Vị thế cho doanh nghiệp nhà nước khi kinh tế tư nhân trỗi dậy

Cao Nguyên |

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn đồng hành cùng quá trình xây dựng nền kinh tế với vai trò là một trong ba trụ cột chính. Tuy nhiên, sự thua lỗ, đổ vỡ gần đây ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cùng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ đã gây nên những thành kiến của xã hội về khu vực DNNN nói chung. Những thất bại này đang trở thành thách thức lớn, nếu không muốn nói là lực cản đối với quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN hiện nay.

Thiếu quyền tự chủ?

Có thể nói, DNNN luôn là lực lượng vật chất quan trọng, góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ðồng thời có đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Song, nếu so với sứ mệnh được giao, nguồn lực được nắm giữ, hiệu quả của khu vực doanh nghiệp này vẫn là điều cần bàn.

Mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo “Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đến năm 2030, kế hoạch 2021 - 2025”. TS Nguyễn Đình Cung nói rằng, cần phải xem xét lại chức năng, vai trò và nhiệm vụ của DNNN trong nền kinh tế. “Chẳng hạn nói DNNN có vai trò ổn định kinh tế vĩ mô là chưa hợp lý” - TS Cung nói.

Theo ông Cung, khi DNNN được dùng làm công cụ ổn định kinh tế vĩ mô thì đương nhiên sản phẩm, hàng hóa của DNNN không theo cơ chế của thị trường. Khi giá có xu hướng lên thì DNNN phải kìm giá, còn khi giá xuống thì lại phải đẩy giá lên. “Giá cả cứ bị ổn định như vậy là vô lý, không theo cơ chế thị trường” - TS Cung nói. Điều này, theo TS Cung, chẳng những làm cho DNNN bị “đè nén, đảo lộn” mà tín hiệu thị trường cũng bị sai lệch và DNNN luôn đứng trước nguy cơ bị thua lỗ. Những khoản thua lỗ đó, thực ra cuối cùng cũng là ngân sách phải bù vào và người tiêu dùng phải gánh.

TS Cung cũng nói rằng, cải cách gì thì cải cách nhưng cải cách đầu tiên đối với DNNN là buộc DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường, không gò bó. Tức là DNNN được quyền tự chủ kinh doanh trong phạm vi, mục đích mà chủ sở hữu đặt ra chứ không nên hành chính hóa hoạt động của DNNN như hiện nay.

Chia sẻ với Lao Động, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV - khẳng định rằng, bất kỳ nền kinh tế nào thì cũng có nhiều thành phần kinh tế. Thông thường thì các nước đều có ba khối doanh nghiệp như Việt Nam mình, cụ thể: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI.

Rõ ràng, DNNN về cơ bản cũng đã có được nhiều đóng góp quan trọng như những đóng góp về ngân sách, việc làm và đặc biệt thực hiện tốt vai trò liên quan đến ổn định vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, cả công tác an sinh xã hội.

Theo ông Lực, có một số doanh nghiệp có vốn nhà nước sở hữu đã và đang lớn mạnh có thương hiệu, có vị trí trong khu vực. Tiến trình tái cơ cấu DNNN, thông qua tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn cũng đã đạt những kết quả tích cực. Một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả hơn nhiều.

Tuy nhiên, hiện nay còn những nút thắt như về công tác quản lý thì chưa thực sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích. Chính vì vậy, nhiều khi đánh giá DNNN hiệu quả cuối cùng rất khó. Hay như quyền tự chủ kinh doanh bị hạn chế, do chưa tách bạch rõ ràng giữa sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước. Mặc dù gần đây có Ủy bản quản lý vốn nhưng mới vấn hành nên còn nhiều vướng mắc.

Cũng theo TS Lực, DNNN vẫn còn nhiều còn rào cản để phát triển, để tự chủ phát triển như cơ chế chính sách, tiền lương, tuyển dụng bổ nhiệm, sa thải. Ví dụ như trong một số trường hợp muốn tuyển dụng giỏi nhưng lương không đáp ứng...

