14 hiệp hội doanh nghiệp nêu những bất cập về định mức chi phí tái chế

Anh Tuấn |

14 hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam vừa có văn bản góp ý đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế và đưa ra một số đề xuất để triển khai đóng góp tài chính cho trách nhiệm tái chế hiệu quả.

14 hiệp hội đại diện cho nhiều ngành kinh tế chủ chốt như VCCI, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam... đã có văn bản góp ý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (gọi tắt là dự thảo Fs).

Theo các hiệp hội, dự thảo Fs có nhiều điểm chưa hợp lý. Trong đó có định mức cao bất hợp lý do dữ liệu có nhiều bất cập, chưa trừ đi giá trị sản phẩm thu hồi được theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn.

Hơn nữa, Fs đề xuất trong dự thảo đang cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước khác, khi chỉ tính trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao nhất, bỏ qua 2 nghiên cứu khác có Fs thấp hơn nhiều.

Công thức tính Fs như trong dự thảo hiện nay hoàn toàn bỏ qua yếu tố lợi nhuận của doanh nghiệp tái chế từ vật liệu tái chế, hay giá trị thu hồi của bao bì. Theo đó, Fs đề xuất chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được.

Ngoài ra, định mức Fs rất cao như đề xuất có thể dẫn đến nguy cơ gây tăng giá lớn đối với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa.

Ví dụ, giá có thể tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai; 0,6% với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa. Từ đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

Các Hiệp hội doanh nghiệp ủng hộ các nỗ lực bảo vệ môi trường, cũng như đẩy mạnh việc tái chế sản phẩm, bao bì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Các hiệp hội doanh nghiệp ủng hộ các nỗ lực bảo vệ môi trường, cũng như đẩy mạnh việc tái chế sản phẩm, bao bì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Liên quan đến thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị trong hai năm đầu tiên (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận.

Theo các hiệp hội, EPR là một chính sách rất mới, đa số các nước châu Á còn chưa áp dụng bắt buộc. Việc thực thi cho hàng nghìn loại bao bì, sản phẩm là rất phức tạp, cần hướng dẫn chi tiết.

Nhiều loại bao bì, sản phẩm còn chưa có công nghệ tái chế, chưa có nhà tái chế nên nhiều doanh nghiệp không có sẵn giải pháp. Nếu áp dụng ngay việc xử phạt với mức phạt rất cao sẽ rất khó khăn và bất cập cho doanh nghiệp khi chưa được hướng dẫn đầy đủ về quy định mới.

Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức.

Thực tế, nhiều loại bao bì, sản phẩm hiện chưa có giải pháp tái chế hiệu quả. Các doanh nghiệp vẫn đang tìm giải pháp tái chế phù hợp. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian để thử nghiệm, và trong khi thử nghiệm, chưa thể xác định được số lượng được tái chế.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp nợ BHXH, cần điều chỉnh luật để bảo vệ người lao động

Thùy Trang |

Quy định bắt buộc chủ sử dụng lao động phải là người trả đủ tiền BHXH, khi doanh nghiệp mất khả năng tài chính khiến hàng nghìn người lao động đang chịu thiệt.

Tích cực vận động thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp

Quế Chi |

Bắc Giang - Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang vừa hướng dẫn, chỉ đạo Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Cheng Loong Bắc Giang (Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên) phối hợp với lãnh đạo công ty tổ chức Đại hội thành lập công đoàn cơ sở mới thành lập.

Doanh nghiệp Nhật Bản xác định Việt Nam là địa chỉ đầu tư hàng đầu

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, kinh tế tri thức…

Nợ phải trả Trung Nam Group vượt 2,9 tỉ USD, dư nợ trái phiếu hơn 1 tỉ USD

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, tổng tài sản Trung Nam Group vượt 96.000 tỉ đồng (hơn 4 tỉ USD). Nợ phải trả khoảng 68.110 tỉ đồng (2,9 tỉ USD), bao gồm dư nợ trái phiếu lên đến 24.286 tỉ đồng (1 tỉ USD).

“Làm đường cho dân mà bít hết lối rẽ như vậy sao chúng tôi di chuyển được"

Việt Dũng - Hải Danh |

Hà Nội – Để thực hiện dự án đường Vành đai 2,5, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Mai, Hà Nội (chủ đầu tư) đã khôi phục và dựng hơn 500 mét hàng rào bê tông để bảo vệ dự án. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn trải dài đã bịt hết các lối quay đầu, sang đường của người dân khiến quá trình đi lại trở nên khó khăn.

Đắk Nông đau đầu với quy hoạch khai thác bô xít

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông có 8 huyện, thành phố với diện tích hơn 650.000ha. Thế nhưng, hiện có 189.040ha nằm trên địa bàn 5 huyện, thành phố vướng quy hoạch khai thác bô xít.

Nhiều du khách quan tâm giá vé, chỗ ngồi xem lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng

Mỹ Linh |

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023, đông đảo du khách bắt đầu tìm hiểu thông tin về giá vé, chỗ ngồi trong dịp này.

Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính là dũng cảm và văn minh

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật Chuyển đổi giới tính là một bước tiến dũng cảm và văn minh, bởi hiện cộng đồng LGBT tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức như các nước trong khu vực và trên thế giới.

Doanh nghiệp nợ BHXH, cần điều chỉnh luật để bảo vệ người lao động

Thùy Trang |

Quy định bắt buộc chủ sử dụng lao động phải là người trả đủ tiền BHXH, khi doanh nghiệp mất khả năng tài chính khiến hàng nghìn người lao động đang chịu thiệt.

Tích cực vận động thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp

Quế Chi |

Bắc Giang - Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang vừa hướng dẫn, chỉ đạo Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Cheng Loong Bắc Giang (Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên) phối hợp với lãnh đạo công ty tổ chức Đại hội thành lập công đoàn cơ sở mới thành lập.

Doanh nghiệp Nhật Bản xác định Việt Nam là địa chỉ đầu tư hàng đầu

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, kinh tế tri thức…