Chuyên gia Thái Lan bất ngờ trước thành tựu lúa gạo Việt Nam

LỤC TÙNG |

“Việt Nam là nhà vô địch xuất khẩu gạo tại thị trường ASEAN”, “Thái Lan sẽ không thể bắt kịp Việt Nam”, ông Sakda Sineves, chuyên gia cao cấp nông nghiệp Thái Lan, đã dành lời “có cánh” cho lúa gạo Việt Nam.

Tâm phục - khẩu phục

“Trở lại lần này, tôi rất bất ngờ trước thành tựu lúa gạo Việt Nam”- ông Sakda Sineves bày tỏ sau chuyến đi thực tế lúa gạo tại Đồng Tháp vào đầu tháng 8.2023. Lĩnh vực khiến vị chuyên gia nông nghiệp “lão làng” ấn tượng nhất là lúa giống.

Không chỉ thừa nhận Việt Nam sản xuất được nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày nhưng thơm, dẻo… vượt qua Thái Lan, ông còn đánh giá cao tính thích ứng rộng của giống lúa Việt Nam khi phù hợp với canh tác từng khu vực địa hình, địa lý và từng mùa trong năm.

Ngoài ra, ông Sakda đánh giá Việt Nam có cách làm lúa giống rất độc đáo. Theo đó, bên cạnh các tổ chức khoa học do Nhà nước đầu tư, còn có hệ thống tư nhân, phần lớn là nông dân tự bỏ tiền túi ra nghiên cứu, nhân giống và phân phối lúa giống.

Ông cảm kích tinh thần tự nguyện sử dụng giống lúa của nhà nông Việt Nam. Mặc dù chất lượng lúa sau thu hoạch của nhiều hộ rất tốt, hoàn toàn có thể làm giống cho vụ tới, nhưng hầu hết đều chọn sử dụng giống lúa mới do các cơ sở lúa giống cung cấp. Điều này không chỉ giúp nông dân Việt Nam thuận tiện tăng năng suất lúa, chất lượng gạo, mà còn tăng khả năng thân thiện môi trường do tiết giảm sử dụng phân, thuốc phòng trị bệnh so với việc sử dụng giống lúa cũ.

“Thực tế chuyến công tác cho chúng tôi cảm nhận giống lúa, chi phí sản xuất và phương thức canh tác giảm khí mê-tan để giải quyết vấn đề nhà kính và đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam đã lấn át Thái Lan” - ông Sakda nhấn mạnh - “Thái Lan sẽ khó bắt kịp Việt Nam”.

Bảng tóm tắt 10 điểm sản xuất lúa Thái bị Việt Nam “qua mặt”. Ảnh: ThS Nguyễn Phước Tuyên
Bảng tóm tắt 10 điểm sản xuất lúa Thái bị Việt Nam “qua mặt”. Ảnh: ThS Nguyễn Phước Tuyên 

Đây không phải là phát biểu mang tính “ngoại giao”, mà là chia sẻ từ thực tế của các chuyên gia. Bởi trước chuyến đi này, nhiều nghiên cứu của giới chuyên gia Thái Lan cho thấy lúa gạo Việt Nam đã “vượt mặt” họ ở nhiều nội dung, lĩnh vực.

Tỉnh táo trước hào quang

“Nhiều chuyên gia nông nghiệp quốc tế mà tôi có dịp tiếp xúc, làm việc, đã bày tỏ kinh ngạc và nể phục trước hành trình phát triển của lúa gạo Việt Nam”- GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia lúa gạo hàng đầu thế giới chia sẻ.

Thậm chí có người còn gọi đó là bước tiến thần kỳ khi chỉ sau 14 năm (1975-1989), từ quốc gia thiếu đói, Việt Nam đã vươn lên trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Không chỉ luôn có mặt trong Top 3 thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhiều năm gần đây, gạo Việt còn liên tục có mặt Top đầu tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới...

Dẫn chứng chuyện gạo ST25 (Gạo ngon Nhất thế giới năm 2019), GS Xuân cho biết, nguồn gốc ban đầu là Khao Dawk Mali 105, giống lúa dài ngày của Thái Lan, nhưng qua bàn tay, khối óc của nhóm tác giả Hồ Quang Cua (Sóc Trăng), đã khoác lên mình chiếc áo thuần Việt khi trở thành lúa cao sản ngắn ngày, nhưng có mùi thơm bền hơn cả cây mẹ.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều quốc gia nể phục Việt Nam hơn chính là khả năng tạo ra kỳ tích lúa gạo trên diện tích đất gieo trồng rất khiêm tốn.

