“Ăn đong” đơn hàng, doanh nghiệp dệt may than khó

Anh Kiệt |

Trao đổi với Lao Động, một doanh nghiệp dệt may tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, lượng đơn hàng từ đầu năm đến nay còn kém hơn cả 2 năm đại dịch COVID-19. Đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu sụt giảm đến 50%, còn phía trong nước hoàn toàn không ghi nhận số lượng mới.

“Dù phải cho nghỉ luân phiên nhưng chúng tôi đã tìm mọi cách xoay sở để giữ chân người lao động ở lại làm việc. Tuy nhiên do không làm thêm giờ nên thu nhập của họ cũng khó thể nhiều như trước kia” - chủ doanh nghiệp chia sẻ.

Doanh nghiệp trên chỉ là một phần trong bức tranh chung nhiều khó khăn của ngành dệt may Việt Nam khi tổng lượng cầu của thế giới đột ngột giảm do suy thoái kinh tế. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong quý I/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam giảm 19% so với cùng kì năm trước, giảm sâu hơn mức giảm kim ngạch xuất khẩu chung cả nước (giảm 11,9%).

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội - cho biết, từ cuối năm 2022, nhiều thị trường gần như đóng băng, đặc biệt là dệt may và da giày. Ở thời điểm đó, đơn hàng của nhóm này sụt giảm từ 40 - 55% và hầu như không có đơn hàng mới bởi các thị trường châu Âu, Mỹ không ký tiếp.

“Trước đây, với mỗi sản phẩm gia công có thể lãi từ 1 - 2 USD nhưng bây giờ lãi rất mỏng, thậm chí không có đơn hàng. Người tiêu dùng châu Âu và Mỹ giờ đã hạn chế tối đa nhu cầu quần áo, giày dép. Tuy nhiên, các lĩnh vực như y tế, thực phẩm vẫn còn nhu cầu bởi tính thiết yếu” - ông Quốc Anh nói.

Mặc dù triển vọng kinh tế chung sẽ còn nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may trong năm 2023 vẫn có sự hỗ trợ tích cực ở một số khía cạnh. Ông Nguyễn Đức Hảo - Chuyên viên phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDirect - đánh giá ở khâu thượng nguồn, các doanh nghiệp sản xuất sợi bị ảnh hưởng sớm hơn so với các doanh nghiệp hạ nguồn do các khách hàng lớn giảm hàng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu.

“Các doanh nghiệp sợi sẽ có tín hiệu hồi phục khá sớm so với các doanh nghiệp gia công may mặc. Các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2023 do đơn hàng giảm mạnh. Tôi kì vọng các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ phục hồi kể từ quý IV/2023 khi lạm phát tại Mỹ và EU hạ nhiệt” - ông Hảo dự báo.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu sang EU giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của EVFTA. Một số sản phẩm sẽ được hưởng thuế suất 0%. Điều này giúp hàng dệt may Việt Nam có thêm sức cạnh tranh tại thị trường này, khi các đối thủ chính như Bangladesh, Pakistan đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.

Bên cạnh EU, các thị trường thuộc khuôn khổ CPTPP như Canada, Mexico đã ghi nhận tăng trưởng tốt trong năm 2022, cho thấy khả năng CPTPP sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả nhờ vào ưu đãi thuế từ hiệp định.

Anh Kiệt
TIN LIÊN QUAN

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho gần 1.000 công nhân Dệt may Hà Nội

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ban Thường vụ Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội đã chỉ đạo Công đoàn Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Nghĩa phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức 8 lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động.

Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 đại hội lần thứ 15

Tường Minh |

Đà Nẵng - Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 tổ chức đại hội lần thứ 15, nhiệm kỳ 2023 -2028.

Năng lượng xanh góp phần xanh hoá ngành dệt may Việt Nam

Trà My |

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó đáng chú ý, quy hoạch đặt mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng theo hướng phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện.

Quách Thu Phương: Nhiều sự thật về hôn nhân ngoài đời còn đau đớn hơn phim

NHÓM PV |

Diễn viên Quách Thu Phương trở lại màn ảnh sau 13 năm vắng bóng. Chị chia sẻ, đã từng phải vượt qua trầm cảm, stress để tìm lại mình. Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nữ diễn viên về hôn nhân, sự khác biệt của hôn nhân ngoài đời và trên phim.

Lý do nhiều hồ thủy điện vẫn thiếu nước nghiêm trọng dù đã có mưa lớn

MINH HÀ |

Những ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn diện rộng, có nơi trên 100mm, nhưng lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện cũng không đáng kể, vẫn thiếu hụt nghiêm trọng.

Cuộc sống hiện tại của Hồng Phượng sau khi rời khỏi nhà cậu là cố NSƯT Vũ Linh

ĐÔNG DU |

Ca sĩ Hồng Phượng cho biết, hiện tại, cô đang đối diện với rất nhiều áp lực sau khi rời khỏi nhà của cậu ruột là cố nghệ sĩ Vũ Linh. Nữ ca sĩ nói, cô đang là người vô gia cư.

Trao trả chiếc đồng hồ Patek Philippe bị mất tại sân bay Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Patek Philippe trị giá 11.124 USD (khoảng 278 triệu đồng) bị mất vào tháng 12.2022 tại sân bay Phú Quốc đã được bàn giao lại cho chủ nhân.

Hơn 4.000 học sinh giành suất vào trường THPT có tỉ lệ chọi 1/12

Vân Trang |

Ngày 17.6, hơn 4.112 học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho gần 1.000 công nhân Dệt may Hà Nội

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ban Thường vụ Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội đã chỉ đạo Công đoàn Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Nghĩa phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức 8 lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động.

Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 đại hội lần thứ 15

Tường Minh |

Đà Nẵng - Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 tổ chức đại hội lần thứ 15, nhiệm kỳ 2023 -2028.

Năng lượng xanh góp phần xanh hoá ngành dệt may Việt Nam

Trà My |

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó đáng chú ý, quy hoạch đặt mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng theo hướng phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện.