Chuyện trồng đào phai ở Vân Đồn

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Thủ phủ của đào phai Vân Đồn là xã Hạ Long, nằm ngay trên đường trẩy hội chùa Cái Bầu. Từ giáp Tết, trên tuyến đường chính dẫn xuống xã là những vạt đào đã nở, khoe sắc trong tiết trời mùa xuân.

Từ giống đào bản địa, mọc tự nhiên trên rừng

Theo lời kể của người dân trong vùng, đào phai Vân Đồn vốn là giống đào bản địa, mọc tự nhiên trên rừng, núi. Từ những năm 1978 - 1979, nhiều gia đình đã đưa cây đào tự nhiên về trồng, vừa là lấy quả, vừa để chơi hoa tết.

xxvxcv
Hoa đào Vân Đồn có 5 cánh màu hồng, hoa to, tươi, khi nở từ 15 - 20 ngày mới rụng. Ảnh: Đoàn Hưng

Điểm đặc biệt là đào phai Vân Đồn là sinh trưởng, ra hoa ở môi trường cằn cỗi, lại thêm sương, gió vùng biển, nên thân cây xù xì, thô ráp, nhưng hoa rất to, đẹp. Khi mới nở, hoa đào có 5 cánh màu hồng, sau đó phai dần, phần cuối cánh hoa có màu tím phớt, hoa to, tươi, khi nở từ 15 - 20 ngày mới rụng. Do đó, dân sành chơi đào rất ưa chuộng.

Điều thú vị và được đánh giá cao nhất chính là đặc trưng hoa nở “đuổi” ở giống đào phai này. Tức là hoa không nở rộ cùng một thời điểm như giống đào khác, mà các cành nở xen kẽ, nối tiếp theo thời gian. Đào phai Vân Đồn thường cho hoa rất bền, có khi kéo dài cả tháng.

Theo bật mí của những cao thủ trồng và chơi đào tại xã Hạ Long, để có hoa đào bền phải có bí quyết riêng. Trước đây, khi đào cắt gốc thì người dân bọc đất sét, nay thì dùng lửa khò gốc, sau đó cắm vào bình. Từ 2 - 3 ngày thay nước 1 lần đảm bảo cây không tụt nước, mất nhựa và hoa đào sẽ bền.

Trở thành cây trồng làm giàu của nhiều hộ dân

Cây đào đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với người dân trên địa bàn huyện Vân Đồn. Toàn huyện có khoảng 70 ha trồng đào, trong đó xã Hạ Long có trên 50 ha với 300 hộ trồng đào. Ước tính xuất bán trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay khoảng 60.000 cây và 30.000 cành. Cùng với đó, thời điểm này, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát nên giá đào ổn định, dao động từ 1 triệu đồng/cây đào thường đến trên 20 triệu đồng/cây đào thế.

Một góc vườn đào nhà
Một góc vườn đào nhà ông Lê Quang Huy, thôn 5, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng

Ông Lê Quang Huy, thôn 5, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn (76 tuổi) đã có hơn 30 năm trồng đào cho biết: “Năm 1978, tôi chuyển từ thị xã Quảng Yên ra huyện Vân Đồn sinh sống. Gia đình đã mất 10 năm không tìm ra hướng phát triển kinh tế trên mảnh vườn 7.000m2 mặc dù đã trồng đủ thứ cây ăn quả như ổi, chuối, na… Sau đó, gia đình quyết định chuyển sang trồng đào và kinh tế khá dần từng năm. Tính riêng trong năm nay, gia đình có 3.000 cây đào, ước tính doanh thu khoảng 800.000 triệu đồng mà không phải mang đi bán, khách hàng, thương lái đến tận vườn mua”.

dfdg
Ông Lê Quang Huy, thôn 5, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, một bậc cao niên trồng đào. Ảnh: Đoàn Hưng

“Tuy nhiên, đào là cây trồng khó tính, chăm sóc khá vất vả. Sau kỳ thu hoạch, người trồng đào lại ươm hạt, khi nảy mầm được khoảng 10 cm thì cho vào bầu chăm sóc. Giống cây này thường 1 năm chỉ cao tầm 1,4m. Bởi vậy, một cây đào chăm sóc tốt phải từ 3 - 5 năm mới cho thu hoạch. Bên cạnh đó, người trồng phải thường xuyên làm cỏ, cắt tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh. Bệnh cây đào thì nhiều loại như: Mối ăn rễ cây, sâu đục thân, bệnh nấm cành lá… nên phải thường xuyên trông nom, phát hiện bệnh sớm để điều trị. Song người dân ngại nhất là bệnh phun rỉ nhựa vào những tháng mưa nhiều khiến cây còi cọc, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị" - ông Huy cho biết thêm.

