Đăng ký 129GW điện gió ngoài khơi, dự thảo chỉ 5GW - ai sẽ được làm?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW. Tuy nhiên, dự thảo Quy hoạch Điện 8 dự kiến sẽ phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện như thế nào?

Đăng ký gấp 25,8 lần dự thảo quy hoạch tới năm 2030

Mới đây, tại Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi, vận tốc gió ở độ cao 100 mét đạt khoảng 9-10m/s và khu vực tiềm năng nhất là miền nam Trung bộ.

Cũng bởi tiềm năng này, Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Quy hoạch Điện 8, trong đó dự kiến sẽ phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng lên 40.000 MW vào năm 2045. Nếu điều kiện cho phép thì có thể tăng trưởng sớm hơn.

Thông tin này khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc trong số 129.000 MW đơn vị đăng ký làm điện gió ngoài khơi, vậy làm sao để chọn được 5.000 MW để thực hiện, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư thế nào?

Chiều 8.1, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương - cho biết, dự thảo Quy hoạch Điện 8 đang trong quá trình hiệu chỉnh để hoàn thiện, Bộ Công Thương cũng nghiên cứu song song cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơ chế cụ thể để phân chia việc này.

"Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hay lựa chọn thế nào cần phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Bởi, bởi điện gió ngoài khơi là vấn đề mới mẻ, cần phải xây dựng cơ chế phù hợp, chính sách hay hạ tầng phải đáp ứng được mục tiêu đủ điện cho người dân với chi phí hợp lý" - ông Tuấn Anh nêu.

Dự thảo Quy hoạch Điện 8 dự kiến phát triển 5GW điện gió ngoài khơi. Ảnh: GWEC
Dự thảo Quy hoạch Điện 8 dự kiến phát triển 5GW điện gió ngoài khơi. Ảnh: GWEC

Tại buổi trao đổi với báo chí với chủ đề Hệ thống truyền tải điện, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia trong bối cảnh các cam kết của Việt Nam tại COP 26 do Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức, ông Soren Ranneries - Giám đốc cấp cao, Kỹ sư trưởng, Tập đoàn COP - cho hay, việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi cần được xem xét dựa trên kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư ở các thị trường khác; kế hoạch về chuỗi cung ứng cho dự án; chứng minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.

"Đây là những yếu tố quan trọng mà Việt Nam nên tham khảo" - ông Soren Ranneries nói. Đồng thời ông cho biết, ở Anh, nhà phát triển nếu muốn thực hiện dự án cần đưa ra các cam kết về chi phí. Ở Đan Mạch, nhà đầu tư cần đưa ra những cam kết nhất định về việc phát triển dự án và hoàn thành dự án đúng hạn. "Tôi không chắc 100% phương án nào thích hợp cho Việt Nam, nhưng có khá nhiều phương án trên thị trường" - ông Soren Ranneries chia sẻ.

5 - 10 GW vào năm 2030 hoàn toàn có thể

Ông Sean Huang - Quản lý Phát triển của Copenhagen Offshore Partners, đơn vị đang phát triển dự án điện gió La Gàn dẫn kinh nghiệm từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) - nơi mà ông đã từng làm việc, thì quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:

Nhà đầu tư phải thực hiện việc khảo sát, đánh giá tác động môi trường, chứng minh năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án và đưa ra các cam kết cụ thể về dự án đó.

Ngoài ra, cần yêu cầu mở văn phòng đại diện, thực hiện các nghiên cứu ảnh hưởng của dự án đến hệ thống truyền tải, xin giấy phép từ nhiều cơ quan bộ ban ngành. Trong quá trình xin cấp phép cần chứng minh được năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án. Điều này được thể hiện bằng các hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ.

Còn theo ông Mark Hutchinson - Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á (Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu), Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió khi tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất khoảng 512 GW (1 GW = 1.000 MW).

"Theo tính toán của GWEC, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thị trường điện gió ngoài khơi với quy mô 5 - 10 GW vào năm 2030, giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 60 tỉ USD cho nền kinh tế" - ông Mark Hutchinson khẳng định.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Cục Điện lực & NLTT nói gì khi hàng loạt địa phương xin làm điện gió

Cường Ngô |

Sau khi Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các địa phương yêu cầu báo cáo tổng hợp các đề xuất bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt để Bộ Công Thương tổng hợp, đến thời điểm này đã có 55 địa phương gửi đề xuất tới Bộ Công Thương, trong đó, hàng hoạt địa phương xin làm các dự án điện gió. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng táo tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, cần tính toán để cân đối vùng miền.

Nghêu tự nhiên giảm dần theo đà tăng của điện gió

NHẬT HỒ |

Hiện tượng nghêu giống nổi lên tại các vùng bãi bồi ven biển không còn nhiều. Hình ảnh hàng nghìn người ùa xuống biển bắt nghêu giống lùi dần vào quá khứ, thay vào đó là những dự án điện gió ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau mọc lên.

Phát triển điện gió ngoài khơi để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia năng lượng và các tổ chức quốc tế, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Việc phát triển loại hình năng lượng xanh này sẽ góp phần giảm phụ thuộc và nguồn nguyên nhiên liệu hoá thạch.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Cục Điện lực & NLTT nói gì khi hàng loạt địa phương xin làm điện gió

Cường Ngô |

Sau khi Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các địa phương yêu cầu báo cáo tổng hợp các đề xuất bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt để Bộ Công Thương tổng hợp, đến thời điểm này đã có 55 địa phương gửi đề xuất tới Bộ Công Thương, trong đó, hàng hoạt địa phương xin làm các dự án điện gió. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng táo tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, cần tính toán để cân đối vùng miền.

Nghêu tự nhiên giảm dần theo đà tăng của điện gió

NHẬT HỒ |

Hiện tượng nghêu giống nổi lên tại các vùng bãi bồi ven biển không còn nhiều. Hình ảnh hàng nghìn người ùa xuống biển bắt nghêu giống lùi dần vào quá khứ, thay vào đó là những dự án điện gió ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau mọc lên.

Phát triển điện gió ngoài khơi để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia năng lượng và các tổ chức quốc tế, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Việc phát triển loại hình năng lượng xanh này sẽ góp phần giảm phụ thuộc và nguồn nguyên nhiên liệu hoá thạch.