15 năm triển khai Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành T.Ư về phát triển kinh tế tập thể:

30 triệu người dân hưởng lợi

CẨM HÀ |

Sáng nay (14.10) tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức diễn đàn và hội nghị toàn quốc nhằm tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13 của Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT).

Hội nghị sẽ tập trung đánh giá các kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế, nguyên nhân tồn tại và trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Hàng triệu gia đình hưởng lợi

Theo đánh giá của Bộ KHĐT, sau 15 năm, số lượng hợp tác xã (HTX) trên cả nước tăng mạnh theo từng năm, phát triển khá đồng đều trên khắp các vùng, miền; chất lượng hoạt động được nâng lên. Các HTX ngày càng tập trung hơn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ thành viên thông qua cung cấp các dịch vụ hoặc việc làm cho thành viên, nhất là HTX nông nghiệp. Quy mô, vốn và các lĩnh vực hoạt động của HTX được mở rộng, nhiều HTX có quy mô toàn xã, huyện. Nhiều loại hình HTX mới được thành lập như HTX môi trường, HTX trường học, HTX y tế với không ít đội ngũ đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, nhạy bén với cơ chế thị trường và mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

Việc hàng trăm mô hình HTX ra đời và phát triển giúp mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các thành viên. Thứ trưởng Bộ KHĐT Võ Thành Thống đánh giá, đây là những dấu hiệu cho thấy KTTT, HTX đang phục hồi và phát triển đúng hướng.

Đáng chú ý, theo Cục trưởng Cục Phát triển hợp tác xã (Bộ KHĐT) Nguyễn Văn Đoàn, chỉ tính từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 đến nay cuối năm 2018, số lượng HTX tăng thêm 3.700, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia với tổng số lao động thường xuyên trong các HTX là hơn 1,2 triệu người. Nhờ doanh thu và lãi bình quân tăng lên, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong các HTX đạt 36,6 triệu đồng/năm, tăng 15 triệu đồng/năm so với thời điểm Luật HTX có hiệu lực vào ngày 31.7.2013.

“Doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, từng bước hoạt động ổn định, qua đó tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên với số hộ nông dân tham gia HTX và hưởng lợi từ HTX chiếm khoảng 50% tổng số hộ nông dân, góp phần quan trọng thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị tại cộng đồng” - Cục trưởng Nguyễn Văn Đoàn đánh giá.

Thứ trưởng Võ Thành Thống nhìn nhận, những kết quả trên cho thấy, tính ưu việc của Luật HTX năm 2012 so với Luật HTX năm 2003, chứng minh việc ban hành Luật HTX năm 2012 và những chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Kết luận số 56 ngày 21.2.2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là hoàn toàn đúng đắn, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của HTX trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Nhìn nhận những kết quả tích cực của mô hình kinh tế hợp tác, HTX song Phó Chủ tịch Liên minh HTX Nguyễn Văn Thịnh cho rằng, do còn nhiều hạn chế và khó khăn, khu vực kinh tế hợp tác và HTX đến nay vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Ngoài thực tế tốc độ tăng trưởng chậm, năng lực nội tại của một số HTX còn yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, sự liên kết và hợp tác của các HTX chưa chặt chẽ khiến hiệu quả hoạt động thấp. Các số liệu từ Bộ KHĐT thực tế cũng cho thấy, đến nay mới chỉ có 57% số HTX trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả trong khi với các HTX phi nông nghiệp, tỉ trọng này dao động trong khoảng 50-83%.

Với những hạn chế và khó khăn này, ngoài những nguyên nhân xuất phát từ điểm yếu nội tại của khu vực HTX, đại diện Phòng Quản lý HTX - Cục Phát triển HTX (Bộ KHĐT) đánh giá, công tác hỗ trợ HTX tại nhiều địa phương mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chưa có chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cũng như không có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các HTX trong quá trình thực hiện. Chưa kể dù Luật HTX năm 2012 cũng như các văn bản hướng dẫn quy định rất rõ, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các HTX chưa thực sự đi vào đời sống. Thậm chí, có những chính sách dù có từ lâu nhưng phải đến thời gian gần đây mới bắt đầu được thực hiện như chính sách hỗ trợ về kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, một số chính sách như ưu đãi tín dụng, hỗ trợ chế biến sản phẩm cũng chưa được thực hiện hiệu quả khiến số lượng HTX được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước còn chưa được như kỳ vọng.

Với những hạn chế và khó khăn trên đây, đại diện Liên minh HTX Việt Nam kiến nghị nhà nước cần tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, tập trung hỗ trợ xây dựng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu chuẩn sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.

Theo số liệu mới nhất của Liên minh HTX Việt Nam, tính đến ngày 30.6.2019, cả nước có gần 24.000 HTX, 75 liên hiệp HTX và hơn 100.000 tổ hợp tác, với gần 8 triệu thành viên, trực tiếp tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hơn 30 triệu người. Hàng năm, khu vực HTX đóng góp vào GDP cả nước khoảng 10%.

CẨM HÀ
TIN LIÊN QUAN

Vị thế cho doanh nghiệp nhà nước khi kinh tế tư nhân trỗi dậy

Cao Nguyên |

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn đồng hành cùng quá trình xây dựng nền kinh tế với vai trò là một trong ba trụ cột chính. Tuy nhiên, sự thua lỗ, đổ vỡ gần đây ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cùng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ đã gây nên những thành kiến của xã hội về khu vực DNNN nói chung. Những thất bại này đang trở thành thách thức lớn, nếu không muốn nói là lực cản đối với quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN hiện nay.

Kinh tế số Việt Nam đang ở đâu trước mục tiêu chiếm 20%GDP?

Thế Lâm |

Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành ngày 27.9.2019 đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế số tại Việt Nam là đến năm 2025 đạt 20% GDP. Vậy trên thực tế, hiện nền kinh tế số tại Việt Nam đang ở mức nào?

Giữ vững là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới

PHONG NGUYỄN |

Sáng nay (19.9), Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) 2019 với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động” được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Với những nỗ lực không ngừng của Chính phủ và doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã khởi sắc, DN không ngừng phát triển, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Vị thế cho doanh nghiệp nhà nước khi kinh tế tư nhân trỗi dậy

Cao Nguyên |

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn đồng hành cùng quá trình xây dựng nền kinh tế với vai trò là một trong ba trụ cột chính. Tuy nhiên, sự thua lỗ, đổ vỡ gần đây ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cùng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ đã gây nên những thành kiến của xã hội về khu vực DNNN nói chung. Những thất bại này đang trở thành thách thức lớn, nếu không muốn nói là lực cản đối với quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN hiện nay.

Kinh tế số Việt Nam đang ở đâu trước mục tiêu chiếm 20%GDP?

Thế Lâm |

Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành ngày 27.9.2019 đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế số tại Việt Nam là đến năm 2025 đạt 20% GDP. Vậy trên thực tế, hiện nền kinh tế số tại Việt Nam đang ở mức nào?

Giữ vững là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới

PHONG NGUYỄN |

Sáng nay (19.9), Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) 2019 với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động” được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Với những nỗ lực không ngừng của Chính phủ và doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã khởi sắc, DN không ngừng phát triển, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).