Xe điện Nhật vắng dần trên đường phố Trung Quốc

Quý An (theo Bloomberg) |

Những mẫu xe điện Nhật Bản đang dần vắng bóng trên đường phố Trung Quốc.

Quá trình điện khí hóa tăng tốc, những gã khổng lồ Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ những công ty mới nổi về xe điện như Tesla và BYD.

Doanh số bán hàng của Honda và Nissan tại Trung Quốc đã giảm ít nhất trong 2 năm qua, trong khi doanh số bán hàng của Toyota vào năm ngoái đã giảm lần đầu tiên sau một thập kỷ. Mặc dù tình trạng thiếu chip, đóng cửa vì COVID-19 và những khó khăn trong chuỗi cung ứng liên quan đã đóng là những nguyên nhân lớn nhất, nhưng một vấn đề khác đang dần hiện hữu là thiếu các dịch vụ ôtô điện hấp dẫn.

Trung Quốc đang mở ra một cánh cửa dẫn đến một tương lai khi các hãng xe Nhật sa sút, và điều này có khả năng sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện ngành sản xuất ôtô toàn cầu.

Một mẫu xe điện thương hiệu Geely của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Một mẫu xe điện thương hiệu Geely của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Yale Zhang, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Automotive Foresight, cho biết: “Nếu các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản tiếp tục cách tiếp cận thận trọng và thiếu quyết đoán đối với chiến lược xe điện của họ, thì việc họ thất bại trên thị trường toàn cầu chỉ còn là vấn đề thời gian”.

Tại Trung Quốc, ôtô Nhật Bản chủ yếu được sản xuất và bán thông qua liên doanh với các đối tác địa phương. Tập đoàn ôtô Quảng Châu có quan hệ đối tác với Toyota và Honda, trong khi Tập đoàn ôtô Dongfeng do nhà nước hậu thuẫn có liên doanh với Honda và Nissan.

Các liên doanh từ lâu đã nổi trội với giá trị tốt, xe chạy xăng đáng tin cậy trong phân khúc tầm trung – những chiếc xe có giá từ 100.000 nhân dân tệ đến 300.000 nhân dân tệ (14.000 đến 43.000 USD). Mẫu sedan nhỏ gọn Sylphy của Nissan, Toyota Corolla và Honda Civic được biết đến ở Trung Quốc với tên gọi "ba chàng lính ngự lâm". Sylphy là mẫu xe bán chạy thứ hai tại Trung Quốc vào năm ngoái, với số lượng giao hàng là 393.500 chiếc. Corolla đứng thứ 10 với 191.610 chiếc.

Song, bắt đầu từ năm 2020, khi Tesla thâm nhập vào Trung Quốc, bộ 2 hãng xe Nhật Bản bắt đầu bị chèn ép ở cả hai đầu thị trường. Tesla và các công ty địa phương như Nio và Xpeng bắt đầu nhắm vào phân khúc cao cấp nhất, trong khi những chiếc xe bình dân như Hongguang Mini EV của General Motors và các đối tác Trung Quốc trở nên phổ biến với những người mua lần đầu và là mẫu bán chạy nhất năm 2022.

Giờ đây, BYD đang khẳng định vị thế của mình đối với thị trường tầm trung, nơi các công ty Nhật Bản đang hoạt động, với một loạt các mẫu xe điện như crossover SUV Song PLUS có giá khởi điểm từ 140.000 nhân dân tệ. Mẫu xe này và các mẫu xe phổ biến khác đã đưa BYD trở thành thương hiệu nội địa bán chạy nhất vào năm 2022, xuất xưởng hơn 1,85 triệu xe.

Yang Jing, giám đốc về nghiên cứu doanh nghiệp Trung Quốc tại Fitch Ratings, cho biết: “Các liên doanh của Nhật Bản nên cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn. Một số nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã công bố những bước tiến lớn trong việc tổ chức lại chiến lược. Một lý do là quá trình điện khí hóa của thị trường Trung Quốc diễn ra nhanh hơn họ mong đợi”.

