Chàng thanh niên từ bỏ lương nghìn đô về quê làm tương ớt

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi theo học và tốt nghiệp chuyên ngành du lịch tại một trường đại học ở Singapore, chàng thanh niên ở xứ Thanh quyết định về TP Hồ Chí Minh làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, khi công việc đang “xuôi chèo mát mái”, chàng thanh niên này quyết định bỏ mức lương nghìn đô về quê làm tương ớt.

Từ bỏ lương nghìn đô

Đến thăm cơ sở sản xuất tương ớt của anh Lê Minh Cương (31 tuổi, trên đường Bà Triệu, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) những ngày cuối năm 2023, không khí tại đây khá rộn ràng, từ ông chủ đến công nhân đang hối hả làm tương ớt, cho ra những mẻ hàng để phục vụ bà con gần xa đón Tết.

Dẫn chúng tôi thăm khu chế biến tương ớt, anh Cương cho biết, cơ duyên đến với công việc làm tương ớt khá tình cờ. Gần 10 năm trước, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành du lịch tại một trường đại học ở Singapore, anh về TP Hồ Chí Minh làm việc cho một công ty nước ngoài, với mức lương thời điểm đó được xem là khá ổn.

Mặc dù được trả mức lương nghin đô, tuy nhiên, sau khoảng 2 năm gắn bó (năm 2016) anh đã quyết định xin nghỉ việc tại công ty này, khăn gói về quê Thanh Hóa.

Cơ sở chế biến tương ớt truyền thống của anh Lê Minh Cương. Ảnh: Quách Du
Cơ sở chế biến tương ớt truyền thống của anh Lê Minh Cương. Ảnh: Quách Du

“Sở dĩ tôi đưa ra quyết định đó là bởi, trong những lần về quê, thấy cây ớt bà con trồng được bị rớt giá, thậm chí bán không được và phải vứt đầy ruộng. Từ đó, trong tôi lóe lên suy nghĩ, làm cách gì để giúp người dân tiêu thụ được ớt. Cũng từ đó, ý nghĩ về làm tương ớt luôn thôi thúc tôi” - anh Cương chia sẻ.

Cũng theo anh Cương, nghĩ là một chuyện, còn làm lại là chuyện khác, bởi nếu bắt tay vào làm tương ớt thì cần làm những gì, bằng cách nào. Tuy nhiên, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, với quyết tâm làm cho bằng được, anh đã tìm hiểu cách làm, khảo sát thị trường hiện tại. Qua đó anh nhận thấy, trên thị trường có khá nhiều dòng tương ớt, tuy nhiên đa phần là tương ớt được sản xuất theo quy mô công nghiệp có chứa chất phụ gia. Trong khi đó, dòng tương ớt truyền thống lại rất ít.

Anh Lê Minh Cương chia sẻ về quãng thời gian quyết định bỏ công việc nghìn đô về quê làm tương ớt. Ảnh: Q.D
Anh Lê Minh Cương chia sẻ về quãng thời gian quyết định bỏ công việc nghìn đô về quê làm tương ớt. Ảnh: Quách Du

Từ những phân tích trên, anh quyết định tìm hiểu, mày mò và nghiên cứu làm tương ớt truyền thống. Ban đầu là tìm kiếm thông tin trên mạng, sách báo, sau rồi tham khảo cách tương ớt truyền thống của những người có kinh nghiệm…

”Khi trang bị cho mình cơ bản kiến thức về làm tương ớt, tôi bắt tay vào làm. Thật sự, giữa lý thuyết và thực hành khác nhau nhiều lắm, tôi mất nhiều tháng ròng, với hơn 40 lần làm tương ớt thử nghiệm nhưng đều thất bại, cũng rất may sau đó, ở những lần thử nghiệm tiếp theo, sản phẩm đã thành công” - anh Cương nhớ lại.

Theo anh Cương, việc thử nghiệm thành công tương ớt không phụ gia mới chỉ là bước đầu, bởi quá trình làm tương ớt còn gặp phải nhiều khó khăn khác như: cây ớt tại Thanh Hóa chỉ có một mùa vụ mỗi năm; thời gian thu hoạch ớt cần thật nhanh (tránh ớt bị hỏng), ngoài ra các vấn đề về vốn, con người, máy móc, thị trường… cũng là những trở ngại không hề nhỏ.

Cho ra lò hàng chục nghìn chai mỗi năm

Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, tuy nhiên anh Cương đã chọn cách gỡ từng “nút thắt”, và rồi trải qua một quá trình, những chai tương ớt mang tên "Spico - ớt Việt, hồn Việt" chính thức ra đời. Theo anh Cương, để ra được tương ớt hoàn chỉnh, anh phải trải qua 12 bước, từ thu hoạch ớt, chế biến, ủ lên men…, đóng gói và cung ứng ra thị trường.

Nguyên liệu để làm ra tương ớt được anh Cương ngâm ủ trong những chum sành. Ảnh: Q.D
Nguyên liệu để làm ra tương ớt được anh Cương ngâm ủ trong những chum sành. Ảnh: Q.D

Cùng với việc cho đời sản phẩm tương ớt của mình, anh Cương đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu ớt an toàn, tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trải qua nhiều năm, đến nay, công ty anh đã cho ra đời nhiều sản phẩm như: tương ớt vị Bắc, tương ớt vị Nam, tương ớt ít cay, tương ớt cay đặc biệt, tương chay và tương ớt cho trẻ em.

