Chứng khoán Tiên Phong lỗ nửa nghìn tỉ đồng vì trái phiếu

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) ghi nhận lỗ từ việc bán trái phiếu chưa niêm yết gần 539 tỉ đồng (cùng kì lỗ 97 tỉ đồng). TPS cũng đang nắm giữ 851 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp, trong số này không ít doanh nghiệp liên tục khất thanh toán lãi, gốc trái phiếu.

Doanh thu lập kỷ lục, lợi nhuận vẫn cắm đầu

Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2022 với tên gọi Vượt Sóng, khái quát hầu như toàn bộ tiến trình hoạt động của công ty năm vừa qua. 

Theo đó, kết thúc năm 2022, TPS ghi nhận doanh thu đạt 2.733 tỉ đồng, tăng hơn 101% so với năm 2021. Song do chi phí tăng, cùng với việc bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình hình chung của thị trường tài chính, chứng khoán trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế của TPS chỉ đạt gần 136 tỉ đồng, giảm gần 36% so với năm 2021.

Ảnh chụp màn hình báo cáo thường niên năm 2022 của TPS.
Ảnh chụp màn hình báo cáo thường niên năm 2022 của TPS.

Nhận định về biến cố lớn xuất hiện làm thị trường giảm mạnh, TPS cho rằng, trong nước, việc các cá nhân như Chủ tịch FLC, Chủ tịch Louis Holding, Giám đốc Chứng khoán Trí Việt và BOS thao túng chứng khoán khiến niềm tin nhà đầu tư bị ảnh hưởng.

Cùng với đó, việc các cá nhân này bị bắt cũng để lại khoảng trống trong thanh khoản thị trường.

Thêm vào đó, sai phạm của Tân Hoàng Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn An Đông, Vạn Thịnh Phát trong việc phát hành trái phiếu là domino kéo thị trường trái phiếu doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng.

Hệ luỵ của điều này là việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc xoay xở dòng tiền.

Thực tế cho thấy, TPS không phải là công ty chứng khoán đứng ngoài guồng quay “bão tố” của thị trường trái phiếu. Vào tháng 9.2022, TPS từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 250 triệu đồng do: Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tư vấn trong hồ sơ tư vấn phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty chưa đại chúng năm 2022.

Bên cạnh đó, TPS vi phạm quy định cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của một số khách hàng.

Lỗ 593 tỉ đồng từ đầu tư trái phiếu  

Báo cáo tài chính TPS cũng cho thấy, ngoài hoạt động tư vấn, TPS còn là nhà đầu tư trái phiếu khi nắm giữ nhiều lô trái phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết do chính mình hỗ trợ phát hành.

Danh mục các lô trái phiếu Chứng khoán Tiên Phong đang nắm giữ. Ảnh: Chụp màn hình BCTC TPS.
Danh mục các lô trái phiếu TPS đang nắm giữ. Ảnh: Chụp màn hình

Cụ thể, tại ngày 31.12.2022, TPS đang nắm giữ 851 tỉ đồng trái phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết, chiếm đến 41% tổng danh mục các loại tài sản chính công ty đang có.

Trong đó, TPS đang nắm giữ khoảng 264 tỉ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn R&H, gần 53 tỉ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios, 97 tỉ đồng trái phiếu BCG Land, 69 tỉ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải, 204 tỉ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần giao thông Đồng Nai...

Đáng chú ý, đa số ở những doanh nghiệp này, TPS hiện diện ở vị thế công ty tư vấn phát hành và nhà đầu tư.

Ngoài ra, các công ty nói trên phần nhiều đều có liên quan đến hệ sinh thái Bamboo Capital của đại gia Nguyễn Hồ Nam.

Tuy nhiên, có vẻ như TPS cũng đang mắc kẹt với hàng trăm tỉ đồng đầu tư của mình vào kênh trái phiếu.

Theo đó, Hưng Thịnh Land là doanh nghiệp liên tiếp có công bố bất thường về việc chậm thanh toán, lãi gốc trái phiếu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, Tập đoàn R&H với dư nợ trái phiếu lên đến 7.500 tỉ đồng cũng có một năm kinh doanh kém khả quan khi báo lỗ sau thuế (báo cáo riêng lẻ) hơn 210 tỉ đồng trong năm 2022.

Trước đó, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 của TPS, tại ngày 31.12.2022, TPS ghi nhận lỗ từ việc bán trái phiếu chưa niêm yết gần 539 tỉ đồng (cùng kì lỗ 97 tỉ đồng). TPS không thuyết minh cụ thể danh mục các lô trái phiếu đã thua lỗ.

