Áp lực giữ "đại bàng" khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Đức Mạnh |

Khi Việt Nam thực thi cơ chế của thuế tối thiểu toàn cầu, những chính sách thu hút đầu tư dựa trên ưu đãi thuế mà trước nay vẫn áp dụng sẽ trở nên kém hấp dẫn.

Theo cơ chế của thuế tối thiểu toàn cầu, các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu euro (19.500 tỉ đồng) trong ít nhất 2 năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%.

Nếu đang chịu mức thuế thấp hơn 15% ở các quốc gia mà họ đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ phải nộp phần thiếu hụt còn lại so với mức thuế 15% cho quốc gia khác, bao gồm cả nơi họ có trụ sở chính.

Hơn 140 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đồng ý tham gia, trong đó có Việt Nam.

Lấy ví dụ một cách đơn giản, nếu Mỹ thực hiện chính sách thuế tối thiểu toàn cầu thì doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam vẫn phải nộp phần thuế thiếu hụt ở Mỹ hoặc quốc gia khác.

Bộ Tài chính ước tính 112 tập đoàn nước ngoài có thể phải nộp bổ sung thuế, giúp ngân sách thu thêm 14.600 tỉ đồng trong năm 2024 - năm đầu tiên Việt Nam áp loại thuế này. Tuy nhiên, ở góc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nếu áp thuế mức 15% mà không có ưu đãi, giải pháp hỗ trợ sẽ xung đột với các quy định hiện nay của Việt Nam trong thu hút nước ngoài.

Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện nay, ưu đãi thuế của Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài gồm những chính sách phổ biến là ưu đãi thời gian miễn thuế 4 năm, giảm thuế 9 năm đối với dự án đầu tư mới; miễn thuế 2 năm, giảm 4 năm đối với dự án đầu tư mở rộng. Một số tính toán cho thấy trong khi thuế suất phổ thông là 20% thì thuế thực tế với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong kỳ ưu đãi thuế trung bình là 12,3%, trong đó một số tập đoàn lớn chỉ ở mức vài %.

"Khi thuế suất tối thiểu toàn cầu được áp dụng thì có thể một số tập đoàn lớn sẽ phải nộp thêm một phần thuế bổ sung ở nước khác hoặc nơi họ có trụ sở chính. Như vậy, lợi ích trước đây là phần ưu đãi thuế được hưởng thì nay sẽ không còn nữa hoặc giảm đáng kể. Hiệu lực và tính hấp dẫn chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư sẽ bị giảm trong nhiều trường hợp" - ông Hiếu cho biết.

Thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng sẽ tác động trước hết đến doanh nghiệp FDI đầu tư lớn và thu hút mới các dự án đầu tư. Ảnh: Hải Nguyễn
Thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng sẽ tác động đến doanh nghiệp FDI đầu tư lớn và thu hút mới các dự án đầu tư. Ảnh: Hải Nguyễn

Về giải pháp ứng phó, ông Phan Đức Hiếu cho rằng Việt Nam không có cách nào khác ngoài tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác. Các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh đã có thì nay phải thực thi quyết liệt hơn cả về mức độ và phạm vi. Cũng như bãi bỏ, đơn giản hoá thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh...

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế - gợi ý có thể thay đổi một số quy định từ trước đến nay để đáp ứng được cải thiện môi trường đầu tư theo hướng không sử dụng chính sách thuế vào ưu đãi đầu tư

Còn TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế - đề xuất Việt Nam cần ban hành quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn như một cơ chế phản ứng nhanh. Từ đó có thể bảo vệ quyền đánh thuế thay vì nhường quyền đánh thuế cho các quốc gia khác. Đồng thời rà soát và thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh từ các yếu tố như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ đào tạo lao động có kỹ năng, cơ sở hạ tầng...

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến trình Quốc hội phương án Thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 10

ĐÌNH TRƯỜNG |

Thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến được áp dụng từ đầu năm 2024 là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp. Quy định này đặt ra những thách thức trong việc giữ môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam.

Có nguồn hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu tác động thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 27.6, lãnh đạo Tổng cục Thuế vừa có trao đổi về nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI chịu tác động bởi thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng từ đầu năm 2024.

Chặn chuyển giá thông qua thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (thuế TTTC) từ đầu năm 2024 được kì vọng sẽ là công cụ hữu hiệu ngăn chặn vấn nạn chuyển giá, thất thu thuế. Đồng thời, triển khai thuế TTTC góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung.

Hình ảnh Blackpink tại sân bay Hàn Quốc khởi hành đến Việt Nam

DƯƠNG HƯƠNG |

Cả 4 thành viên nhóm Blackpink đã bắt đầu khởi hành đến Việt Nam tối ngày 28.7.

Cô giáo không tay ở Thanh Hóa được tuyển dụng đặc cách làm giáo viên

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cô giáo không tay Lê Thị Thắm (ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) vừa được Chủ tịch UBND tỉnh trao tận tay quyết định tuyển dụng đặc cách làm giáo viên tại ngôi trường của địa phương.

3,5ha đầm giữa Thủ đô "mất tích": Sẽ cắt điện công trình xây dựng trái phép

Nhóm PV |

Hà Nội - Trả lời về việc hàng loạt kho xưởng, công trình xây dựng trái phép trên diện tích Đầm Bông (phường Định Công, quận Hoàng Mai) được cấp điện sinh hoạt, điện 3 pha trong thời gian qua, phía Công ty Điện lực Hoàng Mai cho biết, sẽ kiểm tra, rà soát và cho xử lý, cắt điện các trường hợp vi phạm (nếu có) theo thông tin mà Báo Lao Động phản ánh.

Hành hung giáo viên, hiệu trưởng bị kỉ luật cảnh cáo

Vân Trang |

Ông Lê Thành Đô - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) - bị kỷ luật cảnh cáo sau khi hành hung đồng nghiệp.

Phụ kiện Blackpink "đắt như tôm tươi", chủ kinh doanh hi vọng kiếm tiền tỉ

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Bán phụ kiện liên quan nhóm nhạc Blackpink bên ngoài sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) từ ngày 26.7, anh Nguyễn Việt Dũng ở Hải Phòng hi vọng đạt được doanh thu "khủng" sau 2 đêm diễn của nhóm nhạc đình đám.

Dự kiến trình Quốc hội phương án Thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 10

ĐÌNH TRƯỜNG |

Thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến được áp dụng từ đầu năm 2024 là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp. Quy định này đặt ra những thách thức trong việc giữ môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam.

Có nguồn hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu tác động thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 27.6, lãnh đạo Tổng cục Thuế vừa có trao đổi về nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI chịu tác động bởi thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng từ đầu năm 2024.

Chặn chuyển giá thông qua thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (thuế TTTC) từ đầu năm 2024 được kì vọng sẽ là công cụ hữu hiệu ngăn chặn vấn nạn chuyển giá, thất thu thuế. Đồng thời, triển khai thuế TTTC góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung.