàng không lỗ 84 tỉ USD. Giữa 2022, ngành hàng không mới quay trở về quy mô như năm 2019 và dự kiến 2021 vẫn lỗ 16 tỉ USD.

Các tổ chức quốc tế cho rằng, ngành hàng không cần 250 tỉ USD hỗ trợ cho các hãng hàng không. Hiện đến ngày 15.5.2020, các hãng hàng không trên thế giới mới được hỗ trợ 120 tỉ USD.

Theo nhận định của đại diện Vietnam Airlines, hầu như không còn hãng nào còn tiền trên tài khoản do dịch COVID-19 đã “đốt” 41% tài chính, tương đương 157 tỉ USD, giá trị vốn hóa của 116 hãng hàng không niêm yết trên toàn thế giới), trong đó phần khách mua vé trước đây phải hoàn vé rất kinh khủng (từ giữa tháng 2 đến tháng 3.2020, Vietnam Airlines phải hoàn lại 4.000 tỉ, đây là việc “mất máu” rất đột ngột.

Theo ông Trần Thanh Hiền, với việc lỗ hơn 20.000 tỉ đồng/năm theo dự tính của Vietnam Airlines, sẽ kéo sản lượng cả năm sẽ giảm 48% so với 2019; doanh thu giảm 50.000 tỉ đồng; sau cắt giảm chi phí năm 2020 sẽ lỗ khoảng 15.000-16.000 tỉ đồng.

Trong đó, chi phí cố định hàng tháng 2.100 tỉ đồng/tháng chủ yếu là thuê tàu bay (1.300 tỉ đồng) và chi phí khấu hao, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, nhân công. Tiếp đến, các đơn vị thành viên như Jetstar Pacific, sản lượng tháng 6.2020 cũng  giảm 64% so cùng kỳ, lỗ 1.200 tỉ đồng, doanh thu giảm 64,2%.

“Bơm vốn” và phát hành trái phiếu

Theo đại diện Vietnam Airlines, một số nước đã hỗ trợ bảo lãnh cho vay và trực tiếp cho vay như Pháp, Hà Lan, Singapore… Chính phủ phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hay như Thái Lan thực hiện tái cấu trúc Thai Airways theo Đạo luật phá sản…

Bên cạnh đó, Chính phủ các nước bơm vốn, phát hành trái phiếu cho các cổ đông để bơm vốn, tăng tiền cho các hãng bay. Mặc dù đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với dịch COVID-19 từ đầu tháng 2.2020 như cắt giảm chi phí, người lao động tạm nghỉ chờ việc không hưởng lương, phi công, tiếp viên công suất sử dụng chỉ là 5% nhưng bắt buộc phải giảm (giảm được khoảng chi phí 4.300-4.500 tỉ đồng)...

Có đối tác giảm hơn 1.000 tỉ đồng tiền thuê tàu bay năm 2020-2021. Nhưng nếu Chính phủ không “bơm vốn” thì tháng 8.2020 Vietnam Airlines sẽ hết tiền mặc dù thị trường nội địa đã khôi phục 100% và nhiều ngày trong tháng 5.2020 và tháng 6.2020 sản lượng cung ứng ra thị trường và khách vượt so với cùng thời điểm năm 2019.

Tuy nhiên, doanh thu bình quân vẫn giảm 50%, các hãng hàng không đều đang cạnh tranh về dòng tiền, bức tranh hiệu quả vẫn giữ nguyên tới cuối năm và sẽ kéo dài nếu Nhà nước không có chính sách vĩ mô giải cứu ngành hàng không.

Được biết, hiện Vietnam Airlines đã có báo cáo kiến nghị Chính phủ hỗ trợ với tư cách là chủ sở hữu của hãng (vốn Nhà nước chiếm tới 86%) đề nghị vay quy mô tối thiểu ít nhất 4.000 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với tình huống hỗ trợ khẩn cấp, thời gian vay tối thiểu là 3 năm và có bảo lãnh của Chính phủ. Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, Nhà nước sử dụng các nguồn vốn Nhà nước hoặc giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC)/Doanh nghiệp Nhà nước khác mua cổ phần thuộc quyền mua của Nhà nước, quy mô phát hành cân đối với phương án vay để đảm bảo 12.000 tỉ đồng.

Trong giai đoạn trung và dài hạn, Chính phủ bảo lãnh cho Vietnam Airlines phát hành trái phiếu 10 năm, quy mô 10.000 tỉ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội bay giai đoạn 2021-2025.

Ông Hiền khẳng định, Vietnam Airlines không xin Nhà nước “bơm tiền”, nhưng nếu không giải cứu thì khó có thể vay, nếu giải cứu thì niềm tin với các nhà đầu tư sẽ cao và hãng vay thì sẽ trả.  Vì hiện tổng tài sản của hãng trên 70.000 tỉ đồng nhưng do dịch COVID-19 nên không bán được cho ai. Do đó, việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn là tối ưu.

“Hiện Nhà nước đang nắm giữ 86% cổ phần của Vietnam Airlines, nên việc Nhà nước hỗ trợ chính là hỗ trợ cho “đứa con” của mình,  điều này cũng giống như với các hãng khác sẽ phải xin hỗ trợ từ cổ đông”, ông Hiền cho hay.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Sân bay Tân Sơn Nhất đã khai thác trở lại

MINH QUÂN - CHÂN PHÚC |

Đến 18h ngày 14.6, sân bay Tân Sơn Nhất đã khai thác trở lại sau sự cố máy băng trượt đường băng, các hãng hàng không nhanh chóng cho hành khách làm thủ tục để lên máy bay.

Thái Lan cứu hãng hàng không quốc gia Thai Airways khỏi phá sản

Ngọc Vân |

Chính phủ Thái Lan đồng ý với kế hoạch tái cấu trúc Thai Airways để cứu hãng hàng không quốc gia khỏi phá sản.

Hàng không sau dịch COVID-19: Khoảng 70-80% đội tàu bay vẫn đang nằm đất

Đặng Tiến |

Dịch COVID-19 khiến vận tải hàng không gặp nhiều khó khăn hơn cả kịch bản dự báo. Câu hỏi đặt ra khi nào hàng không mới khôi phục được thị trường nội địa và quốc tế?

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Sân bay Tân Sơn Nhất đã khai thác trở lại

MINH QUÂN - CHÂN PHÚC |

Đến 18h ngày 14.6, sân bay Tân Sơn Nhất đã khai thác trở lại sau sự cố máy băng trượt đường băng, các hãng hàng không nhanh chóng cho hành khách làm thủ tục để lên máy bay.

Thái Lan cứu hãng hàng không quốc gia Thai Airways khỏi phá sản

Ngọc Vân |

Chính phủ Thái Lan đồng ý với kế hoạch tái cấu trúc Thai Airways để cứu hãng hàng không quốc gia khỏi phá sản.

Hàng không sau dịch COVID-19: Khoảng 70-80% đội tàu bay vẫn đang nằm đất

Đặng Tiến |

Dịch COVID-19 khiến vận tải hàng không gặp nhiều khó khăn hơn cả kịch bản dự báo. Câu hỏi đặt ra khi nào hàng không mới khôi phục được thị trường nội địa và quốc tế?