Chế tài mạnh chặn đứng mỹ phẩm rởm, giả mạo

Cường Ngô |

Hiện nay mỹ phẩm là một trong những mặt hàng “nóng” mang lại lợi nhuận cao và dễ làm giả nhất. Nhiều đối tượng đã sản xuất các loại mỹ phẩm giả, kém chất lượng với hình thức nhái các nhãn hiệu nổi tiếng rồi bán ra thị trường. Một số người còn lập các trang thông tin, Facebook, Zalo, YouTube rồi rao bán các sản phẩm kém chất lượng này. Thời gian qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã triệt phá nhiều vụ việc liên quan đến mỹ phẩm rởm, giả mạo.

Hàng giả, hàng xách tay thương hiệu mỹ phẩm lớn chiếm đến hơn 60%

Thời gian vừa qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã triệt phá, thu giữ nhiều sản phẩm mỹ phẩm rởm, giả mạo các nhãn hiệu lớn. Gần đây nhất, ngày 16.2.2023, Cục QLTT TPHCM đã kiểm tra, phát hiện tại 2 địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn quận Gò Vấp kinh doanh hàng chục nghìn sản phẩm tẩy tế bào chết spa, dầu xả bưởi, kem body Bạch Ngọc Liên, kem dưỡng da Pháp, bông tẩy trang... có dấu hiệu nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Toàn bộ hàng hóa chủ yếu được kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, không có cửa hàng cũng như thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hợp pháp. Tổng trị giá số hàng hóa là gần 2 tỉ đồng.

Nói về thực trạng buôn bán mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh - Giám đốc đối ngoại và truyền thông Công ty LOreal Việt Nam - cho biết, dựa theo số liệu trên cả 2 kênh phân phối online và offline, thị trường mỹ phẩm của LOreal tại Việt Nam gần như đang được thống trị bởi hàng xách tay và hàng giả đến hơn 60%.

"Việc quảng cáo cho hàng giả xuất hiện công khai trên các trang mạng, gây nhầm lẫn và thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng. Hàng mỹ phẩm thông qua đường hàng không hiện tại chính là nguồn hàng nhập lậu phổ biến" - bà Trinh cho hay.

Nói với Lao Động, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho hay, do người tiêu dùng có tâm lý sính dùng mỹ phẩm ngoại và đây là nguyên nhân khiến mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ tiêu thụ mạnh trong thời gian qua.

Do đó, mỹ phẩm là 1 trong 3 mặt hàng "nóng" bị làm giả nhiều nhất gồm mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng. Để có mỹ phẩm giả, nhái, nhiều doanh nghiệp sang Trung Quốc đặt hàng, sau đó mang về Việt Nam tiêu thụ hoặc sang chiết ra các bình, lọ, chai dán nhãn của nước ngoài như Nhật, Pháp, Mỹ, Úc... sau đó bán giá cao để trục lợi.

Lô mỹ phẩm giả bị thu giữ ở TPHCM. Ảnh: Tổng cục QLTT
Lô mỹ phẩm giả bị thu giữ ở TPHCM. Ảnh: Tổng cục QLTT

Cần sự phối hợp của "kiềng 3 chân"

Về giải pháp xử lý nạn mỹ phẩm giả, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) cho rằng, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ của "kiềng 3 chân": Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, theo ông Linh cần có những chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến lĩnh vực mỹ phẩm, làm đẹp.

"Trong những năm qua, chúng tôi tập trung nhiều tâm huyết để thay đổi quy định pháp lý, chế tài xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái. Từ việc ban hành Nghị định 98, 99 thay thế nghị định cũ, chế tài xử lý đều được nâng lên kịch khung, tính răn đe rất mạnh" - ông Linh nói.

Vấn đề thứ hai theo ông Trần Hữu Linh cần nhận diện, đó là việc buôn bán mỹ phẩm giả mang lại lợi nhuận rất cao, nhưng hậu quả của việc này rất khôn lường. Do vậy, lực lượng QLTT khuyến nghị, những doanh nghiệp làm ăn chân chính, khi phát hiện sản phẩm của mình bị làm giả cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý.

“Đây là một mặt trận đòi hỏi phía doanh nghiệp cần phải có nhận thức rất sâu sắc để bảo vệ thương hiệu mình trước các hành vi gian dối, sai phạm", ông Linh nói.

Còn về phía người tiêu dùng, thời gian qua, lực lượng QLTT cũng đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến thông qua các kênh từ trên các phương tiện thông tin địa chúng đến việc tổ chức phòng trưng bày hàng thật - hàng giả để người dân có thêm kiến thức nhận biết. Đặc biệt, người tiêu dùng không được thoả hiệp với mỹ phẩm rởm, giả mạo, có như vậy thì mặt trận chống hàng gian, hàng giả mới hiệu quả.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Không hiểu làn da mình, chi tiền triệu mua mỹ phẩm chưa chắc đã hiệu quả

KHÁNH AN |

Nhiều bạn trẻ căng thẳng, stress vì chi một khoản tiền lớn mỗi tháng để mua mỹ phẩm nhưng da mặt lại không cải thiện như mong muốn.

Vinamake: Đón đầu xu thế, chinh phục hành trình mới cùng dự án mỹ phẩm “thuần chay”

Thu Hương |

Không ngừng thay đổi và làm mới chính mình trước những “con sóng” của thị trường mỹ phẩm, muốn đi xa và phát triển bền vững, thương hiệu mỹ phẩm Vinamake luôn chọn sự dấn thân và tiên phong để làm nên nhiều câu chuyện giá trị qua từng sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Kiểm tra kho mỹ phẩm, nước hoa nghi nhập lậu trị giá gần 2 tỉ đồng ở TPHCM

NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 16.2, thông tin từ lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho biết, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 2 địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn quận Gò Vấp có dấu hiệu nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Hà Nội: Sẽ cưỡng chế 21 hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Vương Trần |

UBND quận Ba Đình đã ban hành quyết định cưỡng chế với các hộ dân chưa di dời khỏi khu chung cư G6A Thành Công. Đây là khu chung cư cũ đã được xác định nguy hiểm cấp độ D.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Không hiểu làn da mình, chi tiền triệu mua mỹ phẩm chưa chắc đã hiệu quả

KHÁNH AN |

Nhiều bạn trẻ căng thẳng, stress vì chi một khoản tiền lớn mỗi tháng để mua mỹ phẩm nhưng da mặt lại không cải thiện như mong muốn.

Vinamake: Đón đầu xu thế, chinh phục hành trình mới cùng dự án mỹ phẩm “thuần chay”

Thu Hương |

Không ngừng thay đổi và làm mới chính mình trước những “con sóng” của thị trường mỹ phẩm, muốn đi xa và phát triển bền vững, thương hiệu mỹ phẩm Vinamake luôn chọn sự dấn thân và tiên phong để làm nên nhiều câu chuyện giá trị qua từng sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Kiểm tra kho mỹ phẩm, nước hoa nghi nhập lậu trị giá gần 2 tỉ đồng ở TPHCM

NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 16.2, thông tin từ lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho biết, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 2 địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn quận Gò Vấp có dấu hiệu nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.