Chính sách tài chính cần thay đổi để phát triển

Thuỳ Trang |

Cuối tuần qua, tại Đà Nẵng, Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2022 nhằm tìm kiếm các chính sách tài chính hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới khi dịch bệnh COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng lâu dài và những biến động chính trị, nguồn cung nguyên liệu đang khiến kinh tế đối diện nhiều thách thức.

Dịch bệnh, biến động thế giới ảnh hưởng kinh tế lâu dài

Năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; thực hiện chính sách động viên hợp lý, cải thiện dư địa tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đánh giá, trong bối cảnh mới hiện nay, tình hình thế giới và trong nước thay đổi rất nhanh, mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự báo.

Cụ thể, đại dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, đa số các nước đã nới lỏng các quy định phòng, chống dịch song trên thực tế, dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, hệ lụy đối với các mặt đời sống xã hội còn nặng nề. Xung đột địa chính trị, đặc biệt là cuộc chiến giữa Nga - Ukraina đã và đang đã tạo ra cú sốc địa - chính trị sâu rộng, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực trầm trọng; lạm phát tăng cao, một số nước đã xuất hiện tình trạng “siêu lạm phát”, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nguy cơ suy thoái là hiện hữu trong bối cảnh lãi suất các nước tăng cao, đồng đô la Mỹ mạnh lên, thâm hụt lớn hơn, biến động vĩ mô mạnh hơn.

Kinh tế Việt Nam tuy đã vượt qua giai đoạn khó khăn từ đại dịch và có sự phát triển “ngược dòng” với các nước khi duy trì đà tăng trưởng tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, nhưng là một nước có độ mở lớn nên động lực tăng trưởng cũng chịu áp lực lớn từ bên ngoài, có thể tác động xấu đến tăng trưởng, làm giảm nguồn thu và tăng chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững; kinh tế tuần hoàn; kinh tế số; ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, già hóa dân số… và việc triển khai các nhiệm vụ tại các nghị quyết Trung ương về đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển các vùng… đòi hỏi chính sách tài chính phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhằm phát huy các thế mạnh, huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn rõ thách thức, thay đổi cách huy động nguồn lực xã hội

Tại diễn đàn, ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - cho rằng, cần đánh giá những thách thức rủi ro bên ngoài kỹ lưỡng hơn, trong đó có rủi ro về tài chính, tài khoá, rủi ro an ninh năng lượng, lương thực và gần đây Trung Quốc đã bổ sung vào một vấn đề nữa là an ninh chuỗi cung ứng.

“Năm tới, chúng ta sẽ khó khăn hơn, kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao hơn. Khi nhận diện chính xác và đầy đủ những rủi ro bên ngoài và những vấn đề đang tồn tại ở nội tại thì mới có thể giúp chúng ta đưa ra những giải pháp, chính sách tài chính, tài khoá sát thực tế, giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội liên quan tài chính số, tài chính xanh…

Ngoài ra, chúng ta cần tính toán dư địa về chính sách tài chính, tài khoá để hỗ trợ trong thời gian tới.

Chính sách phục hồi, giải ngân đầu tư công cần được đẩy mạnh bởi đây là những chính sách rất quan trọng, giúp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Việt Nam cũng cần xây dựng tài chính bền vững và có sức chống chịu. Lâu nay chúng ta thu từ đất đai, bất động sản, chứng khoán, dầu thô nhưng những năm tới thì sao, các nguồn này có còn bền vững không hay cần đa dạng hoá nguồn thu” - ông Lực đề nghị.

Có ý kiến về nội dung này, ông Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính - cho hay, huy động nguồn lực tài chính là vấn đề rất quan trọng. Trong xu thế hiện nay đang phát triển kinh tế số thì Việt Nam cần nắm bắt và hiểu rõ các hoạt động trong nền kinh tế là gì để nhận diện và phân bổ nguồn lực cũng như huy động nguồn lực. Trong đó, huy động nguồn lực trong nước là chính, bao gồm nguồn lực nhà nước và tư nhân và xem đây là động lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Ông Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch phụ trách, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định, huy động nguồn lực không phải là vấn đề mới nhưng bối cảnh kinh tế tài chính mới từ nguồn cung, công nghệ thì việc huy động nguồn lực cũng phải thay đổi. Nguồn lực tài chính để huy động trong xã hội cũng như quốc tế rất đa dạng, không chỉ là tài chính công, cải cách thuế. Bên cạnh đó, vấn đề bền vững của nguồn lực cần có tầm nhìn dài hạn, chính sách cũng cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Tính bền vững của nguồn lực chung phụ thuộc vào tính bền vững nguồn lực của từng địa phương, vào cải cách nền kinh tế và quản lý tài chính công, tức là của hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực để đảm bảo nguồn thu cho tương lai.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ

THEO CHINHPHU.VN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23.11.2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đà Nẵng xem phòng sốt xuất huyết là nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

THUỲ TRANG |

UBND TP Đà Nẵng đề nghị các địa phương xem việc phòng chống sốt xuất huyết là nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; 2 - 3 lần/tuần kiểm tra, tìm kiếm và diệt lăng quăng, bọ gậy, loại trừ các điểm, ổ chứa nước tại nơi làm việc và xung quanh trụ sở làm việc có nguy cơ tạo điều kiện cho muỗi mang virus đẻ trứng, phát triển thành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

9 loại dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

Hiếu Anh |

Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong một số trường hợp Nhà nước sẽ đứng ra thu hồi đất. Các trường hợp này phải phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ

THEO CHINHPHU.VN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23.11.2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đà Nẵng xem phòng sốt xuất huyết là nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

THUỲ TRANG |

UBND TP Đà Nẵng đề nghị các địa phương xem việc phòng chống sốt xuất huyết là nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; 2 - 3 lần/tuần kiểm tra, tìm kiếm và diệt lăng quăng, bọ gậy, loại trừ các điểm, ổ chứa nước tại nơi làm việc và xung quanh trụ sở làm việc có nguy cơ tạo điều kiện cho muỗi mang virus đẻ trứng, phát triển thành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

9 loại dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

Hiếu Anh |

Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong một số trường hợp Nhà nước sẽ đứng ra thu hồi đất. Các trường hợp này phải phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013.