Xử lý nghệ sĩ, KOL vi phạm thuần phong mỹ tục: Cần luật hoá

Mỹ Linh |

Dư luận đặc biệt quan tâm việc tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thành quy trình hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo... với nghệ sĩ, KOL vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục.

Khái niệm “thuần phong mỹ tục” còn mơ hồ

Việc hạn chế, cấm sóng đối với những nghệ sĩ nổi tiếng, KOL là điều cần thiết nhằm lành mạnh hóa hoạt động văn hóa - nghệ thuật cũng như mang lại sự trong sạch cho không gian mạng.

Tuy nhiên, căn cứ để cấm hay hạn chế lại là một vấn đề cần bàn thảo. Văn bản Bộ TTTT sẽ phối hợp với Bộ VHTTDL mới chỉ dừng lại ở một quy trình thí điểm, chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Một trong những lý do khó luật hóa được các hành vi, lời nói… phản cảm gây bức xúc trong dư luận chính là những khái niệm còn mơ hồ, định tính hoặc chỉ mang tính quy ước.

Đơn giản nhất, khái niệm trái với “thuần phong mĩ tục” cần phải hiểu như thế nào, cho đến nay chưa được làm rõ nội hàm. Điều ngạc nhiên là cụm từ này xuất hiện dày đặc trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Điển hình như mục 4 điều 3 Nghị định 114/2020/NĐ-CP quy định các hành vi cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn: “Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mĩ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lí xã hội”.

Hay Nghị định 15/2020/NĐ-CP điều chỉnh những vi phạm hành chính liên quan đến trách nhiệm của người dùng trên mạng xã hội có ghi: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mĩ tục của dân tộc…

Thậm chí trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định  01/2021/NĐ-CP khi nói về việc cấm đặt tên doanh nghiệp cũng có điều khoản: “Không được sử dụng từ ngữ, kí hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc”.

Mặc dù vậy, cho đến nay chưa từng có văn bản nào hướng dẫn cách hiểu khái niệm “thuần phong mỹ tục” khi xử phạt hành chính.

Theo các nhà văn hóa, thuần phong mĩ tục là giữ gìn những tập quán, thói quen tốt đẹp mang tính chất đặc thù, bản sắc của dân tộc. Bao quát hơn, thuần phong mĩ tục bao gồm các phong tục, tập quán, lối sống văn minh, những điều tốt đẹp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

Quy định về thuần phong mĩ tục có thể khác nhau ở mỗi thời điểm lịch sử. Với một khái niệm rộng như vậy, khả năng vi phạm sẽ không nhỏ. Để việc xử phạt có được tính ngăn ngừa, không tái phạm, đã đến lúc Bộ VHTTDL cần sớm đưa ra những giải thích, mô tả chi tiết cho khái niệm “thuần phong mĩ tục”, “dung tục”. Đây là việc rất cần thiết, bởi hiện nay có khá nhiều văn bản xử phạt vi phạm hành chính có quy định thành vi bị xử phạt với tình tiết “vi phạm thuần phong mĩ tục”, trong khi nó không được giải thích một cách cụ thể. Điều này đã tạo ra việc áp dụng pháp luật một cách cảm tính, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Về nguyên tắc, một người chỉ bị xử phạt cho hành vi của mình, khi người đó vi phạm một quy định cụ thể trong luật. Vì thế, trong những văn bản xử lí, bỏ bớt những khái niệm chung chung, trừu tượng, nặng cảm tính thay vào đó là những quy định cụ thể, rõ ràng là việc cần phải làm để những “án phạt” trong vi phạm văn hoá trở nên thuyết phục hơn.

KOL - sẽ xử lý thế nào khi không biết đó là ai?

Trong môi trường mạng xã hội, thuật ngữ KOL không còn xa lạ, nhưng đưa vào những văn bản hành chính hay một quy trình thí điểm để hạn chế hình ảnh của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các TVC quảng cáo thì lại là một vấn đề khác.

KOL được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Key opinion leader” - định nghĩa là có nghĩa là người dẫn dắt dư luận chủ chốt hay người có sức ảnh hưởng (trong cuộc sống và trong môi trường mạng xã hội).

Tuy nhiên ngay trong định nghĩa này, thế nào là “dẫn dắt dư luận” hay “có sức ảnh hưởng” lại cũng rất mù mờ. Ảnh hưởng đến đâu? Ở môi trường nào? Ảnh hưởng đến ai? Và đơn giản nhất là KOL không phải là danh xưng, rất thiếu tiêu chí để xác định. Với người này thì là KOL, với người khác thì không.

Song, vẫn cần phải hiểu là những người đó có sức ảnh hưởng đến một bộ phận người tham gia mạng xã hội với đủ hàm ý cả tích cực lẫn tiêu cực. Những trường hợp như Khá “bảnh”, Huấn “hoa hồng”… cũng từng được gọi là KOL khi hành vi, lời nói của họ tác động đến một bộ phận cư dân mạng.

