Cam kết minh bạch, giữ môi trường đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Thuế tối thiểu toàn cầu (Thuế TTTC) được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam. Các cơ quan hoạch định chính sách đang cân nhắc nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo duy trì sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Đề xuất hỗ trợ bằng tiền mặt

Ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam - cho biết, theo chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam, kể từ năm 2008 đến nay, Samsung đã liên tục triển khai các hoạt động đầu tư với con số lũy kế lên tới 20 tỉ USD, quy mô xuất khẩu năm 2022 là 65 tỉ USD, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của Việt Nam. Cùng với sự tăng đầu tư của Samsung, hệ thống các công ty trong chuỗi cung ứng của Samsung và rất nhiều các tập đoàn lớn từ Hàn Quốc cũng đã tăng đầu tư vào Việt Nam.

Hiện tại, Samsung có 6 pháp nhân sản xuất, 1 Trung tâm nghiên cứu phát triển, chiếm 50% tỉ trọng sản lượng điện thoại được sản xuất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay dự kiến từ 2024, Samsung và nhiều công ty lớn khác sẽ chính thức trở thành doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của Thuế TTTC.

Cụ thể, khi thuế suất này được áp dụng, các công ty đang hưởng ưu đãi thuế của chính sách thu hút đầu tư tại Việt Nam sẽ phải nộp bổ sung lên mức Thuế TTTC 15% tại quốc gia có công ty mẹ đặt trụ sở. Điều này làm tăng gánh nặng tài chính về thuế cho tập đoàn, làm ảnh hưởng đến việc hoạch định tài chính và chiến lược kinh doanh của các công ty, trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam đề xuất cần xây dựng các hình thức hỗ trợ mới để bù đắp cho các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng do áp dụng Thuế TTTC. Trong đó, có thể nghiên cứu thay đổi chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sang hỗ trợ đầu tư mang lại hiệu quả thực cho nhà đầu tư.

"Chúng tôi kiến nghị áp dụng cơ chế ưu đãi khoản hỗ trợ bằng tiền đang được áp dụng phổ biến tại các quốc gia khác như Mỹ, Đức, Ấn Độ…" - ông Choi Joo Ho đề xuất và cho rằng, có thể áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn (QDMTT) để bảo vệ quyền đánh thuế của Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Tomoki Miyazaki - Giám đốc Tài chính kế toán Canon Việt Nam - cũng cho rằng, doanh nghiệp khi mất ưu đãi đầu tư sẽ bị giảm sức cạnh tranh so với doanh nghiệp ở các quốc gia khác. Điều đó gây ảnh hưởng đến việc phân phối kế hoạch sản xuất của tập đoàn với các quốc gia khác cạnh tranh hơn.

Đại diện các tập đoàn đều cùng đề xuất cơ quan điều hành sớm xây dựng các hình thức hỗ trợ nhằm bù đắp cho việc sụt giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam phát sinh do áp dụng Thuế TTTC. Phương án triển khai hỗ trợ sẽ tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, kèm các tiêu chuẩn áp dụng đi kèm.

Nên chủ động giành quyền đánh thuế

Theo ông Robert King - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, với Thuế TTTC, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mà Việt Nam cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài vốn được coi như một công cụ thu hút đầu tư rất hiệu quả từ trước tới nay sẽ không còn phát huy tác dụng như trước nữa.

Vì vậy, với vị trí là một nước tiếp nhận đầu tư, bài toán về chính sách đặt ra cho Việt Nam tại thời điểm này cần đạt được hai mục tiêu quan trọng: Một là chủ động giành quyền đánh thuế. Hai là, tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Về quan điểm của cơ quan chức năng, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho biết, Việt Nam cần chủ động ban hành chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định về Thuế TTTC để các doanh nghiệp này nộp phần chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế so với Thuế TTTC tại Việt Nam. Để hạn chế tác động tiêu cực của quy định này, cần có các giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải đảm bảo không vi phạm quy tắc về Thuế TTTC, phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế, công khai minh bạch, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường đầu tư.

Các giải pháp hỗ trợ cần được nghiên cứu ban hành có thể bao gồm việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản cho sản xuất, đầu tư hình thành tài sản cố định cho sản xuất công nghiệp, bảo vệ môi trường, hỗ trợ nhà ở cho công nhân, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, y tế cho người lao động, hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường. Để thực hiện được chương trình hỗ trợ, Nhà nước cũng cần bố trí các nguồn lực tài chính, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực để duy trì sức hấp dẫn và ổn định môi trường đầu tư.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn doanh nghiệp FDI sẽ là đối tượng của Thuế tối thiểu toàn cầu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu.

VCCI muốn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, Bộ Tài chính nói không

Anh Tuấn |

Xăng không phải mặt hàng xa xỉ, do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng. Trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này.

Đề nghị công ty luật Hàn Quốc hỗ trợ Quốc hội về thuế tối thiểu toàn cầu

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Công ty Luật Kim&Chang tham gia hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong quy định vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu theo quy định của OECD.

Huế với tham vọng sách tìm người đọc

Tường Minh |

Huế - Phải làm sao để sách tìm người đọc chứ không phải để người đọc đi tìm sách.

Nga cảnh báo đáp trả việc Ukraina tịch thu tài sản đại sứ quán

Khánh Minh |

Chính quyền thành phố Kiev đã hủy bỏ thỏa thuận cho thuê đất với đại sứ quán Nga - thị trưởng thủ đô Ukraina Vitaly Klitschko cho biết trong một bài đăng trên Telegram ngày 20.4.

Xử lý nghệ sĩ, KOL vi phạm thuần phong mỹ tục: Cần luật hoá

Mỹ Linh |

Dư luận đặc biệt quan tâm việc tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thành quy trình hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo... với nghệ sĩ, KOL vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục.

9 nút giao thông trọng yếu ở Hà Nội được tổ chức lại, người dân cần lưu ý

PHẠM ĐÔNG |

Nhằm xử lý các điểm ùn tắc giao thông trong năm 2023, trong quý II/2023, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá các phương án tổ chức giao thông tại các trục tuyến đường, nút giao trọng yếu.

Nguy hiểm tiềm ẩn từ việc "bắt sâu, bắn sán" trong mắt theo spa

Bắc Hà - Minh Ánh |

Trên Tiktok, dịch vụ bắt sâu mắt, bắt sán mắt được các chủ spa quảng cáo rầm rộ với công dụng "chăm sóc đôi mắt một cách toàn diện, giúp giảm thiểu các vấn đề về mắt như mỏi mắt, khô mắt, đau mắt và giúp đôi mắt sáng khỏe hơn". Tuy nhiên, theo bác sĩ, đây thực chất là chiêu trò lừa đảo.

Hàng nghìn doanh nghiệp FDI sẽ là đối tượng của Thuế tối thiểu toàn cầu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu.

VCCI muốn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, Bộ Tài chính nói không

Anh Tuấn |

Xăng không phải mặt hàng xa xỉ, do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng. Trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này.

Đề nghị công ty luật Hàn Quốc hỗ trợ Quốc hội về thuế tối thiểu toàn cầu

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Công ty Luật Kim&Chang tham gia hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong quy định vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu theo quy định của OECD.