Bội thu lộc biển cuối mùa, ngư dân phấn khởi vì có tiền mua sách vở cho con

VÂN HI |

Phấn khởi với kết quả bội thu từ khai thác ruốc cuối mùa, nhiều ngư dân tại cửa biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) vui mừng vì có thêm thu nhập để mua sách vở cho con chuẩn bị vào năm học mới.

Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, chúng tôi di chuyển khoảng 36 km về cửa biển Trần Đề cho kịp lúc trời tờ mờ sáng. Đây cũng là lúc cảng biển này náo nhiệt, tấp nập ghe tàu đánh bắt về neo đậu, thương lái thu mua nhộn nhịp. Theo ghi nhận, nhiều ngư dân trở về với tâm trạng phấn khởi sau chuyến khai thác ruốc cuối mùa bội thu.

Anh Trần Văn Trọng (ngư dân ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: "Từ tối hôm qua, chúng tôi đã ra biển để săn ruốc. Được lộc trời, chúng tôi đi theo đúng luồng có nhiều ruốc biển, anh em khai thác được trên 150 kg ruốc tươi".

Nhiều ngư dân được lộc biển từ con ruốc cuối mùa. Ảnh: Bích Ngọc
Ngư dân được lộc biển từ khai thác ruốc cuối mùa. Ảnh: Bích Ngọc

Được biết, mùa ruốc bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 âm lịch năm sau. Thời điểm sau Tết là thu hoạch ruốc được mùa nhất. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, mùa ruốc năm nay hết muộn nên ngư dân được "lộc biển" cuối mùa.

"Do ruốc cuối mùa nên giá cả cũng cao hơn, tăng từ 5 - 10% so với trước Tết nên hầu như các chủ tàu đều có lãi. Sau khi bán cho thương lái, trừ hết mọi chi phí, thu nhập mỗi người cũng được từ 800.000 - 1.000.000 đồng/ngày. Nhờ đó, mà tôi có thêm chút tiền mua sách vở chuẩn bị vào năm học mới cho con", anh Trọng nói.

Theo ngư dân địa phương, ruốc được chia làm 2 loại, ruốc làm mắm và ruốc tươi. Ruốc mắm là loại được ngư dân đánh bắt khi mới đưa tàu ra ngoài đến giữa đêm. Từ giữa đêm đến sáng hôm sau, ruốc thu được tươi hơn nên sau khi tàu vào bờ sẽ bán trực tiếp ở chợ để chế biến thức ăn.

Vừa sắp xếp lại ngư cụ sau chuyến đánh bắt ruốc về, bà Phạm Thị Phượng (Trần Đề, Sóc Trăng) tỏ vẻ hồ hỏi: "Tàu nhỏ nên chúng tôi đánh bắt ven bờ. Những năm trước, khoảng tháng 4 âm lịch là hầu như con ruốc rất ít. Lần này may mắn đánh bắt được hơn 80 kg ruốc, lại được giá, anh em bạn thuyền phấn khởi lắm!".

Giá ruốc tươi giao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Ảnh: Bích Ngọc
Giá ruốc tươi dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Ảnh: Bích Ngọc

Được biết, số ruốc này bà Phượng đưa về phơi khô, sau đó mới bán cho các thương lái để có giá cao hơn. "Ruốc khô tùy theo loại sẽ có giá dao động từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg. Vì vậy, nhiều ngư dân không vội bán liền sau khi khai thác về mà mang về phơi khô, sau đó mới bán lại",bà Phượng chia sẻ.

Theo các thương lái, nếu mua tại cảng, ruốc dùng để chế biến mắm ruốc có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg. Giá ruốc tươi được mua với giá dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg, cao gấp 2 lần so với thời điểm ruốc vào mùa.

Sóc Trăng hiện có trên 1.000 tàu đánh bắt. Trong đó, chỉ riêng huyện Trần Đề có đội tàu đánh bắt xa bờ trên 600 phương tiện. Với ngư trường rộng lớn, việc đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập bấp bênh, ngư dân bỏ biển đi làm công nhân

VÂN HI |

"Không phải nghề biển chỉ toàn lỗ với lỗ, mà vì việc làm trên bờ ít rủi ro, ổn định hơn nên thanh niên trẻ chẳng còn mặn mà bám biển" - ngư dân tại cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) chia sẻ.

Người dân Sóc Trăng vui mừng khi lần đầu tiên cao tốc về xứ biển

NHẬT HỒ |

Tại điểm cầu Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự buổi Lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Ngư dân Sóc Trăng trúng lộc biển đầu năm

Phương Anh |

Chuyến biển đầu năm mang nhiều ý nghĩa đối với ngư dân vùng biển, vì đó là “lộc biển”, cầu mong may mắn và hy vọng trong một năm mới. Với quan niệm đó, ngay từ những ngày sau Tết, nhiều chuyến tàu đầu tiên của ngư dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, đã nhộn nhịp trở về, tôm cá đầy khoang.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Thu nhập bấp bênh, ngư dân bỏ biển đi làm công nhân

VÂN HI |

"Không phải nghề biển chỉ toàn lỗ với lỗ, mà vì việc làm trên bờ ít rủi ro, ổn định hơn nên thanh niên trẻ chẳng còn mặn mà bám biển" - ngư dân tại cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) chia sẻ.

Người dân Sóc Trăng vui mừng khi lần đầu tiên cao tốc về xứ biển

NHẬT HỒ |

Tại điểm cầu Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự buổi Lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Ngư dân Sóc Trăng trúng lộc biển đầu năm

Phương Anh |

Chuyến biển đầu năm mang nhiều ý nghĩa đối với ngư dân vùng biển, vì đó là “lộc biển”, cầu mong may mắn và hy vọng trong một năm mới. Với quan niệm đó, ngay từ những ngày sau Tết, nhiều chuyến tàu đầu tiên của ngư dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, đã nhộn nhịp trở về, tôm cá đầy khoang.