Bàn cách bảo vệ thương hiệu nông sản Việt trên thị trường quốc tế

NHẬT HỒ |

Bài học rút ra từ các nông sản Việt nổi tiếng như nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, cà phê Buôn Ma Thuột… đã từng bị nước ngoài đăng ký độc quyền, sau đó phải mất rất nhiều thời gian để chật vật lấy về lại đúng nơi sản xuất.

Phát biểu tại hội thảo diễn ra ngày 29.12 tại Bạc Liêu, ông Lê Duy Anh - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ - nêu lên thực tế đã diễn ra từ lâu nhưng đó là bài học lớn.

Ông Lê Duy Anh dẫn chứng, đã có nhiều thương hiệu nông sản Việt bị lấy mất ở thị trường nước ngoài như: Nước mắm Phú Quốc bị các công ty tại Thái Lan sử dụng trên các sản phẩm nước mắm của họ xuất khẩu sang Mỹ, Úc và châu Âu; nước mắm Phan Thiết bị đăng ký tại Mỹ; cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký tại Trung Quốc; cà phê Đắk Lắk bị đăng ký tại Pháp...

Chính vì vậy, theo ông Duy Anh, việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù nâng cao năng lực, vị thế của các địa phương và doanh nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị thương hiệu lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Ong Lê Duy Anh, Phó Cục trưởng Cục sở Hữu Trí tuệ -Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nhật Hồ
Ông Lê Duy Anh - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nhật Hồ

Tại hội thảo, các chuyên gia, các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan ban ngành đã có nhiều chia sẻ về các nội dung như: Quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc sản địa phương; thực trạng và kinh nghiệm trong việc bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Giải pháp cho việc quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu đối với các đặc sản địa phương khu vực phía Nam…

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Thành Duy cho biết, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài (Mỹ, Châu Âu, Hà Quốc, Úc, Canada, Anh…), điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp có chiến lược xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Muối Bạc Liêu là một trong số ít sản phẩm được công nhận chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Nhật Hồ
Muối Bạc Liêu là một trong số ít sản phẩm được công nhận chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Nhật Hồ

Theo Thạc sĩ Lê Quốc Hội, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, từ năm 2019 – 2023, số đơn đăng ký nhãn hiệu nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ khoảng 245 đơn và số giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ được cấp cho các tổ chức, cá nhân của tỉnh Bạc Liêu khoản 178 giấy chứng nhận.

Tính đến tháng 12.2023, có 132 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, bao gồm 13 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài, 119 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng đã biết đến rộng rãi, uy tín sản phẩm được nâng cao, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nâng chất lượng, tăng sức cạnh tranh để nông sản rộng đường xuất khẩu

Khương Duy |

Nông sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều nước giảm nhập khẩu, cạnh tranh cũng tăng lên, giới chuyên gia cho rằng, cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ toàn ngành, nâng cao chất lượng nông sản.

Du lịch nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt

Thu Hồng |

Xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn hình thành ở nhiều địa phương đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Trung tâm liên kết, khơi thông đầu ra cho nông sản ĐBSCL

PHONG LINH |

Với đặc tính mùa vụ, nhiều loại nông sản ở khu vực ĐBSCL không ít lần lâm cảnh “giải cứu” mỗi độ vào mùa. Do đó, việc xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề này.

Tai nạn liên hoàn giữa 4 ôtô khiến cao tốc Nội Bài - Lào Cai ùn tắc kéo dài

Bảo Nguyên |

Lực lượng chức năng đang tổ chức khám nghiệm hiện trường, phân luồng giao thông và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Phá đường dây mại dâm cho khách nước ngoài trong nhà hàng, thu giữ hàng chục tỉ đồng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 30.12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM (PC02) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng PA08 và Công an Quận 5 triệt phá đường dây mại dâm được tổ chức trong nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, do người nước ngoài cầm đầu. Qua đó, tạm giữ 7 đối tượng và một số lượng lớn tang vật là tiền mặt từ việc thu lợi bất chính.

Tình hình giao thông trên các tuyến vành đai ở Hà Nội

Thế Kỷ |

Đến chiều 30.12, các phương tiện vẫn di chuyển khá khó khăn trên các tuyến đường vành đai ở Hà Nội.

Chờ đợi bùng nổ khách Ấn Độ và sự trở lại của khách Trung Quốc trong năm 2024

Nguyễn Hùng |

Những tháng cuối năm, khách quốc tế đến Quảng Ninh tăng mạnh, trong đó chủ yếu là khách Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Du khách Trung Quốc sử dụng hộ chiếu nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái cũng bắt đầu tăng dần.

Thiếu nữ xúng xính áo dài checkin trên phố đi bộ Hồ Gươm

Thảo Trang |

Những ngày cuối năm, rất nhiều người dân Thủ đô diện áo dài check-in và dạo quanh phố đi bộ Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nâng chất lượng, tăng sức cạnh tranh để nông sản rộng đường xuất khẩu

Khương Duy |

Nông sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều nước giảm nhập khẩu, cạnh tranh cũng tăng lên, giới chuyên gia cho rằng, cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ toàn ngành, nâng cao chất lượng nông sản.

Du lịch nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt

Thu Hồng |

Xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn hình thành ở nhiều địa phương đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Trung tâm liên kết, khơi thông đầu ra cho nông sản ĐBSCL

PHONG LINH |

Với đặc tính mùa vụ, nhiều loại nông sản ở khu vực ĐBSCL không ít lần lâm cảnh “giải cứu” mỗi độ vào mùa. Do đó, việc xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề này.