Thu giữ nhiều "hàng rừng" quý hiếm tại nhà trùm buôn thú rừng sau loạt bài của Lao Động

Nhóm phóng viên |

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, thu giữ nhiều thú rừng còn sống và hàng chục kg động vật rừng đã bị giết hại tại một đầu mối thu gom hàng rừng mà phóng sự điều tra của Báo Lao Động đã phản ánh. Đáng chú ý trong số này có nhiều cá thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Vũ Đình Cường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết: Sau khi nhận được thông tin phản ánh của Báo Lao Động và chỉ đạo của Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng triển khai kiểm tra, rà soát các địa điểm có dấu hiệu tàng trữ, kinh doanh, buôn bán động vật hoang dã.

Bên trong những tủ đông lạnh nhà Hải - đầu mối thu gom hàng rừng lớn ở huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng). Video do phóng viên Báo Lao Động ghi nhận trước khi gửi thông tin, tư liệu tố cáo tới cơ quan chức năng, đề nghị xử lý.

“Chúng tôi đã kiểm tra các địa điểm mà Báo Lao Động phản ánh. Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi đã bắt được những cá thể động vật hoang dã, cả sống và đã chết tại đầu mối buôn bán hàng thú rừng thuộc thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” - ông Cường cho biết.

Đầu thú rừng được làm tiêu bản, treo trên tường nhà Hải. Ảnh: PV Lao Động
Đầu thú rừng được làm tiêu bản, treo trên tường nhà Hải. Ảnh: PV Lao Động

Theo ông Cường, tại nhà ông Nguyễn Minh Hải (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) - đầu mối chuyên thu mua và buôn bán hàng rừng mà Báo Lao Động đã phản ánh, Đoàn kiểm tra ghi nhận có tàng trữ một số lượng tương đối lớn các cá thể động vật, bộ phận dẫn xuất từ động vật. Chủ yếu là các cá thể cầy vòi hương, cheo cheo - là các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB và một số loài khác.

Ông Nguyễn Minh Hải (chủ nhà) khai nhận có mua bán, tàng trữ, nuôi nhốt 17 cá thể cầy vòi hương và 4 bộ phận dẫn xuất từ động vật rừng với tổng trọng lượng là 45,2 kg.

Một cá thể cheo cheo được ghi nhận trong tủ đông nhà Hải. Ảnh: PV Lao Động
Một cá thể cheo cheo được ghi nhận trong tủ đông nhà ông Nguyễn Minh Hải. Ảnh: PV Lao Động

Trong đó có 17 cá thể cầy vòi hương, trọng lượng 39,1 kg (5 cá thể đã chết: 9 kg, 12 cá thể còn sống: 30,1 kg); 1 cá thể cheo cheo, trọng lượng 1 kg (đã chết). Nhím: 2,7 kg (không còn phần đầu). Bộ phận dẫn xuất 2 đuôi và 1 đầu, trọng lượng 3,4 kg.

Đoàn kiểm tra đã bàn giao biên bản ghi nhận và toàn bộ tang vật vi phạm cho Hạt Kiểm lâm Di Linh, đồng thời mời ông Nguyễn Minh Hải tiếp tục làm việc, làm rõ vụ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời điểm phóng viên Lao Động ghi nhận, nhiều cá thể lợn rừng đã bị giết hại, cấp đông tại tủ đông nhà Hải, chờ bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Ảnh: PV Lao Động
Thời điểm phóng viên Lao Động ghi nhận, nhiều cá thể lợn rừng đã bị giết hại, cấp đông tại tủ đông nhà Hải, chờ bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Ảnh: PV Lao Động

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, đây là một trong những đầu mối thu mua, buôn bán và vận chuyển hàng rừng lớn trên địa bàn huyện Di Linh. Thời điểm phóng viên có mặt, những chiếc tủ đông nhà Hải luôn chật kín xác động vật rừng còn nguyên lông lá, những cá thể chồn, cheo cheo được cấp đông nguyên con…

Trên bức tường trong phòng nhà Hải treo đầy "thủ cấp" của các con thú hoang đã bị giết hại. Không biết bao nhiêu thú rừng đã chết, đã bị bắt dưới tay thợ săn, rồi đưa về đầu mối này trước khi cung cấp đến các quán nhậu, nhà hàng, phục vụ thực khách.

Nhiều cá thể chồn, cheo cheo cũng bị giết, cấp đông nguyên con như thế này. Ảnh: PV Lao Động
Trong những chiếc tủ đông của nhà Hải, nhiều cá thể chồn, cheo cheo cũng bị giết, cấp đông nguyên con như thế này. Ảnh: PV Lao Động

Trước đó, Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật rừng trái pháp luật theo loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy” của Báo Lao Động.

Nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ động vật rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật, Cục Kiểm lâm đề nghị Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng tổ chức rà soát, kiểm tra xác minh dấu hiệu vi phạm về mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật rừng, bộ phận cơ thể của động vật rừng trái pháp luật theo thông tin phản ánh và cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên điều tra Báo Lao Động, trong suốt thời gian qua, nhiều đối tượng thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk đã ngang nhiên săn bắt, thu mua, buôn bán, vận chuyển trái phép nhiều loại động vật hoang dã.

Siêu lợi nhuận kiếm được từ các thực khách nhậu thịt thú rừng, sự tinh vi và hiện đại của công nghệ săn bắt… đã khiến nhiều loài thú rơi vào một cuộc truy sát trên diện rộng. Những cuộc bủa vây không lối thoát khiến các loài thú quý, hiếm, được bảo vệ trong “Sách đỏ” có nguy cơ rơi vào bờ vực của sự tuyệt chủng.

Tuyến bài điều tra "Máu thú rừng vẫn chảy" của Lao Động muốn góp tiếng nói tâm huyết để bảo vệ các loài thú quý hiếm; vạch trần các hành vi sai phạm để giữ gìn được các loài động vật hoang dã, trước khi quá muộn.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Choáng váng chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi

Nhóm phóng viên |

Thợ săn nhẫn tâm vào rừng bẫy, bắn, bắt thú rừng về giết mổ; vậy ai đã thu mua và phân phối mặt hàng cấm này về phố thị rồi đi khắp cả nước? Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Lao Động đã lần tìm ra những đường dây, đó là các chủ “vựa”, các chủ nhà hàng, những đối tượng chuyên nghề với đủ mánh lới, chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi nhằm mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng.

Máu thú rừng vẫn chảy: Cục Kiểm lâm vào cuộc theo điều tra của Báo Lao Động

Nhóm PV |

Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật rừng trái pháp luật theo loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy” của Báo Lao Động.

Choáng ngợp trước ma trận cảnh báo hack, lừa đảo liên tiếp trên mạng xã hội

Anh Vũ |

Trong những ngày gần đây, người dùng mạng xã hội Việt Nam đã nhận được liên tiếp các thông tin cảnh báo cũng như thông tin liên quan tới những rủi ro bị hack tài khoản, lừa đảo, mất thông tin trên mạng khiến không ít người hoang mang, lo lắng.

Bị nợ lương, người lao động phải làm gì để đòi lại quyền lợi?

Nhóm PV |

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đưa ra các lý do để biện minh việc nợ lương kéo dài. Nợ lương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động, gây bức xúc trong xã hội. Khi bị nợ lương, người lao động phải làm gì để đòi được quyền lợi của mình? Báo Lao Động trao đổi với luật sư Lưu Phương Nhật Thùy - Đoàn Luật sư TPHCM về vấn đề này.

Chạy đua thời gian để thông hầm đường sắt Đèo Cả nối tuyến Bắc - Nam

Luân Long |

Đến sáng 14.4, hàng trăm công nhân cùng nhiều phương tiện, máy móc vẫn đang chạy đua với thời gian, khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió (đoạn qua Đèo Cả nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).

Nhiều kỳ vọng ở nhà máy 200 triệu USD bên bờ sông Đà, cung cấp 3.000 việc làm

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Người dân, người lao động rất mong chờ dự án đầu tư nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử 200 triệu USD của Tập đoàn Meiko Nhật Bản, với kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều việc làm.

Dự báo bão năm 2024 khốc liệt hơn tới 170%

Song Minh |

Các dự báo bão mới nhất chỉ ra, mùa bão năm 2024 dự kiến sẽ khốc liệt hơn tới 170% so với các mùa trung bình.

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Choáng váng chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi

Nhóm phóng viên |

Thợ săn nhẫn tâm vào rừng bẫy, bắn, bắt thú rừng về giết mổ; vậy ai đã thu mua và phân phối mặt hàng cấm này về phố thị rồi đi khắp cả nước? Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Lao Động đã lần tìm ra những đường dây, đó là các chủ “vựa”, các chủ nhà hàng, những đối tượng chuyên nghề với đủ mánh lới, chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi nhằm mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng.

Máu thú rừng vẫn chảy: Cục Kiểm lâm vào cuộc theo điều tra của Báo Lao Động

Nhóm PV |

Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật rừng trái pháp luật theo loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy” của Báo Lao Động.