“Nhìn nhận, đánh giá của xã hội về vai trò DNNN thiếu toàn diện và đôi khi chưa đầy đủ. Có nhìn nhận DNNN là kém hiệu quả, là không tốt. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động DNNN tính bình quân là chưa được cao như mong muốn, chưa được cao như khối FDI chỉ có cao hơn khối doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam được đánh giá chưa phải là hiệu quả” - ông Lực nhấn mạnh.

Cơ chế phân bổ nguồn lực chưa thay đổi nhiều

PGS-TS Trần Đình Thiên - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - chia sẻ, 10 năm thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề của kinh tế nhà nước, từ đầu tư công đến tài chính.

Việc tái cơ cấu, theo ông Thiên, có hai mục tiêu chính là phải cơ cấu lại nguồn lực. Việc ôm nguồn lực như thế tại sao không hiệu quả. Có thể phải chuyển bớt nguồn lực nhà nước cho nguồn lực tư nhân. Thứ hai phải cải thiện cách quản lý trong nhà khu vực nhà nước.

“Cố gắng làm nhưng kết quả chưa như kỳ vọng. Nhiều dự án của DNNN trì trệ. Hơn 10 dự án thành đại án. Chứng tỏ hiệu quả không tốt. Chính phủ họp đánh giá lại việc tái cơ cấu. Hoạt động DNNN như thế nào? Cần phải chỉnh như thế nào theo ông là cần thiết” - ông Thiên nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thiên, trong 10 năm mà chưa được thì cần phải xem xét lại cách làm có thực sự tốt không? Thậm chí phải thay cách đi chứ không nên chỉnh sửa. Đơn cử như việc cổ phần hóa thời gian gần đây là chậm, cổ phần hóa không tiến lên được.

PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng, khái niệm cổ phần hóa đã được sử dụng quá lâu. Nhiều DNNN cổ phần hóa dù chỉ vài phần trăm cũng được coi là đã cổ phần hóa, trong khi việc cổ phần hóa như vậy không làm thay đổi cách phân bổ nguồn lực, thay đổi quản trị của doanh nghiệp như mục tiêu đặt ra, do đó không phát triển được thị trường. Vì vậy, ông đề xuất sắp tới có thể chuyển sang khái niệm tư nhân hóa, áp dụng khái niệm này thì quá trình tái cơ cấu DNNN mới có thể thực sự thay đổi nền tảng, thay đổi cấu trúc quản trị, tạo sự cạnh tranh trên thị trường.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tình trạng các DNNN và các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả... đã diễn ra lâu nay nhưng không được giải quyết triệt để. Theo ông Doanh, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước phải quyết tâm cao độ, chỉ rõ trách nhiệm cũng như có các biện pháp đủ mạnh để giải quyết dứt điểm tồn tại.

Ông Doanh nói, cần tiếp tục đẩy mạnh đưa doanh nghiệp nhà nước vào khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân. Về cổ phần hóa cần mạnh dạn hơn nữa, cho đến nay một số công ty cổ phần hóa mới được 8% hoặc quá ít. Chính vì vậy, người mua cổ phần không có quyền và họ không mặn mà. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn trong nước tham gia cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược. “Hiện nay, ta đang ưu ái nhà đầu tư nước ngoài nhiều quá trong khi doanh nghiệp trong nước họ rất mạnh” - ông Doanh nhấn mạnh.

“Nhiều DNNN cổ phần hóa dù chỉ vài phần trăm cũng được coi là đã cổ phần hóa, trong khi việc cổ phần hóa như vậy không làm thay đổi cách phân bổ nguồn lực, thay đổi quản trị của doanh nghiệp như mục tiêu đặt ra, do đó không phát triển được thị trường” (PGS-TS Trần Đình Thiên)

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nồi bánh tét, chuyện của ngày xưa đón Tết

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Đêm 28 Tết, ở vùng quê tôi, gần như nhà nào cũng nấu bánh tét. Nấu bánh tét không quá sớm vì để lâu không được, cũng không quá muộn vì còn phải chưng lên bàn thờ chuẩn bị đón ông, bà và cho người thân.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Làm sống lại các công viên, giải cơn khát không gian xanh cho Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang nghiên cứu để công viên không còn hàng rào, không bán vé và người dân được thụ hưởng, đặt quyết tâm năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Thủ đô.