Để doanh nghiệp sớm có tín chỉ xanh, nên mở rộng đối tượng được mua điện tái tạo trực tiếp

Cường Ngô |

Quy định khách hàng dùng điện 500.000 kWh/tháng mới được mua bán trực tiếp trong dự thảo của Bộ Công Thương gây nhiều ý kiến trái chiều. Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, trước nhu cầu cấp bách phải sử dụng năng lượng tái tạo để sớm có tín chỉ xanh của doanh nghiệp trong xu thế hiện nay, nên mở rộng đối tượng, đặc biệt qua đường dây riêng, không tạo áp lực cho lưới điện quốc gia.

Nên mở rộng đối tượng

Tại dự thảo Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương xây dựng mô hình này theo hai phương án, gồm qua đường dây riêng và lưới quốc gia (tức qua EVN). Bên cung ứng là các nhà máy năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) công suất trên 10 MW nếu nối lưới; hoặc không giới hạn công suất nếu qua đường dây riêng. Tức không bao gồm các dự án điện mặt trời mái nhà hay điện rác, sinh khối.

Trong cả hai trường hợp, bên mua là tổ chức, cá nhân dùng điện sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên, lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng từ 500.000 kWh. Những khách hàng có nhu cầu sử dụng ít hơn, như doanh nghiệp sản xuất nhỏ hay hộ gia đình chưa được mua bán trực tiếp.

Tuy nhiên, tại thông báo mới này, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách mới về DPPA nhưng còn chậm và có nhiều vấn đề cần làm rõ.

Với bên mua, bán ký hợp đồng trực tiếp và kết nối bằng đường dây riêng, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dự thảo Nghị định phải nêu rõ Quy hoạch điện VIII không hạn chế quy mô công suất, các dự án năng lượng tái tạo. Tức là, các dự án điện mặt trời mái nhà hay điện rác, sinh khối không giới hạn công suất có thể nằm trong nhóm được thực hiện cơ chế này.

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - cho biết, trước nhu cầu cấp bách phải sử dụng năng lượng tái tạo để sớm có tín chỉ xanh của doanh nghiệp trong xu thế hiện nay, nên mở rộng đối tượng, đặc biệt qua đường dây riêng, không tạo áp lực cho lưới điện quốc gia.

"Quan trọng là công suất phát có đáp ứng được không, dự án năng lượng tái tạo đó có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? Nếu có, nên mở rộng cho nhiều đối tượng tham gia. Còn khách hàng dùng điện lớn, có thể đã có đầu tư điện mặt trời rồi, không có nhu cầu mua trực tiếp. Trong khi những đơn vị dùng điện khác, sản lượng tiêu thụ thấp hơn con số 500.000 kWh/tháng, nhưng nhu cầu được mua điện tái tạo trực tiếp là có thực.

Góp ý cho dự thảo nghị định, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị với mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, tác động đến hệ thống điện quốc gia không đáng kể nên mở rộng cho mọi khách hàng có nhu cầu tham gia, thay vì giới hạn vào nhóm khách hàng sử dụng điện lớn.

Bộ Công Thương nói gì?

Nói về việc xây dựng Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) - cho biết, dự thảo nghị định xây dựng nội dung 2 chính sách về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng và qua lưới điện quốc gia. Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng sẽ được thực hiện đơn giản, giá điện được thỏa thuận giữa các bên.

Còn việc mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia là trường hợp phổ biến, thường áp dụng cho các khách hàng ở xa nguồn phát thực hiện mua điện qua thị trường điện giao ngay. Theo đó, khách hàng có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay cộng với các loại giá, chi phí dịch vụ và các chi phí hợp lý, hợp lệ khác mà khách hàng phải trả.

Ông Hòa cho hay, việc xây dựng và ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý để bảo đảm đồng thời nhiều mục tiêu.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị mọi khách hàng được mua điện mặt trời trực tiếp, không cần qua EVN

Cường Ngô |

VCCI đề xuất mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trực tiếp thay vì qua EVN.

Bộ trưởng Công Thương: Mua điện mặt trời mái nhà sẽ cổ súy trục lợi chính sách

Cường Ngô |

Nếu mua điện mặt trời mái nhà (ngoài công suất 2.600MW đã có trong Quy hoạch Điện VIII), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, sẽ gây ra tình trạng phát triển ồ ạt, khó kiểm soát công suất nguồn. Đặc biệt, điều đó sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối nguồn điện, gây áp lực lên hệ thống truyền tải điện quốc gia, mất an toàn lưới điện.

Bộ Công Thương lý giải tại sao mua điện mặt trời mái nhà dư thừa giá 0 đồng

Cường Ngô |

Trước đề xuất cơ chế mua điện mặt trời mái nhà dư thừa giá 0 đồng, một số chuyên gia đánh giá chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích người dân đầu tư. Bộ Công Thương đã phát đi thông cáo lý giải về vấn đề này.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.