Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính khi xăng dầu đứt nguồn cung

Nhóm PV |

Vấn đề quản lý, cung ứng và kinh doanh xăng dầu được giao cho 7 bộ, ngành, cơ quan chức năng, chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện. Tuy nhiên, phát biểu bên hành lang Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - cho rằng, trách nhiệm chính là của Bộ Công Thương, không thể đùn đẩy cho bộ khác được.

Thưa ông, tình trạng đứt gãy nguồn cung xăng dầu không chỉ xảy ra ở các tỉnh phía Nam, mà còn lan ra Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc. Nhiều cây xăng ở Hà Nội thông báo hết hàng, hoạt động cầm chừng, cắt giảm nhân viên bán xăng, khiến người dân mệt mỏi xếp hàng chờ tới lượt. Ông nhận định thế nào về hiện tượng này?

- Đại biểu Trần Văn Lâm: Nếu như xăng dầu chỉ đứt gãy cục bộ, gián đoạn trong thời gian nhất định, ở địa bàn nhất định còn nguồn cung vẫn dồi dào thì không quá lo, nhưng ở đây, sự đứt gãy lan ra diện rộng. Cần phải rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể, xem có đáp ứng đủ nhu cầu về xăng dầu cho tiêu dùng, sản xuất kinh doanh không?

Thực tế, điều hành chính sách vĩ mô về xăng dầu thuộc Bộ Công Thương, còn nhập hàng phụ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp. Kinh doanh là phải có lợi nhuận nên có thời điểm giá cao, doanh nghiệp hạn chế nhập, chờ đến khi giá thấp để nhập hàng.

Nhưng, vấn đề cốt yếu ở đây là cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu chưa bắt trúng bệnh, chưa nắm sát tình hình căn nguyên cơ bản của thị trường.

Chính vì thế, cần có sự điều tra, đánh giá lại một cách tổng thể, để xác định số liệu báo cáo nguồn cung xăng dầu có sai lệnh với diễn biến, nhu cầu thực tế của thị trường. Nếu có sai lệch thì phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế để đảm bảo nguồn cung.

Nhiều cây xăng ở Hà Nội hết xăng. Ảnh: Cường Ngô
Nhiều cây xăng ở Hà Nội hết xăng. Ảnh: Cường Ngô

Theo ông, hiện tượng thiếu nguồn cung xăng dầu trong thời gian vừa qua là bất thường, cục bộ hay do sự yếu kém trong vấn đề điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước?

- Rõ ràng, đây là hiện tượng bất thường trong kinh doanh xăng dầu thời gian qua, bởi kể cả khi nguồn cung thế giới lên cao, giá lên cao, nhưng không có hiện tượng đứt gãy nguồn cung như hiện tại.

Giá dầu thô thế giới đang ở mức hài hoà, không phải quá cao, song lại để xảy ra hiện tượng đứt gãy nguồn cung thì cần phải xem xét lại, làm rõ căn nguyên, lý do.

Trách nhiệm cuối cùng vẫn phải là của cơ quan quản lý Nhà nước, họ phải đề ra được các cơ chế, chính sách, nắm bắt thông tin để điều phối hợp lý.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm. Ảnh: VP
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm. Ảnh: VP

Đến giờ chưa có cơ quan quản lý Nhà nước nào chính thức đứng ra nhận trách nhiệm. Vậy theo ông, trách nhiệm ở đây thuộc về ai?

- Như Bộ trưởng Công Thương nói, vấn đề quản lý, cung ứng và kinh doanh xăng dầu được giao cho 7 bộ, ngành, cơ quan chức năng, chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện. Do vậy, các cơ quan phải hợp tác với nhau thật chặt chẽ, nhuần nhuyễn và hiệu quả, nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới và trong nước rất dị biệt như vừa qua.

Song, trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý Nhà nước về xăng dầu là của Bộ Công Thương, không thể đùn đẩy cho bộ này bộ kia được. Vấn đề quan trọng nhất là Bộ Công Thương có kịp thời, nhạy bén nắm bắt thông tin về tình hình kinh doanh xăng dầu trong nước, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn. Những vấn đề nào vướng mắc, ngoài thẩm quyền Bộ Công Thương thì phải báo cáo Chính phủ để Chính phủ có chỉ đạo, giải quyết.