“Hiện nay, mỗi năm công ty tiêu thụ khoảng từ 8 đến 10 tấn ớt, nguyên liệu chủ yếu nhập của bà con ở các huyện như Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thạch Thành. Mỗi năm, công ty xuất bán ra thị trường khoảng 50.000 chai tương ớt các loại, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng từ 10 đến 15 lao động” - anh Cương cho hay.

Mỗi năm công ty của anh Cương sản xuất, cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn chai tương ớt. Ảnh: Q.D
Mỗi năm công ty của anh Cương sản xuất, cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn chai tương ớt. Ảnh: Q.D

Cũng theo anh Cương, năm 2022 sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ và tương cà chua của công ty anh đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Kể về dự định trong tương lại, anh Lê Minh Cương cho biết, anh mong muốn thời gian tới sẽ mở rộng quy mô, mở rộng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nhiều hơn cho bà con nông dân. Ngoài ra, anh cũng ấp ủ sẽ nghiên cứu, tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác từ những nông sản được trồng trên chính quê hương Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng không những trong nước mà cả nước ngoài. Thông qua đó, cũng để quảng bá về con người, đất nước và ẩm thực của Việt Nam.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Bỏ phố về quê trồng hoa, nông dân kiếm tiền tỉ nhờ mạng xã hội

HẠNH AN |

Từ một kỹ sư ngành công nghệ ô tô, anh Lê Văn Cả trú tại thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội bỏ phố, về quê trồng hoa. Nhờ xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội facebook, tiktok... thu hút hàng triệu lượt xem cho nhiều video, anh Cả đã có doanh thu cả tỉ đồng mỗi tháng, đem lại công ăn việc làm cho gần 40 lao động.

Trồng dưa lưới độc lạ, kỹ sư bỏ phố về quê bỏ túi vài trăm triệu mỗi năm

NGUYÊN ANH |

Tốt nghiệp đại học và đi làm cho công ty thuốc bảo vệ thực vật 2 năm, chàng kỹ sư trẻ Bùi Hoàng Thắng (SN 1999) ấp ủ ý định và quyết tâm về quê ở thị trấn Hòn Đất (Kiên Giang) trồng dưa lưới vì đam mê.

Thầy thuốc bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo

Kim Tuyến |

Gia đình sống ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa (Lào Cai) để cùng bà con phát triển vùng trồng dược liệu an toàn.

Tập đoàn Delta tăng vốn khủng sau ồn ào nợ bảo hiểm xã hội

Quang Dân |

Hồi đầu tháng 12.2023, Tập đoàn Delta và các thành viên trong hệ sinh thái của mình xuất hiện trong danh sách các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội công bố.

Bên trong phòng khám cung cấp dịch vụ tiêm tế bào gốc từ nhau thai người

NHÓM PV |

Quảng cáo là địa chỉ hàng đầu về cung cấp dịch vụ tiêm, truyền tế bào gốctừ nhau thai người và tế bào gốc tự thân, phòng khám thuộc Công ty TNHH Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc toàn cầu Cellab tại 155 Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ dù nằm ngoài phạm vi được cấp phép.

Việt Nam cần chiến lược minh bạch, bền vững để đẩy mạnh du lịch thông minh

Ngọc Trang |

Lao Động trò chuyện với ông Caesar Indra, Chủ tịch Traveloka, lắng nghe những chia sẻ về xu hướng du lịch năm 2024 và tác động của chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Gần 15 năm, vành đai nghìn tỉ ở Hà Nội mới hoàn tất giải phóng mặt bằng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A dài 2km, tổng mức đầu tư 1.300 tỉ đồng đến nay mới hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng sau 14 năm trì trệ.

Rét đậm kỷ lục bao trùm Bắc Âu, nhiệt độ giảm mạnh xuống âm 40 độ C

Thanh Hà |

Rét đậm kỷ lục bao trùm Bắc Âu khiến Phần Lan, Thụy Điển ghi nhận đợt lạnh mạnh nhất mùa đông năm nay, với nhiệt độ giảm sâu xuống âm 40 độ C ngày 2.1.

Bỏ phố về quê trồng hoa, nông dân kiếm tiền tỉ nhờ mạng xã hội

HẠNH AN |

Từ một kỹ sư ngành công nghệ ô tô, anh Lê Văn Cả trú tại thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội bỏ phố, về quê trồng hoa. Nhờ xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội facebook, tiktok... thu hút hàng triệu lượt xem cho nhiều video, anh Cả đã có doanh thu cả tỉ đồng mỗi tháng, đem lại công ăn việc làm cho gần 40 lao động.

Trồng dưa lưới độc lạ, kỹ sư bỏ phố về quê bỏ túi vài trăm triệu mỗi năm

NGUYÊN ANH |

Tốt nghiệp đại học và đi làm cho công ty thuốc bảo vệ thực vật 2 năm, chàng kỹ sư trẻ Bùi Hoàng Thắng (SN 1999) ấp ủ ý định và quyết tâm về quê ở thị trấn Hòn Đất (Kiên Giang) trồng dưa lưới vì đam mê.

Thầy thuốc bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo

Kim Tuyến |

Gia đình sống ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa (Lào Cai) để cùng bà con phát triển vùng trồng dược liệu an toàn.