Sau những nỗ lực chuyển giao công nghệ của nhà khoa học, xây dựng chính sách hỗ trợ của Nhà nước… chính nhà nông là lực lượng trực tiếp điều khiển 3,6 triệu ha đất trồng lúa tạo ra lượng gạo không chỉ đủ nuôi 100 triệu dân mà còn xuất khẩu 6 - 6,5 triệu tấn/năm. Nhiều thương hiệu gạo thuần Việt không chỉ thay đổi thói quen “sính gạo ngoại” của nhiều người tiêu dùng trong nước, mà còn tạo cơn sốt trên thị trường quốc tế như: ST, OM…

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo: Việt Nam đáng tự hào nhưng không được phép tự mãn. Bởi bên cạnh thành tựu, cây lúa hạt gạo Việt Nam đang và sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Đó không chỉ là nguy cơ nước biển dâng, làm giảm diện tích đất canh tác, mà còn có từ khả năng “bùng nổ” của các đối thủ.

Theo ông Tuyên, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học để gieo trồng lúa, chế biến gạo ngày càng tốt hơn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Nữ tổng thống Indonesia đầu tiên khâm phục thành tựu phát triển của Việt Nam

Thanh Hà |

Việt Nam - Indonesia thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2003 nhân dịp bà Megawati Sukarnoputri - con gái của Tổng thống Sukarno - thăm Việt Nam trên cương vị nữ Tổng thống đầu tiên của Indonesia.

Đối ngoại tiếp tục là điểm sáng trong thành tựu chung của cả nước

Khánh Minh |

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đối ngoại Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong những thành tựu chung của cả nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định.

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam

Thanh Hà |

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP bày tỏ những tình cảm hết sức tốt đẹp với Việt Nam, ấn tượng trước những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được.

Máy móc thi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu phải nằm chờ vì thiếu mặt bằng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỉ đồng dài hơn 53 km nối tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi công 2 tháng nay, nhưng hàng loạt máy móc, phương tiện được chủ đầu tư và nhà thầu huy động đến công trường phải nằm chờ, "phơi nắng phơi mưa" vì thiếu mặt bằng để thi công.

Tính toán kỹ độ tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội

LƯƠNG HẠNH - MINH HỒNG |

Là lao động tự do hơn 40 năm, cuộc sống lam lũ chạy ăn từng bữa để nuôi con khiến ông Phong chưa từng nghĩ đến chuyện đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu. Đến nay, khi không còn sức khỏe, ông lại đếm từng ngày còn lại của cuộc đời để chờ đến tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội.

Mong lương tối thiểu vùng lên thêm 6% để cuộc sống được cải thiện...

Mạnh Cường - Minh Hương |

Tại cuộc họp phiên thứ Nhất năm 2023 thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 ở Hạ Long (Quảng Ninh), đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất tăng 5-6% mức lương tối thiểu vùng năm 2024.

Huyện Thái Thụy phản hồi sau bài viết âu tàu hơn trăm tỉ bỏ hoang của Báo Lao Động

Lương Hà |

Thái Bình - UBND huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vừa có công văn phản hồi gửi đến Báo Lao Động sau bài viết "Bến neo đậu tàu thuyền hơn 100 tỉ đồng ở Thái Bình bị bỏ hoang".

Cơ hội lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh

MINH QUÂN |

Các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98 của Quốc hội mở ra cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) phát triển. Nhưng với thời hạn 5 năm, việc TPHCM lựa chọn các lĩnh vực, dự án để sớm triển khai là rất cấp bách.

Nữ tổng thống Indonesia đầu tiên khâm phục thành tựu phát triển của Việt Nam

Thanh Hà |

Việt Nam - Indonesia thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2003 nhân dịp bà Megawati Sukarnoputri - con gái của Tổng thống Sukarno - thăm Việt Nam trên cương vị nữ Tổng thống đầu tiên của Indonesia.

Đối ngoại tiếp tục là điểm sáng trong thành tựu chung của cả nước

Khánh Minh |

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đối ngoại Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong những thành tựu chung của cả nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định.

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam

Thanh Hà |

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP bày tỏ những tình cảm hết sức tốt đẹp với Việt Nam, ấn tượng trước những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được.