Cui Dongshu, tổng thư ký Hiệp hội xe du lịch Trung Quốc, cho biết các công ty Nhật Bản nên quảng bá tốt hơn các dịch vụ xe điện để đạt được lợi thế ở Trung Quốc.

“Chúng tôi nghĩ rằng vẫn còn cơ hội phát triển cho các thương hiệu xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc” - Cui nói.

Tuy nhiên, Nissan vào tháng trước đã hạ mục tiêu điện khí hóa tại Trung Quốc xuống 35% doanh số bán hàng từ 40% trong năm tài chính 2026, ngay cả khi hãng cho biết 98% doanh số bán hàng ở châu Âu sẽ là xe hybrid hoặc điện hoàn toàn vào thời điểm đó. Điều này được hiểu, Nissan sẽ quan tâm đến lục địa già hơn trong một động thái rút lui khi CEO Ashwani Gupta cho biết đó là vì các thương hiệu nội đang “dẫn đầu” ở Trung Quốc.

Người phát ngôn của Honda cho biết, các công ty Trung Quốc có lợi thế hơn các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản trong việc mua sắm chip và các bộ phận khác. Doanh số bán hàng của Honda giảm là do "vấn đề sản xuất" chứ không phải ôtô của hãng không hấp dẫn người tiêu dùng Trung Quốc.

Quý An (theo Bloomberg)
TIN LIÊN QUAN

General Motors mất dần thị phần ở Trung Quốc

Quý An (theo CNBC) |

General Motors đang mất dần vị thế tại Trung Quốc - thị trường có doanh số bán hàng hàng đầu trong hơn một thập kỷ và là một trong hai thị trường tạo ra lợi nhuận chính cho nhà sản xuất ôtô từ Detroit.

Công ty xe tự lái Trung Quốc nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

Quý An (theo Bloomberg) |

Các nguồn tin cho biết hồ sơ IPO của công ty công nghệ xe tự lái này được định giá 500 triệu USD.

Các hãng xe ôtô Trung Quốc lấy đà chinh phục thị trường Việt Nam

LÂM ANH |

Trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xe ôtô hiện nay, Trung Quốc hiện đang đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan với 17.340 xe với tổng kim ngạch hơn 714 triệu USD trong năm 2022. Trong năm 2023, nhiều hãng xe từ Trung Quốc đang mở đường quay lại chinh phục người tiêu dùng nước ta.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Lâm Đồng: Xe ôtô rơi xuống vực sâu 40m, 2 ông cháu tử vong

PHAN TUẤN |

Lâm Đồng - Chiếc ôtô con 5 chỗ ngồi, do người đàn ông điều khiển rơi từ trên cầu đường tránh phía Nam (TP Bảo Lộc) với độ cao khoảng 40m. Vụ tai nạn khiến người điều khiển và bé gái đi cùng tử vong.

Vụ cô giáo cắt tóc học sinh: Nghiêm khắc nhưng cần có chừng mực

Tường Vân |

Vụ việc cô giáo tại Vĩnh Phúc cầm kéo cắt tóc một học sinh nữ ngay giữa lớp học đang khiến dư luận xôn xao.

General Motors mất dần thị phần ở Trung Quốc

Quý An (theo CNBC) |

General Motors đang mất dần vị thế tại Trung Quốc - thị trường có doanh số bán hàng hàng đầu trong hơn một thập kỷ và là một trong hai thị trường tạo ra lợi nhuận chính cho nhà sản xuất ôtô từ Detroit.

Công ty xe tự lái Trung Quốc nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

Quý An (theo Bloomberg) |

Các nguồn tin cho biết hồ sơ IPO của công ty công nghệ xe tự lái này được định giá 500 triệu USD.

Các hãng xe ôtô Trung Quốc lấy đà chinh phục thị trường Việt Nam

LÂM ANH |

Trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xe ôtô hiện nay, Trung Quốc hiện đang đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan với 17.340 xe với tổng kim ngạch hơn 714 triệu USD trong năm 2022. Trong năm 2023, nhiều hãng xe từ Trung Quốc đang mở đường quay lại chinh phục người tiêu dùng nước ta.