Tuy nhiên không loại trừ khả năng phần lớn đến từ trái phiếu "họ” R&H, khi báo cáo tài chính bán niên năm 2022 TPS cho biết, thời điểm 30.6.2022, TPS đã lỗ hơn 111 tỉ đồng từ trái phiếu "họ" R&H trong tổng số lỗ hơn 187 tỉ đồng từ mua bán tài sản tài chính.

Quang Dân
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm chứng khoán, vợ Chủ tịch Hải Phát Invest bị phạt hơn 500 triệu

TRÍ MINH |

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ra một số quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán đối với người thân của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HPX).

Gánh nặng nghìn tỉ đồng trái phiếu của Chứng khoán Everest

Quang Dân |

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (EVS) cho thấy, đơn vị này đang nắm giữ 1.376 tỉ đồng (theo giá thị trường) trái phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Lãnh đạo Chứng khoán BSC khẳng định không "ôm" trái phiếu Novaland

Đức Mạnh |

Tổng Giám đốc Chứng khoán BSC khẳng định tất cả hoạt động của công ty với Novaland không phát sinh nghĩa vụ tài chính và rủi ro nào. BSC chỉ thuần tuý làm tư vấn hồ sơ và đại lý chuyển hồ sơ.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bác đề xuất hoãn báo cáo tài chính của Tập đoàn Hoà Bình

Đức Mạnh |

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết lý do xin tạm hoãn công bố thông tin của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình không thuộc các trường hợp được tạm hoãn công bố thông tin theo quy định.

Nga cảnh báo đáp trả việc Ukraina tịch thu tài sản đại sứ quán

Khánh Minh |

Chính quyền thành phố Kiev đã hủy bỏ thỏa thuận cho thuê đất với đại sứ quán Nga - thị trưởng thủ đô Ukraina Vitaly Klitschko cho biết trong một bài đăng trên Telegram ngày 20.4.

Gần 10 năm sống chung với ô nhiễm vì chưa tìm được tiếng nói chung

AN NHIÊN |

Gần 10 năm qua, rạch Đình An Nhơn ở phường 6, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp dài khoảng 400m bị ô nhiễm lòng rạch do ứ đọng nguồn nước và rác thải sinh hoạt. Người dân mong muốn lấp con rạch để mở rộng đường đi, trong khi chính quyền địa phương đề xuất khai thông dòng chảy vì nơi này là vùng trũng. Chưa tìm được tiếng nói chung khiến việc xử lý tình trạng ô nhiễm của con rạch này vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng.

9 nút giao thông trọng yếu ở Hà Nội được tổ chức lại, người dân cần lưu ý

PHẠM ĐÔNG |

Nhằm xử lý các điểm ùn tắc giao thông trong năm 2023, trong quý II/2023, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá các phương án tổ chức giao thông tại các trục tuyến đường, nút giao trọng yếu.

Nguy hiểm tiềm ẩn từ việc "bắt sâu, bắn sán" trong mắt theo spa

Bắc Hà - Minh Ánh |

Trên Tiktok, dịch vụ bắt sâu mắt, bắt sán mắt được các chủ spa quảng cáo rầm rộ với công dụng "chăm sóc đôi mắt một cách toàn diện, giúp giảm thiểu các vấn đề về mắt như mỏi mắt, khô mắt, đau mắt và giúp đôi mắt sáng khỏe hơn". Tuy nhiên, theo bác sĩ, đây thực chất là chiêu trò lừa đảo.

Vi phạm chứng khoán, vợ Chủ tịch Hải Phát Invest bị phạt hơn 500 triệu

TRÍ MINH |

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ra một số quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán đối với người thân của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HPX).

Gánh nặng nghìn tỉ đồng trái phiếu của Chứng khoán Everest

Quang Dân |

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (EVS) cho thấy, đơn vị này đang nắm giữ 1.376 tỉ đồng (theo giá thị trường) trái phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Lãnh đạo Chứng khoán BSC khẳng định không "ôm" trái phiếu Novaland

Đức Mạnh |

Tổng Giám đốc Chứng khoán BSC khẳng định tất cả hoạt động của công ty với Novaland không phát sinh nghĩa vụ tài chính và rủi ro nào. BSC chỉ thuần tuý làm tư vấn hồ sơ và đại lý chuyển hồ sơ.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bác đề xuất hoãn báo cáo tài chính của Tập đoàn Hoà Bình

Đức Mạnh |

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết lý do xin tạm hoãn công bố thông tin của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình không thuộc các trường hợp được tạm hoãn công bố thông tin theo quy định.