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị Chính phủ, khi sửa Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu cần giao toàn diện vấn đề xăng dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả quyết định giá và chi phí định mức để đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động. Đề xuất này có khả thi không, thưa ông?

- Hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Giá (sửa đổi) theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý về giá đối với một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá về cho các bộ ngành chuyên môn; không tập trung hết về một đầu mối là Bộ Tài chính. Tôi cho rằng, chủ trương này là đúng.

Đề xuất giao cho Bộ Công Thương quản lý tất cả về mặt xăng dầu là hợp lý. Cũng như việc giao cho Bộ Y tế quản lý giá thuốc.

Việc này sẽ giảm tải cho cơ quan đầu mối quản lý về giá là Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, đối với từng mặt hàng cụ thể, Bộ Tài chính không thể quản lý sâu sát, đầy đủ như từng bộ ngành quản lý từng mặt hàng được.

Vấn đề này đang trong quá trình khởi thảo, xây dựng Luật Giá, nếu Luật Giá được thông qua thì Nghị định 95 mới có thể điều chỉnh được.

- Xin cảm ơn ông!

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp

Bảo Bình - Dương Anh |

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Chiều 1.11, giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ so với lần điều chỉnh trước. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 lên mức 21.870 đồng/lít; xăng RON 95-III lên mức 22.750 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 1.11: Giá trong nước dự báo tăng

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu hôm nay (1.11): WTI ngưỡng 86,19 USD/thùng, dầu Brent 94,83 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 31.10: Tiếp tục tăng, triển vọng tích cực

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu hôm nay (31.10): WTI ngưỡng 87,90 USD/thùng, dầu Brent 96,21 USD/thùng.

Bộ trưởng Tài chính đề nghị giao toàn bộ vấn đề xăng dầu cho Bộ Công Thương

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Công Thương, sở dĩ có tình trạng đứt gãy nguồn cung xăng dầu cục bộ ở phía Nam là bởi chi phí định mức hiện đã lỗi thời, chưa được phản ánh trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính đề nghị giao toàn diện điều hành xăng dầu cho Bộ Công Thương.

Loạt doanh nghiệp chậm trả lãi trái phiếu, ngóng chờ Nghị định 65

Đức Mạnh |

Kẹt tiền, nhiều doanh nghiệp cho biết đang đàm phán và thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Mỹ bắn hạ khinh khí cầu 12 USD bằng tên lửa 439.000 USD?

Ngọc Vân |

Lực lượng Không quân Mỹ có thể đã bắn hạ khinh khí cầu trị giá 12 USD bằng tên lửa trị giá 439.000 USD.

Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho người lao động tại doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa đề xuất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động (NLĐ) tại các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chậm đóng, nợ BHXH.

Vết nứt 300km trên bề mặt Trái đất do động đất Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Hà |

Mặt đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria bị nứt toác và kéo đi theo nhiều hướng khác nhau sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter ngày 6.2 và các dư chấn.

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp

Bảo Bình - Dương Anh |

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Chiều 1.11, giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ so với lần điều chỉnh trước. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 lên mức 21.870 đồng/lít; xăng RON 95-III lên mức 22.750 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 1.11: Giá trong nước dự báo tăng

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu hôm nay (1.11): WTI ngưỡng 86,19 USD/thùng, dầu Brent 94,83 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 31.10: Tiếp tục tăng, triển vọng tích cực

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu hôm nay (31.10): WTI ngưỡng 87,90 USD/thùng, dầu Brent 96,21 USD/thùng.

Bộ trưởng Tài chính đề nghị giao toàn bộ vấn đề xăng dầu cho Bộ Công Thương

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Công Thương, sở dĩ có tình trạng đứt gãy nguồn cung xăng dầu cục bộ ở phía Nam là bởi chi phí định mức hiện đã lỗi thời, chưa được phản ánh trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính đề nghị giao toàn diện điều hành xăng dầu cho Bộ Công Thương.