Vậy thì khi cấm sóng, hạn chế hay xử phạt hành chính của những người này cũng cần đưa ra những định nghĩa rõ ràng. Bởi nếu muốn xử lí hành vi lệch chuẩn như chửi thề, phát ngôn dung tục… trên mạng xã hội, cần phải cân nhắc hành vi đó được thực hiện với mục đích gì, tác động đến đối tượng nào, trong hoàn cảnh ra sao để có thể chỉ ra được hành vi xâm phạm có gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của xã hội hay không.

Nên có Luật biểu diễn

Đây là vấn đề từng được bàn thảo bởi dù đã có Nghị định 144 hay Nghị định 38 xử lí những sai phạm trong nghệ thuật biểu diễn như cần phải nghĩ đến biện pháp mang tính răn đe nhiều hơn, có tính chế tài nhiều hơn. Vai trò vô cùng quan trọng của nghệ sĩ đối với công chúng - cần có cái nhìn nghiêm khắc hơn. Khi các nghệ sĩ đã dấn thân vào con đường nghệ thuật thì họ biết rằng lao động nghệ thuật là sự hi sinh, cống hiến cho xã hội, họ phải cố gắng nhiều hơn, giữ gìn hình ảnh và thương hiệu nhiều hơn.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc vi phạm đạo đức của các nghệ sĩ mà dẫn tới cấm sóng, hạn chế phát sóng thì cần phải có sự cân nhắc, tính toán sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Một sai lầm có thể đến từ nhiều lí do, có thể do nhận thức chủ quan nhưng cũng có thể do khách quan. Có những sai lầm có thể tha thứ được nhưng cũng có những sai lầm không thể tha thứ. Chính vì thế phải xét trong những trường hợp cụ thể thì mới xác định được là “cấm sóng” hay không “cấm sóng”, “cấm sóng” vĩnh viễn hay là “cấm sóng” có thời hạn…

Ông Sơn cho rằng, cũng đã đến lúc, chúng ta cần tính toán đến việc xây dựng Luật Nghệ thuật biểu diễn, để có những chế tài cụ thể, hoàn thiện hơn nữa các quy định mang tính pháp lí.

Quản lí văn hóa vừa phải nghiêm khắc, có biện pháp chặt chẽ nhưng cũng cần nhân văn, bởi mục đích cao nhất của quản lí là phát triển chứ không phải cấm đoán. Cấm thì dễ nhưng làm thế nào để quản lí vẫn chặt mà vẫn phát triển, văn nghệ sĩ tuân thủ mà vẫn cảm nhận được sự tự do khi hoạt động đó - mới là điều khó. 

Mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Nghệ sĩ vướng ồn ào: Khán giả không còn dễ dãi cho qua

Hà Chi |

Khán giả Việt đang ngày càng khắt khe hơn với các nghệ sĩ vướng scandal, ồn ào về đời tư. Nhiều người cho rằng, cần cấm sóng những nghệ sĩ vi phạm trong hoạt động biểu diễn, vi phạm thuần phong mỹ tục, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội để thanh lọc môi trường giải trí.

Nghệ sĩ Kpop sốc và bày tỏ tiếc thương khi Moonbin ASTRO qua đời

DI PY |

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin các nghệ sĩ đồng nghiệp hoãn các sự kiện vì sự ra đi đột ngột của thành viên ASTRO - Moonbin.

Nghệ sĩ bày tỏ quan điểm về cấm sóng nếu có scandal, vi phạm đạo đức

Chí Long |

Tại tọa đàm "Thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của nghệ sĩ và giới trẻ - Like day" diễn ra ở Nhà hát Lớn Hà Nội chiều 19.4, nhiều nghệ sĩ đã bày tỏ quan điểm về thông tin cấm sóng, hạn chế biểu diễn với người nổi tiếng vi phạm pháp luật.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Xóa sổ loại "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh các quyết định giao đất, cho thuê đất từ loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở" sang đất thương mại, dịch vụ tại dự án Sông Lô Nha Trang.

Nga tiết lộ về hệ thống thanh toán chung của BRICS

Ngọc Vân |

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cập nhật thông tin mới nhất về hệ thống thanh toán chung của BRICS.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Nghệ sĩ vướng ồn ào: Khán giả không còn dễ dãi cho qua

Hà Chi |

Khán giả Việt đang ngày càng khắt khe hơn với các nghệ sĩ vướng scandal, ồn ào về đời tư. Nhiều người cho rằng, cần cấm sóng những nghệ sĩ vi phạm trong hoạt động biểu diễn, vi phạm thuần phong mỹ tục, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội để thanh lọc môi trường giải trí.

Nghệ sĩ Kpop sốc và bày tỏ tiếc thương khi Moonbin ASTRO qua đời

DI PY |

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin các nghệ sĩ đồng nghiệp hoãn các sự kiện vì sự ra đi đột ngột của thành viên ASTRO - Moonbin.

Nghệ sĩ bày tỏ quan điểm về cấm sóng nếu có scandal, vi phạm đạo đức

Chí Long |

Tại tọa đàm "Thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của nghệ sĩ và giới trẻ - Like day" diễn ra ở Nhà hát Lớn Hà Nội chiều 19.4, nhiều nghệ sĩ đã bày tỏ quan điểm về thông tin cấm sóng, hạn chế biểu diễn với người nổi tiếng vi phạm pháp luật.