Chuyển đổi số: Chuyển cuộc đời - đổi tương lai

Linh Anh |

Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: Công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia

Trung tuần tháng 10 là những ngày sôi động về chuyển đổi số tại Việt Nam. Đầu tiên là ngày Chuyển đổi số 10.10, năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện Ngày chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 505/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp ngay sau đó, là Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam - VIDW2022 sẽ diễn ra từ ngày 11-14.10.2022, bao gồm các hội nghị, diễn đàn về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phát triển mạng 5G, hợp tác bảo vệ dữ liệu, phòng chống tin giả, nâng cao kỹ năng số cho người dân.

Mục đích của chuỗi sự kiện này, nói như Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Chương trình Ngày chuyển đổi số Quốc gia là để “các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thông điệp của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới”.

Chuyển đổi số, đã đến lúc cần tăng tốc và không thể chậm trễ hơn.

Ngày 3.6.2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo Chương trình, đến năm 2025, phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phấn đấu Việt Nam sẽ gia nhập nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2025 là hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỉ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; phấn đấu Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Đến năm 2030, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã sẽ được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỉ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là trên 80%. Việt Nam sẽ thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Để không ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số

Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chuyển đổi số giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng - dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Chuyển đổi số y tế sẽ cho phép người dân, thông qua các nền tảng số tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất 24/7 từ những bác sĩ giỏi nhất, giải quyết vấn đề giảm tải cho các cơ sở y tế. Còn có rất nhiều ví dụ khác về các ngành, lĩnh vực có tiềm năng chuyển đổi số. Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Theo Bộ TTTT, ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là chuyển đổi Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số quốc gia. Ở cấp độ địa phương, chuyển đổi số là chuyển đổi sang chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của địa phương đó. Địa phương chuyển đổi số thành công sẽ đóng góp vào thành công chung của chuyển đổi số quốc gia. Do vậy, chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương.

Chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng của toàn dân. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Chuyển đổi số mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế,...) tới từng người dân để phục vụ người dân tốt hơn. Chuyển đổi số tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp “không ai bị bỏ lại phía sau”.

“Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: Coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập tới việc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ triển khai theo hướng chuyển đổi số một cách toàn diện với sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước”.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số buộc người lao động phải thay đổi để thích ứng

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 13.10, Hội đồng Khoa học nghiệm thu đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị nghiệm thu Đề tài “Vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ việc làm của người lao động trước tác động của chuyển đổi số”.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Anh Minh |

Trong những năm qua, ngành BHXH Việt Nam đã quyết tâm đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của ngành theo định hướng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Lợi ích chuyển đổi số với người dân miền núi

Thanh Hải |

Không mất công phải vượt đường rừng trơn trượt, băng qua suối mùa lũ dữ, tốn cả ngày công... nhưng người dân và chính quyền vẫn tương tác với nhau nhờ trực tuyến và vẫn giải quyết được công việc tức thì. Đó là một trong những lợi ích rất rõ trong việc chuyển đổi số của chính quyền các địa phương ở Quảng Nam. Nhất là khu vực miền núi...

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Chuyển đổi số buộc người lao động phải thay đổi để thích ứng

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 13.10, Hội đồng Khoa học nghiệm thu đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị nghiệm thu Đề tài “Vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ việc làm của người lao động trước tác động của chuyển đổi số”.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Anh Minh |

Trong những năm qua, ngành BHXH Việt Nam đã quyết tâm đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của ngành theo định hướng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Lợi ích chuyển đổi số với người dân miền núi

Thanh Hải |

Không mất công phải vượt đường rừng trơn trượt, băng qua suối mùa lũ dữ, tốn cả ngày công... nhưng người dân và chính quyền vẫn tương tác với nhau nhờ trực tuyến và vẫn giải quyết được công việc tức thì. Đó là một trong những lợi ích rất rõ trong việc chuyển đổi số của chính quyền các địa phương ở Quảng Nam. Nhất là khu vực miền núi...