Cty CP Tập đoàn giấy Tân Mai thuê 4.500ha đất tại Đắk Lắk: 10 năm không xong dự án trồng rừng

HỮU LONG |

Được tỉnh Đắk Lắk cho thuê hơn 4.500ha đất để trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nhưng Cty CP Tập đoàn giấy Tân Mai (Tập đoàn Tân Mai) không thực hiện đúng theo cam kết ban đầu. Hơn 10 năm được cho thuê đất, chủ đầu tư không những chậm triển khai dự án mà còn buông lỏng quản lý để gần 273ha đất bị người dân xâm canh, lấn chiếm trái phép.

Không thực hiện theo cam kết

Tập đoàn Tân Mai được UBND tỉnh Đắk Lắk thuê hơn 4.500ha đất để thực hiện đầu tư 2 dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng tại huyện Lắk theo các quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk vào năm 2001 và năm 2009. Sau hơn 10 năm thực hiện 2 dự án đến nay, Tập đoàn Tân Mai có nhiều diện tích đất trống chưa trồng rừng hay một số diện tích rừng đã trồng nhưng tỉ lệ rừng trồng đạt thấp. Dù được thuê hàng nghìn hécta đất với cam kết quản lý bảo vệ và trồng rừng nhưng Tập đoàn Tân Mai chậm triển khai dự án.

Mãi đến giữa năm 2018, UBND huyện Lắk có văn bản nêu rõ, nếu chủ đầu tư không xây dựng kế hoạch, xác định thời gian thực hiện cụ thể và tổ chức trồng rừng, huyện đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi dự án, trả lại cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định.

Trước sự hối thúc của chính quyền địa phương, ngày 28.8 vừa qua, Tập đoàn giấy Tân Mai đã có báo cáo về quá trình thực hiện 2 dự án. Theo đó, với 4.500ha đất được giao đến nay có hơn 2.100ha đất đã đầu tư trồng rừng. Hiện tại, một số khu vực trồng rừng có chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng đạt thấp nên hiệu quả không cao. Riêng đối với 383ha rừng tự nhiên quản lý bảo vệ, hằng năm chủ đầu tư có tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ.

Việc chậm trễ trồng rừng đối với diện tích hơn 1.700ha đất còn lại được lý giải là bởi có khoảng 1.200/1.700ha có khả năng trồng được rừng, còn số 500ha còn lại không thể trồng được rừng bởi chủ yếu là đất khe suối, núi đá. Tập đoàn Tân Mai cam kết từ nay đến năm 2023 sẽ trồng được từ 300-500ha. Riêng đối với 273ha đất trong vùng dự án đã bị xâm canh, lấn chiếm, chủ đầu tư đã lập phương án thu hồi, di dời, giải tỏa và trồng rừng.

Thu hồi nếu chủ đầu tư tiếp tục thất hứa

Quá trình thực hiện các dự án quản lý bảo vệ và trồng rừng của Tập đoàn Tân Mai là chưa đạt hiệu quả cao. Từ lý do này nên ngày 18.9 vừa qua, Sở NNPTNT Đắk Lắk có công văn yêu cầu Tập đoàn Tân Mai thực hiện đúng mục tiêu, quy hoạch của dự án đã được thẩm định trước đó; thực hiện hiệu quả công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ vườn cây; quản lý bảo vệ rừng, đất đai vùng dự án theo đúng phương án quản lý bảo vệ rừng đã được thẩm định.

Trước cam kết mỗi năm phải trồng từ 300-500ha rừng, Sở NNPTNT nhận định, nếu từ nay đến hết mùa vụ trồng rừng năm 2019, Tập đoàn không tổ chức thực hiện theo đúng cam kết, Sở sẽ có phương án, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng đối với 273ha đất bị xâm canh, lấn chiếm, Sở NNPTNT đề nghị chủ đầu tư phối hợp với UBND huyện Lắk phối hợp thực hiện xử lý, thu hồi.

Trao đổi với Báo Lao Động, một lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Lắk thông tin: Nhiều diện tích trong 273ha đất bị xâm canh, lấn chiếm trên đã bị người dân lấn chiếm từ trước đó. Hiện ngành chức năng cùng chủ đầu tư đang thu hồi đất đã bị lấn chiếm nhưng thực tế là khó thực hiện. “Trước khi Tập đoàn Tân Mai nhận hơn 4.500ha đất này thì đã có nhiều diện tích bị dân lấn chiếm. Số diện tích này người dân đã sản xuất hoa màu, làm nương rẫy từ rất lâu. Tôi cho rằng việc thu hồi là điều không thể” - vị lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Lắk nói.

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk từng kết luật nhiều Cty lâm nghiệp trên địa bàn sau khi được giao đất rừng đã để mất hàng chục nghìn hécta. Có thể kể ra các cái tên như Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, Cty Lâm nghiệp Thuần Mẫn. Cụ thể, vào năm 2009, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh được UBND tỉnh Đắk Lắk giao và cho thuê gần 14.000ha đất, rừng tại huyện Ea Súp. Tuy nhiên từ năm 2012 đến tháng 10.2016, đơn vị này đã buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng để người dân lấn chiếm hơn 2.000ha đất rừng. Hay như gần 5.000ha do Cty Lâm nghiệp Thuần Mẫn (đóng tại huyện Ea H’leo) quản lý, sử dụng, có khoảng 2.000ha đã bị người dân lấn chiếm, xâm canh.

HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

Gia Lai: Khai khống trồng rừng, trục lợi hàng tỉ đồng

ĐÌNH VĂN |

Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai (Gia Lai) được ngân sách cấp 17 tỉ đồng để trồng và chăm sóc 717 ha rừng. Cơ quan này lập hồ sơ trồng rừng, nhưng không thực hiện, để mất 420ha; không thuê người chăm sóc rừng, nhưng lên danh sách khống và giả chữ ký để chiếm đoạt tiền nhà nước.

Kiểm tra dự án “trồng rừng để cá nhân trục lợi” ở Bình Phước

CAO HÙNG |

Ngày 22.8, báo Lao Động đã đăng bài “Bình Phước: Xin dự án trồng rừng để cá nhân trục lợi”. Bài báo phản ánh dự án trồng rừng, do Cty Sasco làm chủ đầu tư tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã bị các cá nhân “xẻ thịt”, gây hệ quả nghiêm trọng về an ninh trật tự, vi phạm luật pháp về đất đai, đầu tư...

Xin dự án trồng rừng, để cá nhân trục lợi

Điều tra của HOÀNG HƯNG |

Với trên 545ha đất rừng được nhà nước giao cho Ban Quản lý rừng kinh tế (QLRKT) Suối Nhung (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) quản lý, sử dụng; ông Trần Tấn Minh - GĐ Ban QLRKT Suối Nhung - đã mang ra liên doanh với Cty Sasco (TPHCM). Song thực tế, hàng trăm hécta đất rừng của nhà nước đã bị ông Minh giao cho các cá nhân trục lợi…

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Gia Lai: Khai khống trồng rừng, trục lợi hàng tỉ đồng

ĐÌNH VĂN |

Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai (Gia Lai) được ngân sách cấp 17 tỉ đồng để trồng và chăm sóc 717 ha rừng. Cơ quan này lập hồ sơ trồng rừng, nhưng không thực hiện, để mất 420ha; không thuê người chăm sóc rừng, nhưng lên danh sách khống và giả chữ ký để chiếm đoạt tiền nhà nước.

Kiểm tra dự án “trồng rừng để cá nhân trục lợi” ở Bình Phước

CAO HÙNG |

Ngày 22.8, báo Lao Động đã đăng bài “Bình Phước: Xin dự án trồng rừng để cá nhân trục lợi”. Bài báo phản ánh dự án trồng rừng, do Cty Sasco làm chủ đầu tư tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã bị các cá nhân “xẻ thịt”, gây hệ quả nghiêm trọng về an ninh trật tự, vi phạm luật pháp về đất đai, đầu tư...

Xin dự án trồng rừng, để cá nhân trục lợi

Điều tra của HOÀNG HƯNG |

Với trên 545ha đất rừng được nhà nước giao cho Ban Quản lý rừng kinh tế (QLRKT) Suối Nhung (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) quản lý, sử dụng; ông Trần Tấn Minh - GĐ Ban QLRKT Suối Nhung - đã mang ra liên doanh với Cty Sasco (TPHCM). Song thực tế, hàng trăm hécta đất rừng của nhà nước đã bị ông Minh giao cho các cá nhân trục lợi…