Anh Lê Văn Ban, Thôn 5, xã Hạ Long chuyên về đào thế Vân Đồn chia sẻ: “Vườn nhà năm nay có 300 gốc đào thế, giá dao động từ 5 - 50 triệu đồng/gốc. Người tìm đến mua chủ yếu là khách quen. Giá trị kinh tế như vậy nhưng năm nay vườn cũng bị thiệt hại khoảng 40 cây do bị rệp”.

vxfsdf
Khách hàng khắp nơi trong và ngoài tỉnh đến mua đào. Ảnh: Đoàn Hưng

Ông Lê Văn Hoán, Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Long, huyện Vân Đồn cho biết: “Xã đang đề nghị huyện đưa cây đào thành cây trồng chủ lực. Nhưng cũng có cái khó bởi diện tích trồng đào tại các hộ dân nhỏ, manh mún. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục vận động nhân dân tận dụng diện tích đất xen canh, xen cư để trồng đào, hàng năm giữ quả lấy hạt để ươm giống tự nhiên phát triển cây đào”.

Nếu đào Nhật Tân là linh hồn của ngày Tết của người dân Hà Nội thì với người dân Quảng Ninh, đào phai Vân Đồn cũng là niềm tự hào riêng. Tết đến xuân về, những cánh hoa đào phai không chỉ tô thắm cho không gian nơi đây mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Song vượt lên hết tất cả, mỗi cành đào, mỗi nụ hoa đều ẩn chứa tình yêu của những người chăm sóc và cả niềm tự hào về một nét đẹp văn hóa địa phương.

Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh: Độc đáo món củ cải phên Đầm Hà

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Những ngày này, người dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh tất bật chuẩn bị củ cải phên để phục vụ cho thị trường Tết. Vốn là món quà quê dân dã nhưng lại mang hương vị hấp dẫn và lạ miệng, những năm gần đây, củ cải phên Đầm Hà ngày càng được yêu thích. Không chỉ giúp người dân nơi đây làm giàu, nó còn trở thành niềm tự hào, một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân trong vùng.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – nơi người bán và mua đều muốn góp mặt

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặt hàng phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, lại bình ổn giá… Đó là những điểm cộng khiến cho các hội chợ OCOP (mỗi làng quê một sản phẩm) tại Quảng Ninh luôn thu hút đông người dân, du khách đến tham quan, mua sắm.

Quảng Ninh: Giữ ấm cho học sinh bán trú vùng cao

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trong năm học 2022-2023 đã có 12 trường với 1.116 học sinh thực hiện bán trú tuần. Đây đều là những học sinh có nhà xa trường trên 5km. Học sinh sẽ ăn ngủ nghỉ tại trường, thứ 7 chủ nhật bố mẹ đón về. Công tác chăm lo sức khỏe cho những học sinh này, nhất là vào mùa đông được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Mất việc cận Tết, công nhân ngậm ngùi: "Tết năm sau con về!"

Chân Phúc - Phương Ngân |

Mất việc làm vào những ngày cận Tết, đồng nghĩa với việc mất đi thu nhập, không ít công nhân đã phải ngậm ngùi ở lại TPHCM trong dịp Tết Nguyên đán này. Buồn, tủi thân,... nhưng họ buộc phải chấp nhận điều đó, và chỉ có thể hẹn với bố mẹ,... Tết năm sau con về!

Vẻ đẹp kỳ vĩ của moong than sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Mỏ than lộ thiên Cọc 6, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những mỏ than lâu đời và xuống sâu nhất của TKV, thậm chí được coi là mỏ than lộ thiên sâu nhất của Đông Nam Á hiện vẫn đang được khai thác.

Khó khăn đổi tiền mới, lì xì online lên ngôi

Nhóm PV |

Thay vì mừng tuổi với những phong bao lì xì đỏ như mọi năm, thì năm nay, xu hướng lì xì online lại lên ngôi. Quả thật, với sự phát triển của công nghệ, việc lì xì ngày càng trở nên dễ dàng hơn dù chúng ta cách xa nhau hàng nghìn cây số.

Những địa điểm tâm linh cầu an đầu năm mới

Hải Nguyễn |

Vào dịp năm mới, người dân đi lễ chùa cầu an cho gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá của người Việt. Ở Hà Nội những nơi như chùa Hương, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, phủ Tây Hồ luôn tấp nập du khách viếng thăm dịp đầu năm.

Quảng Ninh: Độc đáo món củ cải phên Đầm Hà

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Những ngày này, người dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh tất bật chuẩn bị củ cải phên để phục vụ cho thị trường Tết. Vốn là món quà quê dân dã nhưng lại mang hương vị hấp dẫn và lạ miệng, những năm gần đây, củ cải phên Đầm Hà ngày càng được yêu thích. Không chỉ giúp người dân nơi đây làm giàu, nó còn trở thành niềm tự hào, một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân trong vùng.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – nơi người bán và mua đều muốn góp mặt

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặt hàng phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, lại bình ổn giá… Đó là những điểm cộng khiến cho các hội chợ OCOP (mỗi làng quê một sản phẩm) tại Quảng Ninh luôn thu hút đông người dân, du khách đến tham quan, mua sắm.

Quảng Ninh: Giữ ấm cho học sinh bán trú vùng cao

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trong năm học 2022-2023 đã có 12 trường với 1.116 học sinh thực hiện bán trú tuần. Đây đều là những học sinh có nhà xa trường trên 5km. Học sinh sẽ ăn ngủ nghỉ tại trường, thứ 7 chủ nhật bố mẹ đón về. Công tác chăm lo sức khỏe cho những học sinh này, nhất là vào mùa đông được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.